Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

GÓC NHÌN VỀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ Kết quả thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2018 - 2023
Người đăng: Duy Nguyên .Ngày đăng: 14/08/2023 17:58 .Lượt xem: 327 lượt.
Trong bối cảnh hiện nay, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị liên kết là hướng đi bền vững, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Đồng thời, việc liên kết thông qua hợp đồng được thực hiện một cách nghiêm túc là tiền đề bảo đảm cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và đầu tư có hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh nông sản và phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thị trường thực tại. Với những lợi ích như vậy, trong thời gian qua việc liên kết sản xuất đang được nhiều địa phương quan tâm thực hiện, giúp gia tăng chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần bảo đảm tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định cho người nông dân. Cùng với đó, các doanh nghiệp khi tham gia liên kết sản xuất với nông dân cũng chủ động được nguồn cung sản phẩm nông nghiệp với giá cả ổn định, đáp ứng được nguồn nguyên liệu theo hướng sản xuất quy mô hàng hóa.

Một số mô hình liên kết sản xuất tại tỉnh Quảng Nam

Từ thực trạng sản xuất, chúng tôi ghi nhận quan hệ hợp tác giữa người nông dân và doanh nghiệp đang hiện hữu với nhiều hình thức liên kết khác nhau trong sản xuất, chiế biến, tiêu thụ. Tuy nhiên, nhìn chung có 04 hình thức chủ yếu là: (i)Doanh nghiệp (DN) đầu tư, có tham gia một phần vào quá trình sản xuất của nông dân và bao tiêu sản phẩm. Với mô hình nói trên, DN thường đóng vai trò người thu mua, bao tiêu toàn bộ hàng hóa do nông dân sản xuất ra theo một mức giá sàn do DN đặt ra và có ứng trước vật tư, hướng dẫn quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm...;(ii) DN bao tiêu sản phẩm đầu ra nhưng không đầu tư, không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất;(iii)DN đảm nhiệm về chi phí vật tư sản xuất như: Giống, thức ăn, thuốc... DN chỉ đạo nông dân về thời vụ sản xuất, áp dụng kỹ thuật theo quy trình cụ thể, giám sát dịch bệnh, quy trình sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Nông dân nhận khoán định mức chi phí và một phần chi phí cơ bản đầu tư ban đầu, chi phí lao động và sản xuất trên đất của nông hộ. Cách hợp tác này còn gọi là hình thức gia công sản xuất; (iv) Hình thức thứ 4 là nông dân góp vốn cổ phần vào DN nông, lâm, thủy sản bằng giá trị quyền sử dụng đất. Cách hợp tác này đang được người nông dân xây dựng, tuy nhiên, tính điển hình không cao.

Mỗi hình thức đều có những mặt mạnh và điểm yếu: Hình thức liên kết (i) thì người nông dân không lo đầu ra của sản phẩm, được DN ứng trước một phần kinh phí để mua vật tư và được hướng dẫn kỹ thuật,…Tuy nhiên, điểm yếu là sự ràng buộc về trách nhiệm và quyền hạn pháp lý giữa các bên tham gia chưa bền vững, thực chất chỉ là cách làm "ăn xổi, ở thì". Hình thức liên kết (ii) thì điểm mạnh của mô hình là liên kết tốt giữa nông dân và DN. Nông dân làm ra sản phẩm không chỉ có địa chỉ bán nông sản mà còn được DN chia sẻ về chi phí sản xuất, được nâng cao trình độ sản xuất. DN thật sự đóng vai trò đầu tàu trong mối liên kết. Tuy nhiên, hạn chế mang tính đặc trưng của mô hình này chính là trách nhiệm của hai bên DN - nông dân chỉ dựa trên chữ tín. Hợp đồng dễ bị phá vỡ khi giá cả thị trường biến động. Hình thức liên kết (iii), đây được xem là hình thức liên kết hiệu quả kinh tế, xã hội thiết thực, khả quan được áp dụng tại nhiều địa phương nông dân ít phải đầu tư, ít chịu rủi ro, DN thật sự đóng vai trò đầu tàu trong liên kết. Tuy nhiên, nhược điểm là mức hưởng lợi của người nông dân rất thấp, DN sẽ bất lợi khi kinh tế biến động, nhất là doanh nghiệp gặp khó về vốn... Hạn chế rất lớn của mô hình này chính là rất ít hộ nông dân có đủ điều kiện để doanh nghiệp lựa chọn ký hợp đồng và có biểu hiện của lợi ích nhóm khi tiến hành liên kết. Đối với hình thức liên kết (iv), điểm mạnh của mô hình này là tính hợp tác cao, cùng chia sẻ rủi ro; thế nhưng, một khi doanh nghiệp bị thua lỗ hay biến động, tài chính không minh bạch thì người nông dân dễ bị thua thiệt. Tương ứng với mỗi hình thức liên kết, chúng ta thấy mỗi cách làm cụ thể đều có những điểm ưu, nhược khác nhau, vì vậy việc lựa chọn để áp dụng mô hình liên kết nào trong sản xuất nông nghiệp giữa doanh nghiệp và nông dân là khá quan trọng, có tính quyết định đến sự thành công trong sản xuất.

