Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Thâm canh keo tai tượng giống mới: Nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 19/09/2016 09:59 .Lượt xem: 1608 lượt.
Thâm canh rừng trồng với giống mới Theo đánh giá của Viện KHLN Việt Nam, hiện nay sản lượng gỗ khai thác từ tự nhiên rất ít và đang tiến tới đóng cửa rừng toàn quốc, trong khi đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm gỗ không ngừng tăng lên. Vì vậy, việc chọn tạo, sản xuất giống cây lâm nghiệp mới có năng suất cao và chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu hiện nay là hết sức cần thiết. Keo tai tượng ngoại loài câ

Tuy vậy trên thực tế, nhiều năm qua, rừng trồng keo đang đối mặt với những khó khăn do giá cây giống không ổn định, giống không rõ nguồn gốc, chưa được tuyển chọn đúng quy trình. Rừng trồng tự phát trong dân phần lớn sử dụng giống cây sản xuất đại trà, nguồn giống chưa thực hiện đúng quy trình quản lý, vì vậy năng suất, chất lượng gỗ rừng trồng chưa đồng đều.

Theo PGS-TS Triệu Văn Hùng Giám đốc Viện KHLN Việt Nam, việc sử dụng các giống keo tai tượng xuất xứ Pongaki và Cardwell hiện nay vào trồng rừng sản xuất ở các địa phương đang còn hạn chế. Người dân chưa tiếp cận được các nguồn giống mới đã được công nhận và các địa phương chưa có nhiều mô hình trình diễn giống mới. Đây cũng là các mô hình trình diễn về trồng rừng kinh tế theo hướng thâm canh, làm cơ sở phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ.

Nâng cao năng suất và giá trị kinh tế rừng

Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp của Bộ NNPTNT hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng; tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm từ 4-6%, từng bước đáp ứng nhu cầu về gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Ngoài việc cải tạo hệ sinh thái rừng, cải thiện tiểu khí hậu,đất đai nơi trồng, hạn chế dòng chảy chống xói mòn, trả lại một lượng cành khô, lá rụng cho đất.

Giống và tạo cây con

Hạt giống Keo tai tượng phải được thu hái từ các cây mẹ trong các rừng giống hoặc rừng giống chuyển hoá đã được công nhận. Ưu tiên lấy giống của các xuất xứ Pongaki, Cardwell, Iron range và một số xuất xứ tốt có nguồn gốc Papua Niu Ghinê đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật để trồng rừng.

Để đảm bảo có được nguồn giống tốt cho trồng rừng chỉ thu hạt của những cây mẹ từ 6 tuổi trở lên ở rừng giống hoặc rừng giống chuyển hoá đã được công nhận. Chọn cây mẹ có hình dáng thân đẹp, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh. Khi quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu thì thu hái rồi phơi trên nền gạch cho vỏ quả khô đều. Sau đó cho vào bao tải và đập để tách hạt ra. Làm sạch hạt và phơi trong nắng nhẹ cho đến khi độ ẩm của hạt còn khoảng 6-8%.Trong điều kiện cất trữ thông thường sau 2 năm vẫn đảm bảo sức nảy mầm của hạt khoảng 60%. Nếu được xử lý tốt, tỷ lệ nảy mầm ban đầu của hạt có thể đạt trên 80% và 1kg hạt cho 30.000-35.000 cây con tiêu chuẩn.

Xử lý hạt trước khi gieo bằng cách cho hạt vào chậu rồi đổ nước sôi vào với tỷ lệ 1/10 và ngâm trong khoảng 30 phút, sau đó vớt ra đem ngâm vào nước lã khoảng 1 giờ và rửa sạch. Có thể đem gieo ngay hoặc ủ trong túi vải 2-3 ngày thì hạt nứt nanh và đem cấy vào bầu hoặc gieo trên luống. Cần lưu ý trong quá trình ủ hạt phải rửa chua và thay túi hàng ngày.

Xử lý thực bì toàn diện ở nơi có thực bì mọc tốt. Trồng với mật độ 2.500 - 3.300 cây/ha với mục tiêu phòng hộ, và mật độ 1.650 - 2.000 cây/ha với mục tiêu sản suất.

Thời vụ trồng rừng: Các tỉnh ven biển miền Trung trồng vụ Thu Đông (tháng 9-11 DL).

Khi mục đích trồng rừng là để lấy gỗ xẻ phải tiến hành tỉa thưa lần 2 trong một chu kỳ kinh doanh, cường độ tỉa thưa mỗi lần là 30% số cây hiện có trong lâm phần. Khi rừng đến tuổi 15 tiến hành khai thác chính theo phương thức chặt trắng. Keo tai tượng có khả năng tái sinh hạt rất tốt, có thể tận dụng khả năng đó sau khai thác luân kỳ 1 để phục hồi rừng mà không cần phải trồng lại.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện KHLN Việt Nam, tùy theo các lập địa khác nhau, năng suất rừng trồng của keo tai tượng ngoại có thể đạt 20 - 36 m3/ha/năm.



Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Biện pháp kỹ thuật canh tác NLKH thích ứng với BĐKH
Một số điểm cần đặc biệt lưu ý về trồng mây
Song mây: Hình thái, vùng phân bố và công dụng của song mây
Không trồng keo lai với mật độ dày để tránh dịch bệnh
Các bệnh thường gặp ở cây keo và biện pháp phòng chống
Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng với mục đích kinh doanh gỗ lớn (phần 1)
Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng với mục đích kinh doanh gỗ lớn (phần 2)
Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng với mục đích kinh doanh gỗ lớn (phần 3)
Kỹ thuật chăm sóc Sa nhân mọc tự nhiên dưới tán cây rừng
Kỹ thuật nhân giống và trồng Sa nhân
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Năm 2016, hoàn thành trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Kỹ thuật trồng chuối mốc
Kỹ thuật trồng Lâm sản ngoài gỗ
Kỹ thuật trồng và khai thác cây Song mật
Canh tác nương rẫy bền vững
Kỹ thuật cải tạo vườn tạp
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ GÂY TRỒNG CÂY BỜI LỜI ĐỎ
Kỹ thuật trồng rừng keo lai nuôi cấy mô thâm canh
Bệnh Thán thư hại cây ăn quả và biện pháp xử lý
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoan ta - Tên khoa học: Melia azedarach L
    
1   2   3  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006472701

    Lượt trong ngày 3449
    Hôm qua: 2499
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 91
    Tổng số 6472701