Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Hiệu quả mô hình nuôi lợn nái ngoại trên nền đệm lót sinh học
Người đăng: Lê Thương .Ngày đăng: 02/08/2017 10:30 .Lượt xem: 1913 lượt.
Mô hình được thực hiện bằng việc cải tiến chuồng nuôi lợn nái trong lồng, Chế phẩm và Qui trình sử dụng chế phẩm sinh học trong mô hình là BALASA –N01 của tác giả TS. Nguyễn Khắc Tuấn được công nhận là tiến bộ kỹ thuật theo Quyết định số 263/QĐ-MTCN, ngày 09/10/2013 và Quyết định lưu hành số 417/QĐ-CN-MTCN, ngày 15/6/2015 của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Hoạt động lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường trong chuồng nuôi

 

Trên cơ sở chương trình nghiên cứu khoa học – công nghệ cấp tỉnh, trong 2 năm (2015 – 2016), Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm Hiệp Đức đã chủ trì (với sự tư vấn giúp đỡ của các chuyên gia) triển khai thực hiện thành công Đề tài “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn nái nạc trên đệm lót sinh thái tại một số xã nông thôn mới huyện Hiệp Đức”.

Mô hình được thực hiện bằng việc cải tiến chuồng nuôi lợn nái trong lồng, nền sàn. Toàn bộ phân và nước tiểu của lợn được thải trực tiếp vào khối đệm lót được thiết kề bên dưới cách sàn chuồng lồng khoảng 15 – 20 cm. Chế phẩm và Qui trình sử dụng chế phẩm sinh học trong mô hình là BALASA –N01 của các tác giả: TS. Nguyễn Khắc Tuấn và cộng sự, được công nhận là tiến bộ kỹ thuật theo Quyết định số 263/QĐ-MTCN, ngày 09/10/2013 và Quyết định lưu hành số 417/QĐ-CN-MTCN, ngày 15/6/2015 của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

      Qua 2 năm thực hiện, Đề tài đã mang lại kết quả bước đầu, thể hiện trên các mặt:

     * Về tình hình dịch bệnh trên đàn lợn

Qua theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn lợn nái chúng tôi nhận thấy các loại  bệnh như: Bệnh truyền nhiễm, bệnh sản phụ khoa, bệnh ký sinh trùng chưa thấy xuất hiện trên đàn lợn nái. Riêng bệnh viêm phổi có xuất hiện ở một số con (tỷ lệ bị bệnh dưới 50%), với các triệu chứng bị ho (do thay đổi môi trường, thời tiết, thức ăn nước uống trong giai đoạn đầu mới nhập nuôi). Hầu hết lợn bệnh được điều trị khỏi.

* Về hiệu quả xử lý môi trường chăn nuôi

          Với sự tài trợ của Viện Chăn nuôi về đánh giá hiệu quả xử lý môi trường thông qua các phương thức khác nhau, nhóm nghiên cứu Đề tài đã phối hợp cùng Viên lấy các mẫu không khí tại chuồng nuôi của các hộ tham gia Đề tài và các hộ xung quanh có sử dụng công nghệ biogaz bằng composite. Kết quả phân tích được thể hiện qua bảng dưới đây:

Các chỉ tiêu

Chăn nuôi lợn nái trên đệm lót sinh thái

Chăn nuôi lợn nái có hệ thống Biogascomposite

- Nhiệt độ

30,40C

29,00C

- Bụi tổng

2,12 mg/m3

1,97 mg/m3

- Khí CO2

513 mg/m3

553 mg/m3

- KHí CH

0,218 mg/m3

0,218 mg/m3

- Khí H2S

1,09 mg/m3

3,12 mg/m3

- Khí NH3

5,28 mg/m3

9,32 mg/m3

- Nguyên liệu, công nghệ sử dụng

Nguyên liệu (trấu, mùn cưa) xử lý chất thải dễ tìm, giá thành rẻ, người chăn nuôi tự làm.

