Với mục tiêu Ứng dụng công nghệ số để phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp; xây dựng sàn thương mại điện tử nông sản; quản lý chuỗi cung ứng nông sản; gia tăng chất lượng, giá trị nông sản; tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời kiểm soát sản phẩm tham gia hệ thống, thống kê thị trường, theo dõi luồng di chuyển, kiểm soát chất lượng, VSATTP, hỗ trợ xử lý khi có vấn đề phát sinh; Thể hiện sự minh bạch trong sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả truyền thông và bán hàng, bảo vệ sản phẩm, kiểm soát chất lượng, chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu, thống kê lịch sử bán hàng và tiêu dùng; Kiểm tra thông tin về nguồn gốc, chất lượng, an toàn thực phẩm, nhanh gọn và hiệu quả, chủ động truy xuất, thao tác đơn giản, trả lời tức thì, miễn phí.
Sáng ngày 03/8/2023 Tại Hội trường Phong Lan, Khách sạn Bàn Thạch Riverside Hotel & Resort, phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Sở Nông nghiệp và PTNT, phối hợp với Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và PTNT và Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển tổ chức Hội thảo chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT.
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và PTNT; Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển; Các đồng chí Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT; Trưởng, Phó Ban BCĐ về cải cách hành chính và chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Sở Nông nghiệp và PTNT (BCĐ Sở); các Phòng, Ban, đơn vị trực thuộc Sở; Đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế; một số Hợp tác xã Nông nghiệp; Hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP; Đến dự và đưa tin có phóng viên Phòng Thời sự - Đài PTTH Quảng Nam, Ban biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam. Phóng viên VTV8 Đài truyền hình quốc gia khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.
Phát biểu khai mạc hội thảo Ông Trương Xuân Tý Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT - Phó trưởng ban BCĐ về cải cách hành chính và chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Sở Nông nghiệp và PTNT nhấn mạnh: Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về sự cần thiết, tính hiệu quả đối với truy xuất nguồn gốc thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo cho các đối tượng liên quan. Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc nhằm xây dựng nền tảng truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Ông Trương Xuân Tý Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu khai mạc hội thảo
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Trưởng Phòng Công nghệ số - Trung Tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp báo cáo tổng quan tình hình triển khai, thực hiện chuyển đổi số và truy xuất nguồn gốc tại Bộ NN và PTNT; Chia sẻ tại hôi thảo Ông Nam cho biết Mục tiêu CĐS tại Bộ NN & PTNT cũng được xây dựng dựa trên 3 trụ cột trong mục tiêu chuyển đổi số quốc gia đó là:
Chính quyền số: Ứng dụng công nghệ số để nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách và hiện đại hóa nền hành chính của Bộ, cung cấp DVC; tạo điều kiện để có các chính sách, quyết định chính xác, phù hợp, hiệu quả.
Kinh tế số nông nghiệp: Ứng dụng công nghệ số để phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp; xây dựng sàn thương mại điện tử nông sản; quản lý chuỗi cung ứng nông sản; gia tăng chất lượng, giá trị nông sản; tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nông thôn, nông dân số: Ứng dụng công nghệ số để xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; CĐS trong nông nghiệp không chỉ là ứng dụng công nghệ tạo thêm những giá trị thặng dư cho nền kinh tế, mà là để giúp hàng chục triệu hộ nông dân tiếp cận, cập nhật tri thức mới, mở ra cách nghĩ mới, cách làm mới, sẵn lòng thay đổi, để hoà nhịp xu thế phát triển.
Ông Nguyễn Hoài Nam nhấn mạnh: Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG) nhằm phục vụ cho việc kiểm soát được chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thống kê, dự báo thị trường; theo dõi tình trạng hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ xử lý khi có vấn đề phát sinh (truy vết, thu hồi và xử lý sản phẩm kém chất lượng, giả mạo, nhái; giải quyết khiếu nại; Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bảo vệ thương hiệu, kiểm soát chất lượng, chống hàng giả, hỗ trợ hội nhập quốc tế, tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu ...thông qua việc minh bạch, công khai thông tin từ quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản đến lưu thông, phân phối sản phẩm; Đồng thời bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do kiểm tra, truy vết được thông tin về nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (mức độ tin cậy, chất lượng, độ an toàn…) thông qua các ứng dụng đơn giản, tiện lợi, dễ sử dụng… (app mobile).
Nguyễn Hoài Nam, Phó Trưởng Phòng Công nghệ số - Trung Tâm CĐS và Thống kê nông nghiệp báo cáo
Báo cáo Tổng quan Hệ thống truy xuất nguồn gốc tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ông Doãn Đình Chúc, Giám đốc công nghệ - Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển đã khái quát về kiến trúc, tính năng hệ thống, hướng dẫn kết nối, kết quả triển khai và ví dụ minh hoạ các sản phẩm đã đưa lên hệ thống. Đồng thời giới thiệu, thử nghiệm các chức năng trên hệ thống TXNG của bộ, cách thức kết nối, tích hợp và chia sẻ dữ liệu với hệ thống TXNG của các địa phương. Việc Truy xuất nguồn gốc Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà cung ứng, nhà sản xuất, mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ, kho hàng và trung tâm phân phối. Để tăng hiệu quả truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch trong toàn bộ chuỗi cung ứng, tất cả các đối tác cần phải có sự phối hợp chặt chẽ. Dữ liệu của sản phẩm xác định trong toàn bộ chuỗi cung ứng phải bao gồm các thông tin sau:
Theo Ông Doãn Đình Chúc tính đến nay kết quả triển khai hệ thống đó là:
1. Hệ thống TXNG của Bộ đang được cài đặt và vận hành chính thức tại Bộ do TT Chuyển đổi số và TK NN quản lý, duy trì và vận hành. Địa chỉ truy cập: http://checkvn.mard.gov.vn/
2. Hệ thống có thể khai thác, sử dụng và sẵn sàng kết nối với các hệ thống khác (Cổng TXNG quốc gia, các hệ thống TXNG của các Bộ ngành, địa phương).
3. Đang kết nối, chia sẻ dữ liệu với 8 hệ thống TXNG của 8 tỉnh/TP.
4. Đang kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống TXNG của Ngành mía đường.
5. Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 3.964 doanh nghiệp với Bộ mã truy xuất nguồn gốc của 16.987 sản phẩm nông sản thực phẩm.
Ông Doãn Đình Chúc, Giám đốc công nghệ - Trung tâm Doanh nghiệp HN&PT báo cáo
Các đại biểu tham dự Hội thảo thảo luận đã nêu vấn đề làm thế nào để đăng nhập và đưa thông tin của các sản phẩm của địa phương vào Hệ thống truy xuất nguồn gốc tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hỗ trợ cho HTX, các chủ thể xuất khẩu sản phẩm. Các vấn đề đặt ra tại hội thảo đã được Ban tổ chức Hội thảo giải thích một cách cụ thể.
Các đại biểu tham dự Hội thảo phát biểu thảo luận