Sáng 10/5.2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “Kinh nghiệm canh tác trên sa mạc của Israel /Israeli Experiences in cultivation in desert”. Hội thảo được tổ chức kết hợp 2 hình thức trực tiếp tại phòng họp Hoa Sen (2A2), trụ sở Bộ Nông nghiệp, số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội và trực tuyến tại 43 tỉnh thành, với 71 điểm cầu nhằm chia sẻ kinh nghiệm từ Israel về phát triển nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn mặn.
|
Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì Hội thảo, cùng tham dự có đại diện các Cục, Vụ, Viên, Trung tâm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phía bạn có Đại sứ quán và chuyên gia Israel. Tại Hội thảo, các chuyên gia Israel đã giới thiệu ngắn về nông nghiệp Israel, kinh nghiệm Israel về tưới nhỏ giọt trên sa mạc và một số mô hinh ứng dụng tại Việt nam cho vùng khô hạn. Ông Yaron Mayer, Đại sứ Israel tại Việt Nam cho rằng đất nước ông đã từng đối mặt với tình trạng rất khô hạn và khan hiếm nước; tuy nhiên, với tư tưởng biến thách thức thành cơ hội, cùng với Chính phủ có nhiều cơ chế hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp,.. nên việc ứng dụng công nghệ vào việc tái sử dụng nước, khử mặn, tưới tiết kiệm,…đã giúp Israel giải quyết được vấn đề khan hiếm nước và có thể cung cấp đủ nước cho nông nghiệp, sinh hoạt và các hoạt động khác. Ông cũng cho biết, để hướng tới đảm bảo sinh kế cho người dân, phát triển nông nghiệp, đất nước này đã phát triển và ứng dụng một số công nghệ lõi như công nghệ tiết kiệm nước, tưới phun sương, tưới nhỏ giọt, sử dụng giống chịu hạn, cần ít nước, tái sử dụng nước, khử mặn nước biển thành nước ngọt và xây dựng cơ sở hạ tầng lưu trữ nước. Đồng thời, để thúc đẩy bảo vệ nguồn nước, quốc gia này cũng thúc đẩy chiến dịch nâng cao nhận thức của người dân về tiết kiệm nước.
Cánh đồng hoa ở Israel
Để có những thành tựu về công nghệ cao về tưới tiết kiệm như hiện nay, Israel đã có chương trình đổi mới sáng tạo cấp Chính phủ và chương trình đã rất thành công. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu được Chính phủ tài trợ, nhưng hiện nay thì 97% các nghiên cứu là doanh nghiệp tự đầu tư. Để tạo nguồn nước cho các vùng sa mạc, nước bạn phải chở nước bằng đường ống có gắn công nghệ để phát hiện sự thất thoát nước trong quá trình vận chuyển. Hay việc khử mặn sẽ làm chi phí tăng cao nhưng như vậy sẽ không phụ thuộc vào nguồn nước ngọt ở các nước khác. Nước khử mặn có giá đắt nên để sử dụng làm nước uống, không sử dụng cho nông nghiệp, có khoảng 95% nước thải sinh hoạt tại các thành phố được tái chế để tưới tiêu cho nông nghiệp. Thủ tưởng Israel đưa ra một số chủ trương như: Phát triển nông nghiệp trên sa mạc, làm sao để cây nở hoa trên sa mạc,… Nông dân Israel sử dụng nước có hạn ngạch, nếu sử dụng nước vượt hạn ngạch phải trả thêm chi phí rất cao. Trước đây, Israel chủ yếu sử dụng hệ thống tưới phun, nhưng từ năm 1996 đến nay hầu hết đã sử dụng tưới nhỏ giọt. Tưới phun cần tạo áp lực nên gây tốn điện, nước bốc hơi nhanh hơn dẫn đến tiêu tốn nước nhiều hơn. Vì vậy nhiều khu vực sa mạc ở Israel vào ban ngày nhiệt độ có thể lên đến >400C, ban đêm xuống 250C nhưng vẫn trồng được rau qủa với chất lượng và giá bán cao.
Công nghệ tươi nhỏ giọt của Israel
Trổng rau trên sa mạc ở Israel
|