Ngày 20/7/2021, Tỉnh ủy Quảng Nam ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; định hướng một số dự án quan trọng tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. UBND tỉnh đã cụ thể hóa Nghị quyết tại Quyết định 3121/QĐ-UBND ngày 28/10/2021 của UBND tỉnh về ban hành Chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 20/7/2021 của Tỉnh ủy; theo đó, UBND tỉnh phân công trách nhiệm cụ thể cho Sở, Ban, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan trong tham mưu xây dựng, theo dõi việc triển khai thực hiện các đề án, cơ chế, chính sách, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Nghị quyết đã đề ra. Đến nay, sau gần 3 năm đưa Nghị quyết vào thực tiễn sản xuất, ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả nhất định trên lĩnh vực kinh tế rừng và lâm sản ngoài gỗ.
Trồng rừng, nâng cao chất lượng trồng rừng gỗ lớn theo chứng chỉ FSC (Forest Stewardship Council - Hội đồng quản lý rừng quốc tế): Tổng diện tích trồng rừng đạt gần 115.628 ha, gồm: Trồng mới rừng sản xuất, rừng phòng hộ, đặc dụng khoảng 42.724 ha; rừng sau khai thác trồng lại đạt hơn 72.904 ha (chiếm 78% diện tích rừng trồng). Về khoanh nuôi bảo vệ rừng đạt 24.609 ha (khoanh nuôi không trồng bổ sung 23.524,62ha và khoanh nuôi có trồng bổ sung 1.084,38 ha). Đặc biệt, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động trồng cây phân tán, nhiều hộ dân đã trồng các loài cây lâm nghiệp từ đất vườn nhà, vườn rừng, triền đê, ven sông suối,...đạt khá cao (hơn 23 triệu cây). Đối với trồng rừng sản xuất gỗ lớn theo Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 03/01/2019 của UBND tỉnh đạt gần 2.473 ha/7.089ha, đạt 34,9% kế hoạch. Nhìn chung, kết quả trồng rừng gỗ lớn chưa đạt như mong đợi, bởi nhiều nguyên nhân, trong đó do mức hỗ trợ từ cơ chế khuyến khích trồng rừng gỗ lớn quá thấp (từ 8 - 10 triệu đồng/1ha), chưa thực sự thu hút được các các tổ chức, cá nhân, cũng như hộ gia đình... hưởng ứng tham gia. Trong thực tế, để đầu tư trồng 1 ha rừng sản xuất tính đủ 1 chu kỳ khai thác tiêu tống khoảng 100 triệu đồng. Về cấp chứng chỉ rừng FSC, tổng diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ trên địa bàn tỉnh khoảng 14.143 ha/9 huyện miền núi.
Rừng trồng ở xã Hiệp Thuận huyện Hiệp Đức
Về phát triển sâm Ngọc Linh: Quảng Nam xác định sâm Ngọc Linh là cây trồng đặc hữu, quý hiếm có giá trị kinh tế cao của tỉnh nên việc phát triển sâm Ngọc Linh được quan tâm đặc biệt. Đến nay, tổng diện tích trồng Sâm Ngọc Linh khoảng 1.243,44ha. Trên cơ sở Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 01/6/2023 của Thủ tướng Chinh phủ về Phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2270/QĐ-UBND ngày 20/10/2023 phê duyệt Đề án triển khai thực hiện Chương trình nêu trên. Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 đơn vị chủ lực là: Trung tâm Phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu (thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh) và Trung tâm Phát triển Sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (thuộc UBND huyện Nam Trà My) thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh, trong đó công tác sản xuất và cung ứng cây giống cho doanh nghiệp, người dân để phát triển mở rộng sản xuất cây sâm Ngọc Linh là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Quy mô vườn sâm hiện có của Trung tâm Phát triển Sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam với diện tích trồng sâm 8,5ha, lũy kế số cây ở nhiều độ tuổi 241.561 cây; Trung tâm Phát triển Sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My với diện tích 3,5ha, số lượng cây sâm từ 2 đến 7 năm tuổi khoảng 17.392 cây. Ngoài ra, số lượng cây giống còn lại được các đơn vị này sử dụng để phát triển trồng mới, mở rộng diện tích vườn bảo tồn (hơn 75.000 cây). Các nhiệm vụ khoa học công nghệ (NVKHCN) như: Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ nhân giống hữu tính, nuôi cấy mô nhằm nâng cao tỷ lệ và chất lượng cây giống sâm Ngọc Linh; Ứng dụng biện pháp sinh học để rồng, chăm sóc và quản lý sâu bệnh hại, nghiên cứu biện pháp canh tác và quản lý dịch hại hợp lý; Sản xuất thử nghiệm các mặt hàng từ nguyên liệu Sâm Ngọc linh: Trà túi lọc và Nước uống bổ dưỡng từ Sâm Ngọc linh; nghiên cứu bào chế và đánh giá tính an toàn, hiệu quả của viên nang mềm Sâm Ngọc Linh; Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn để đăng ký và đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ. Kết quả bước đầu, các NVKHCN đã giải quyết được những vấn đề đặt ra cho phát triển Sâm Ngọc linh, mang lại hiệu quả trong việc sản suất giống, phòng trừ sâu bệnh hại và chế biến sâu một số sản phẩm từ Sâm. Đối với Giấy chứng nhận trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ, đã cấp cho 3 doanh nghiệp được sử dụng (công ty Cổ phần thương mại Dược Sâm Ngọc Linh có 26.722 cây sâm, công ty TNHH Sâm Sâm có 2.900 cây sâm và công ty TNHH Tân Nghĩa Sơn có 5.918 cây sâm).