Hệ thống Biogas đặt mua của các cơ sở sản xuất, phải có thợ lắp đặt và giá thành cao

- Hiệu quả xử lý mùi hôi

Làm giảm các khí độc và mùi hôi trong chuồng nuôi tạo môi trường trong sạch, ít ruồi muỗi và ví sinh vật có hại

Mùi hôi, khí độc và nước thải trong nuôi vẫn còn ảnh hưởng đến môi trường

- Khả năng kiểm soát dịch bệnh

- Vật nuôi ít bị bệnh ỉa phân trắng, đường ruột, hô hấp và nội ngoại ký sinh trùng... 

Vật nuôi hay mắc các bệnh bệnh ỉa phân trắng, đường ruột, hô hấp và nội ngoại ký sinh trùng... 

* Sự tiêu hủy phân trong đệm lót

Sau 1 ngày: Khối phân được gạt xuống lớp đệm lót khô hơn và đặc biệt mặt ngoài của khối phân đã bị ăn rỗ sâu.

Sau 2 ngày: Phần lớn khối phân bị phân hủy trở  nên xốp nở ra, màu chuyển sang màu nâu xám.

Sau ngày thứ 3: Toàn bộ khối phân nhẹ xốp, bóp nhẹ thì tơi ra, ngửi hầu như không có mùi hôi.

Như vậy trong điều kiện bình thường  phân bị phân giải sau 3 ngày và sự phân giải phân đã tạo cho chuồng nuôi hầu như không còn mùi hôi thối. Nhưng vấn đề cần chú ý là phân phải được vùi lấp trong đệm lót để vi sinh vật có thể tiếp xúc được với khối phân để thực hiện quá trình phân giải. Vì vậy cần lưu ý 1 tuần người chăn nuôi phải đảo đệm lót 1 lần.

* Xác định sự tiêu hủy mùi hôi và khí độc trong chuồng nuôi

Về cảm quan, khi đứng ở các ô chuồng có đệm lót sinh thái thì không thấy mùi hôi thối của phân cũng như mùi khai của nước tiểu lợn thải ra. Ngược lại ở chuồng nuôi lợn bình thường hoặc chuồng nuôi có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể Biogas Composite  vẫn còn mùi hôi thối.

Khi phân và nước tiểu thải ra đã được hấp thụ, nước và khí NH3, phân nước tiểu bị phân tán trong đệm lót làm giảm một phần mùi hôi và quan tọng hơn là sau 2-3 ngày phân bị tiêu hủy hoàn toàn nên không có mùi hôi thối. Sự hình thành các chất có mùi thối là do các vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn thối rữa phân hủy yếm khí các chất trong phân và nước tiểu … Sự phân hủy phân do các vi sinh vật có lợi được chọn lọc để làm đệm lót lên men thuộc các nhóm bán yếm khí, chúng thực hiện sự phân giải các hợp chất hữu cơ trong phân và nước tiểu ở điều kiện có oxy thành CO2 , nước và các chất vô hại khác do đó không tạo ra mùi hôi.

Sự khử các chất khí độc trong đệm lót lên men nhờ sự tác động của nhiều nhân nhân tố cụ thể là:

- Sự hấp thụ của bản thân đệm lót sinh thái vi sinh: Năng lực hấp thụ ở đây là rất mạnh, có thể hấp thụ mùi hôi thối ở mức cao nhất, đặc biệt là đệm lót được làm từ nguyên liệu bột cưa, trấu vừa có độ cứng nhưng lại có độ xốp lớn. Trong quá trình hấp thụ, nước và khí NH3 trong phân nước tiểu bị phân tán trong đệm lót làm giảm một phần mùi hôi.

- Tác dụng khử mùi hôi và khí độc quan trọng nhất là do vi sinh vật. Sự lên men do tập hợp của một số lượng các vi sinh vật cực lớn, được cấy vào lúc đầu và sau đó được duy trì và ổn định tạo lập nên một hệ thống cân bằng sinh thái vi sinh vật ổn định. Hệ thống này phát huy năng lực lên men mạnh để tiêu hủy phân đồng thời có tác dụng khử thối, khử khuẩn do các sản phẩm trao đổi chất của chúng như axít hữu cơ (trung hòa và cố định NH3) rượu (trung hòa mùi lạ và diệt vi rút…) các enzim, các loại kháng sinh…

* Hiệu quả môi trường

Đệm lót sinh học làm tiêu phân nên giảm mùi hôi, khí độc trong chuồng hầu như không còn, tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt.

