Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ
Người đăng: Lê Thương .Ngày đăng: 04/07/2014 09:25 .Lượt xem: 2659 lượt.

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ

1. Nuôi dê giai đoạn sinh trưởng

1.1. Xác định khẩu phần

- Lượng vật chất khô thu nhận hàng ngày đối với dê sinh trưởng khoảng 3 - 4% khối lượng cơ thể. 

- Nuôi dê hướng thịt theo khẩu phần qui định để tăng khả năng sinh trưởng phát triển  cơ thể hợp lý, không nên vỗ béo bằng thức ăn giàu năng lượng như ngô, sắn, gạo, tinh hỗn hợp.

- Cho ăn đầy đủ thức ăn thô xanh (2 - 5 kg/ngày) bằng 70 - 80% vật chất khô tổng khẩu phần ăn hàng ngày, phần còn lại bổ sung bằng thức ăn tinh và phụ phẩm nông nghiệp khoảng 20 -30% (0,15-0,4kg).

Ví dụ: Một dê có khối lượng 20 kg như cầu thức ăn hàng ngày sẽ là:

Lượng vật chất khô thu nhận là: 20 x 4% = 0,8kg (VCK)

Lượng vật chất khô thức ăn xanh là: 0,8 x 80% =0,64kg (VCK)

Thức ăn là cây cỏ lá thường có tỷ lệ VCK là 20%. Như vậy khối lượng thức ăn xanh cần cung cấp cho dê trong ngày là: (0,64 x100)/20 = 3,2 kg/con/ngày.

Thức ăn tinh thường có tỷ lệ VCK là 85%. Như vậy khối lượng thức ăn tinh cần cung cấp cho dê trong ngày là: (0,16 x100)/85 = 0,2 kg/con/ngày

1.2. Cho dê ăn, uống

- Hàng ngày dê hướng thịt cần một lượng thức ăn tính theo vật chất khô bằng trọng lượng cơ thể. Trên cơ sở đó, có thể tính được nhu cầu vật chất khô hàng ngày khi biết trọng lượng của dê hướng thịt và các loại thức ăn cho dê.

- Cách cho ăn: Cho dê ăn tự do để khai thác tốt khả năng tăng trọng của dê.

     - Cho dê uống nước: cho dê uống nước tự do, đảm bảo cung cấp đủ nước và nước uống sạch.

Chú ý: Tránh thay đổi thức ăn đột ngột, nhất là khi mới tách mẹ (3-4 tháng tuổi) dễ gây rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, chướng hơi dạ cỏ...

1.3. Theo dõi dê ăn, uống

- Thường xuyên theo dõi dê ăn, uống để có phương án điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp với từng cá thể.

- Lượng nước mà dê cần phụ thuộc vào giống, khí hậu, thời tiết, loại thức ăn và mục đích sản xuất. Người ta thường tính nhu cầu nước của dê bằng 4 lần nhu cầu vật chất khô trong ngày.

Chú ý: Tạo điều kiện cho dê có chỗ để vận động 3 - 4 giờ/ngày, vệ sinh khô sạch nền chuồng, sàn chuồng, sân chơi, máng ăn, máng uống hàng ngày.

1.4. Điều chỉnh khẩu phần ăn

- Căn cứ vào nhật ký theo dõi thức ăn, thời tiết, mùa vụ mà người chăn nuôi điều chỉnh lượng thức ăn, tỷ lệ thành phần thức ăn phù hợp với đối tượng vật nuôi.

2. Vỗ béo dê        

- Thức ăn vỗ béo

          + Thức ăn xanh : Gần như bất kỳ thức ăn xanh nào cũng có thể sử dụng để vỗ béo. Thức ăn vỗ béo tốt nhất là cỏ khô, ủ chua, thức ăn xanh, ngoài ra còn sử dụng rơm ủ Urê. Tất cả nhưng thức ăn này đều phải băm nhỏ 3 - 5 cm trộn vào thức ăn tinh khi cho ăn.

          + Thức ăn cung cấp năng lượng : Hầu hết các hạt ngũ cốc, cám gạo có thể sử dụng làm nguồn cung cấp năng lượng. Các loại thức ăn ngũ cốc trước khi cho ăn cần được nghiền nhỏ tới kích thước 10 - 19 mm rồi trộn đều với thức ăn khác trước khi cho ăn, rỉ mật đường cũng có thể sử dụng làm thức ăn vỗ béo.

          + Thức ăn cung cấp protein : Dùng các loại hạt có dầu (khô dầu lạc, khô dầu đậu tương, khô dầu dừa, khô dầu hạt bông).

          + Muối khoáng : Tùy theo nguồn cung cấp thức ăn trong vỗ béo mà có thể sử dụng bột xương hay khoáng.

          - Cách cho dê ăn: Cho dê ăn tự do các loại thức ăn, đặc biệt tăng lượng thức ăn tinh trong khẩu phần cho dê. Nên sử dụng các loại thức ăn giầu năng lượng như: ngô, sắn thái lát...

          - Cho dê uống nước: Cho dê uống nước tự do, đảm đủ cung cấp đủ nước và nước uống sạch.

          - Một số điểm cần lưu ý :

          + Để dê thích nghi với khẩu phần, tránh các rối loạn tiêu hóa, cần cho dê ăn từ từ để quen thức ăn.

          + Tuổi vỗ béo cho dê khi đạt 9 - 12 tháng tuổi, thời gian vỗ béo 1 tháng.

          + Phân nhóm, đều về trọng lượng và giới tính, để dễ chăm sóc và nuôi dưỡng

          + Trước khi vỗ béo, dê phải được tẩy giun sán

          + Cung cấp đầy đủ nước thường xuyên

          + Tùy theo điều kiện nuôi dưỡng mà định phương thức vỗ béo

          + Phối hợp khẩu phần vỗ béo phải đáp ứng nhu cầu duy trì và phát triển theo mức tăng trọng dự kiến.

          Tùy theo nguồn thức ăn sẵn có mà phối hợp khẩu phần để hạ giá thành của sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Cần đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi vỗ béo bò
Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc
Xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi - một số công nghệ mới
Quy trình ủ chua cỏ xanh dự trữ làm thức ăn cho gia súc
Kỹ thuật nuôi trùn quế
Những điều cần biết về tinh phân biệt giới tính trên vật nuôi
Chất thải trong chăn nuôi và một số biện pháp xử lý
Bệnh liên cầu khuẩn lợn và biện pháp phòng trị
Nuôi nhông trên cát
Quy trình chăn nuôi vịt biển sinh sản (phần 1)
    
1   2   3   4  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006471697

    Lượt trong ngày 2445
    Hôm qua: 2499
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 100
    Tổng số 6471697