Cây sâm Ngọc Linh
Về kết quả cho thuê môi trường rừng để trồng dược liệu, lâm sản ngoài gỗ: Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt được 6 phương án Sử dụng môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh, với tổng diện tích 17,64 ha cho 6 tổ chức. Hiện có 19 tổ chức thuê môi trường trồng sâm Ngọc Linh, với tổng diện tích 364,5 ha (có 6 đơn vị đã trồng với diện tích là 28,97 ha/149,2 ha đã thuê và 13 đơn vị thuê và chuẩn bị các điều kiện để trồng diện tích 215,3 ha). Đối với các đợn vị sự nghiệpcủa tỉnh, huyện là Trung tâm Sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam đã được UBND tỉnh cho thuê môi trường rừng theo cơ chế hỗ trợ với diện tích được giao hơn 50 ha và Trung tâm phát triển Sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My đã được UBND tỉnh cho thuê môi trường rừng với diện tích khoảng 77 ha (không tính diện tích 5,93 ha đất khác) để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh. Đối với hộ gia đình, cá nhân, UBND huyện Nam Trà My đã phê duyệt hồ sơ thuê môi trường rừng, với diện tích 428,96ha để trồng sâm Ngọc Linh, cho 29 nhóm hộ/453 hộ/6 xã (Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam, Trà Leng, Trà Dơn, Trà Tập).
Đối với công tác bảo tồn và phát triển cây Quế Trà My đã đạt được những kết quả đáng ghi nhân. Tổng diện tích đã trồng 1.068ha/1.514ha KH, đạt tỷ lệ 75,53%, theo đó, có 83,17% trồng tập trung (521,5ha/627 ha KH) và trồng phân tán là 61,59% (546,3ha/887ha KH). Diện tích trồng xen được hỗ trợ 224,8 ha/392,2ha KH (đạt tỷ lệ 57,31%). Diện tích chuyển hóa rừng giống vượt kế hoạch đề ra, đạt 250% (10 ha/ 4ha KH), diện tích này được thực hiện chủ yếu tại huyện Nam Trà My. Chăm sóc, bảo vệ cây trội được 110 cây/KH 90 cây (122,2%). Đối với Chỉ dẫn địa lý “Trà My” cho sản phẩm quế vỏ, đã trao quyền được 8 hộ gia đình và 2 doanh nghiệp sử dụng. Ngoài ra, sở Nông nghiệp và PTNT đã công nhận cây Quế trội, chuyển hoá rừng giống 10 ha cho các huyện Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, làm cơ sở cho các địa phương gieo ươm, nhân giống phục vụ cơ chế hỗ trợ của tỉnh. Các địa phương đã chủ động trong việc thu hái, gieo tạo và ươm giống để phục vụ nhu cầu hỗ trợ của nhân dân đảm bảo chất lượng.
Cây Quế lâu năm tại Nam Trà My
Bên cạnh việc phát triển thì công tác quản lý xác nhận nguồn gốc Sâm Ngọc Linh để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cũng được các Sở quan tâm. Thực hiện Quyết định số 3957/QĐ- UBND ngày 09/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Quảng Nam, Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá xác nhận nguồn gốc giống Sâm Ngọc Linh tại khu vực thuê môi trường rừng trồng Sâm Ngọc Linh. Hiện có 5 cơ sở được xác định nguồn gốc gây trồng nhân tạo đối với 277.961 cây sâm Ngọc Linh./.
Công tác bảo tồn và phát triển cây Quế Trà My đã đạt được những kết quả đáng ghi nhân. Tổng diện tích đã trồng 1.068ha/1.514ha KH, đạt tỷ lệ 75,53%, theo đó, có 83,17% trồng tập trung (521,5ha/627 ha KH) và trồng phân tán là 61,59% (546,3ha/887ha KH). Diện tích trồng xen được hỗ trợ 224,8 ha/392,2ha KH (đạt tỷ lệ 57,31%). Diện tích chuyển hóa rừng giống vượt kế hoạch đề ra, đạt 250% (10 ha/ 4ha KH), diện tích này được thực hiện chủ yếu tại huyện Nam Trà My. Chăm sóc, bảo vệ cây trội được 110 cây/KH 90 cây (122,2%). Đối với Chỉ dẫn địa lý “Trà My” cho sản phẩm quế vỏ, đã trao quyền được 8 hộ gia đình và 2 doanh nghiệp sử dụng. Ngoài ra, sở Nông nghiệp và PTNT đã công nhận cây Quế trội, chuyển hoá rừng giống 10 ha cho các huyện Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, làm cơ sở cho các địa phương gieo ươm, nhân giống phục vụ cơ chế hỗ trợ của tỉnh. Các địa phương đã chủ động trong việc thu hái, gieo tạo và ươm giống để phục vụ nhu cầu hỗ trợ của nhân dân đảm bảo chất lượng.
|