     Giảm tỷ lệ bệnh tật do tác động của môi trường ô nhiễm, chất thải chăn nuôi gây ra, tăng hiệu quả chăn nuôi;

Góp phần bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm nguồn nước, giảm phát thải khí nhà kính.

Chăn nuôi lợn nái nạc trên đệm lót sinh học đã góp phần giải quyết một cách cơ bản vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. Hầu hết, các hộ chăn nuôi lợn nái trên địa huyện và tỉnh còn nhỏ lẻ, manh muốn đặc biệt là nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, do đó việc đưa tiến bộ kỹ thuật về đệm lót vào chăn nuôi nhằm giải quyết vấn đề môi trường.

* Hiệu quả về kinh tế:

Sử dụng đệm lót ngoài việc góp phần giải quyết một cách cơ bản khí độc phát thải trong chuồng, mùi hôi và chất thải ra bên ngoài, thì mô hình này còn làm cho thu nhập của người chăn nuôi tăng lên thêm gần 20 % so với nuôi lợn nái sử dụng công nghệ biogaz composite.

Nếu như mô hình sử dụng bể biogaz có tính toán thêm phần thu do tận dụng được chất đốt từ bể sinh khí tạo ra (bình quân 01 tháng tiết kiệm được 200.000 đ chất đốt, 01 năm tiết kiệm được 2.400.000 đ) thì mô hình nuôi trên đệm lót vẫn cho thu nhập tăng thêm trên dưới 15% so với mô hình sử dụng bể biogaz. Tuy nhiên, ý nghĩa lớn nhất ở đây là mô hình nuôi trên đệm lót dẽ thực hiện, người dân có thể chủ động được nguyên liệu tại địa phương. Hơn nữa, khi sử dụng bể biogaz thì phải cần có thêm diện tích để đặt bể, điều này là khó đối với một số nơi diện tích dành chăn nuôi không còn nữa, nhất là với tình trạng chăn nuôi nằm xen kẹt trong khu dân cư hiện nay.

Trong quá trình nuôi (theo mô hình nuôi trên đệm lót) thì không tốn nhân công dọn chuồng để thu gom chất thải, giảm được lượng nước, lương điện dùng cho chăn nuôi do cọ rửa dội chuồng. Hạn chế các bệnh về đường hô hấp, bệnh đường ruột đặc biệt là bệnh tiêu chảy ở heo con làm giảm chi phí điều trị khi sử dụng thuốc thú y.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật chăn nuôi gà Ai Cập hướng trứng
Bệnh Leuco trên gà và biện pháp phòng chống
Tiến bộ kỹ thuật mới của khối Nhà nước và doanh nghiệp lĩnh vực chăn nuôi
Một số giải pháp phòng tránh stress và sức khỏe đường ruột của heo con
Tăng cường chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc - gia cầm trong mùa lạnh
Phòng chống nóng cho gia súc, gia cầm
Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi heo cỏ trong nông hộ (Phần III: Phòng, trị một số bệnh thường gặp)
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÚI
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI NHÍM
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ
Cần đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi vỗ béo bò
Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc
Xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi - một số công nghệ mới
Quy trình ủ chua cỏ xanh dự trữ làm thức ăn cho gia súc
Kỹ thuật nuôi trùn quế
Những điều cần biết về tinh phân biệt giới tính trên vật nuôi
Chất thải trong chăn nuôi và một số biện pháp xử lý
Bệnh liên cầu khuẩn lợn và biện pháp phòng trị
Nuôi nhông trên cát
    
1   2   3  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006472695

    Lượt trong ngày 3443
    Hôm qua: 2499
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 90
    Tổng số 6472695