Một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả chuyển đổi trồng cây khác có liên kết đạt hiệu quả kinh tế

Kết quả liên kết sản xuất giai đoạn 2018 - 2023

Ngày 05/7/2018, Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP; đến cuối năm 2018, Quảng Nam bắt đầu triển khai và cụ thể hóa chính sách nêu trên vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua các văn bản: Quyết định số 3420/QĐ-UBND  ngày 13/11/2018 của UBND tỉnh ban hành về Phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và phân cấp phê duyệt hỗ trợ Dự án liên kết theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 17/12/2019  của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Quyết định số 291/QĐ-UBND  ngày 22/01/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND.

Đến nay, toàn tỉnh có 75 dự án đã được phê duyệt, theo đó có một dự án liên kết cấp tỉnh và 74 dự án liên kết cấp huyện được triển khai trên 18 địa phương cấp huyện và 01 Công ty (Cty CP Phát triển nông nghiệp Minh Tâm). Cụ thể từng lĩnh vực: 66 dự ánh liên kết lĩnh vực trồng trọt (24 dự án lúa giống thuần, 11 dự án cây ăn quả, 06 dự án nếp, 05 dự án dược liệu, 05 dự án nấm, 03 dự án lúa thương phẩm, 03 dự án lúa lai, 03 dự án rau, 02 dự án sen, 02 dự án lạc, 01 dự án ớt, 01 dự án dâu tằm); 06 dự án chăn nuôi, gồm 01 dự án gia súc (heo Cỏ) và 05 dự án gia cầm (03 gà, 01 vịt, 01 chim cút); 03 dự án cây lâm nghiệp. Với 75 dự án được triển khai đã thu hút 78 hợp tác xã (HTX) và 35 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi (trong đó có 69 HTX, 06 Doanh nghiệp làm chủ trì dự án), có 17.062 hộ dân tham gia thực hiện liên kết. Tổng kinh phí thực hiện 311.112 triệu đồng; trong đó, nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ theo Nghị quyết 17 là 48.964 triệu đồng, lồng ghép vốn hỗ trợ từ Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa là 3.564 triệu đồng. Về kinh phí được phân bổ và tiến độ giải ngân, từ năm 2021 đến năm 2023, UBND tỉnh đã phân bổ kế hoạch vốn để hỗ trợ cho các địa phương triển khai thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách tỉnh là 70.000 triệu đồng. Đến nay, dự kiến giải ngân giai đoạn 2021 - 2023 khoảng 40.100/70.000 triệu đồng, đạt hơn 57% (vốn sự nghiệp: 28.700/35.000 triệu đồng, đạt gần 82%; vốn đầu tư: 11.400/35.000 triệu đồng, đạt 38,87%).


Trang trại trồng xen canh nhiều loại rau có liên kết với siêu thị
Với những kết quả đạt được và các mô hình hợp tác liên kết đang tồn tại trên địa bàn Quảng Nam, chúng tôi cho rằng việc lựa chọn, định hướng, khuyến khích áp dụng mô hình liên kết nào trong sản xuất nông nghiệp giữa doanh nghiệp và nông dân đóng vai trò hết sức quan trọng trong tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp bền vững. Và cũng cần xác định: (1)Nhà nước vừa đóng vai trò hoạch định vừa đóng vai trò chủ thể nhanh chóng ra đời các văn bản pháp lý, chính sách ưu đãi... quy định ràng buộc rõ ràng, cụ thể tại các hợp đồng liên kết trong từng mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần lựa chọn từng mặt hàng nông sản chiến lược để có lộ trình phát triển các mô hình liên kết phù hợp và giải quyết các phát sinh nếu có.(2) Ðối với nông dân, điều cần nhất là chuyển từ vị trí thụ động, yếu thế trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mình làm ra thành đối trọng ngang hàng, thật sự là người làm chủ hàng hóa cũng như cần quan tâm hơn đến việc tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. (3)Về DN tham gia đầu tư, kinh doanh nông nghiệp cần kết thúc tư duy độc quyền, tôn trọng lợi ích của nông dân nhất là xây dựng tiềm lực mạnh về một mặt hàng, ngành hàng cụ thể để đầu tư, xây dựng thương hiệu và thị trường tiêu thụ ổn định. Đồng thời để mô hình liên kết giữa DN và nông dân trong nông nghiệp gắn kết bền chặt, quan hệ bình đẳng, một điều quan trọng là nâng cao hơn nữa vai trò các Hội Nông dân, Liên minh hợp tác xã, các hiệp hội ngành hàng... đây là các tổ chức xã hội nghề nghiệp có vai trò gắn kết chặt chẽ trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng./.
[Trở về]
Các tin mới hơn:
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ MÀ COOIH – ĐÔNG GIANG
Quảng Nam chú trọng phát triển cây ăn quả ở miền núi, trung du
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI QUẢNG NAM
TẬP HUẤN: Tuyên truyền phổ biến Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2023
Hội thảo đánh giá tình hình xây dựng và hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng huyện Nam Giang và Nam Trà My
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ TRÀ SƠN, HUYỆN BẮC TRÀ MY
Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đi khảo sát mô hình nông nghiệp sinh thái tại tỉnh Quảng Nam
Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị “Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Hè thu, vụ Mùa 2023; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2023 - 2024
PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ HỒ CHỨA: Hướng đi cần được quan tâm
Một số hoạt động từ chuyến tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh phía Bắc
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006211653

    Lượt trong ngày 2119
    Hôm qua: 3609
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 74
    Tổng số 6211653