Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Tham quan học tập các tỉnh miền Trung và Tây nguyên
Người đăng: Hứa Viết Thinh, Võ Văn Nghi .Ngày đăng: 13/05/2016 09:59 .Lượt xem: 15822 lượt.
Nhằm thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian đến một cách đạt hiệu quả cao, được sự cho phép của Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Nam, trung tâm Khuyến nông thành lập đoàn công tác tham quan học tập tại một số tỉnh miền Trung và Tây nguyên.

Được sự thống nhất của Sở NN&PTNT, từ ngày 03/5 đến 09/5/2016 (7 ngày) Trung tâm tổ chức Đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm tại 5 tỉnh Tây nguyên: tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai và Bình Định về thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đổi mới hoạt động khuyến nông, tham quan một số mô hình khuyến nông điển hình. Trung tâm xin báo cáo kết quả chuyến tham quan học tập như sau:

1- Kết quả học tập tại các tỉnh:

Trong thời gian học tập, tham quan ở các tỉnh đoàn công tác đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm về chủ trương, cơ chế chính sách, quá trình tổ chức thực hiện và trực tiếp tham quan mô hình sản xuất tiên tiến, hiệu quả, cụ thể như sau:

1.1. Tỉnh Khánh Hòa:

Học tập một số kinh nghiệm về xây dựng Tổ đội HTX đánh bắt hải sản xa bờ, trang thiết bị hàng hải trên tàu. Những kinh nghiệm này đoàn công tác học tập và thấy rất cần thiết cho Quảng Nam, riêng Trung tâm học tập kinh nghiệm trước mắt xây dựng tốt nội dung phục vụ cho Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp vào tháng 8/2016.

1.2. Tỉnh Lâm Đồng:

Tham dự Hội nghị giao ban Câu lạc bộ  Khuyến nông đô thị lần 1 năm 2016; Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề: Phát triển Rau, Hoa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tham quan các mô hình Phát triển Rau, Hoa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Vườn lan - Xương rồng Sang Còi  tại 16/1 Hồ Xuân Hương, P9, TP. Đà Lạt; Vườn dâu Thanh Trung tại 35 Hồ Xuân Hương, P.9, TP. Đà Lạt; Hợp tác xã rau sạch Xuân Hương  tại 46A, Hồ Xuân Hương, P.9, TP. Đà Lạt; Các cơ sở trồng Atiso tại TP. Đà Lạt.

- Cuộc họp giao ban các đơn vị đã trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng các đề án phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ven đô, việc đề xuất xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển nông nghiệp đô thị rất cần thiết phải tiếp cận theo hướng đa ngành hay nông nghiệp đa dụng. Trong đó, để nâng cao giá trị nông nghiệp đô thị rất cần thiết xây dựng và phát triển loại hình nông nghiệp gắn với du lịch, xem đây là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng, miền.

- Diễn đàn phát triển rau hoa ứng dụng công nghệ cao cho thấy: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là yêu cầu tất yếu khách quan trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế. Mỗi địa phương có thế mạnh riêng, có nhiều hình thức lựa chọn công nghệ để áp dụng, có thể áp dụng từng phần hoặc trọn gói. Theo kinh nghiệm một số địa phương và doanh nghiệp đã ứng dụng thành công thì nên ứng dụng công nghệ trọn gói đồng bộ có hiệu quả hơn.

1.3.Tỉnh Đắk Lắk:

- Làm việc với trung tâm khuyến nông Đắk Lắk để nghe báo cáo tình hình công tác và tham quan mô hình nuôi nhím thương phẩm, sinh sản: Cơ sở Thanh Liêm, địa chỉ: Tổ 5, P. Tân An, TP. Buôn Mê Thuột; Mô hình nuôi nai sinh sản, thương phẩm để lấy nhung; Trại sản xuất cá giống nước ngọt.

- Qua làm việc cho thấy: Hệ thống khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên thôn bản, tỉnh ĐăkLăk rất quan tâm và hình thành rất đồng bộ. Hệ thống đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn được quan tâm đầu tư đúng mức, từ khi trung tâm khuyến nông tỉnh đượ công nhận là cơ sở đào tạo nghề, tỉnh đã đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm Khuyến nông rất bài bản, theo đó Trung tâm có một trường đào tọa nghề, có nhà nghỉ cho học viên, bếp ăn, có khu thực hành 10 ha để xây dựng các mô hình mẫu cho học viên học tập. Cơ chế kinh phí: Trên tỉnh cấp phần kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cho Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở ủy quyền cho Chi cục PTNT quản lý và ký hợp đồng lại cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện.

1.4.Tỉnh Gia Lai:

- Làm việc với trung tâm khuyến nông Gia Lai để nghe báo cáo tình hình công tác và tham quan các cơ sở sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP.

- Qua làm việc cho thấy: Khuyến nông Gia Lai đã tham gia tốt với các dự án hợp tác công tư (PPP), theo đó Khuyến nông là đầu mối và là cầu nối với doanh nghiệp, người sản xuất, nơi bán sản phẩm thành chuỗi khép kín trong sản xuất Cà phê.

- Qua tham quan cho thấy: Điều kiện Gia Lai tương đồng với các huyện miền núi Quảng Nam, các doanh nghiệp vẫn có thể đầu tư sản xuất rau với quy mô lớn, tập trung có thương hiệu (tiêu thụ các tỉnh miền trung), ứng dụng một phần công nghệ cao. Điểm quyết định đến thành công là họ gây dựng thương hiệu, có cửa hàng tiêu thụ ổn định, sản xuất cuốn chiếu cho nhiều loại rau để đảm bảo ngày nào cũng có sản phẩm cung ứng.

1.5.Tỉnh Bình Định:

- Làm việc với trung tâm khuyến nông Bình Định và tham quan các mô hình nuôi lươn thương phẩm, không bùn, trong bể xi măng; Nuôi tôm thẻ chân trắng an toàn.

- Qua làm việc và tham quan cho thấy: Khuyến nông Bình Định và Ngành Nông nghiệp Bình Định có các mô hình vượt trội trong phát triển chăn nuôi, cụ thể: Trong chăn nuôi heo, Bình Định có trại heo cấp 1 tại Tỉnh và hầu hết các địa phương cấp huyện đều có trại giống heo cấp 2. Nhờ đó đã chủ động được con giống tốt cho sản xuất, vì vậy chăn nuôi heo ở Bình Định rất phát triển. Về chăn nuôi bò, Bình Định cũng là một trong những địa phương đầu tư cho công tác cải tạo đàn bò sớm và mạnh, đến nay toàn tỉnh có tỷ lệ bò lai đạt trên 76%, có nhiều địa phương trong tỉnh đạt gần 100%, hiện nay tiến đến các mô hình bò siêu thịt; Có doanh nghiệp nhập 100 ngàn con bò về vổ béo (nhập từ Úc). Trong trồng trọt, khi thực hiện thành công các mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa, Ngành nông nghiệp tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ 50% giống ngô, đậu phụng, mè cho chuyển đổi. Đối với thủy sản, nỗi trội nhất là tỉnh đã nghiên cứu nhân giống lươn nhân tạo thành công, tạo điều kiện để phát triển nghề nuôi lươn.

2. Một số bài học kinh nghiệm:

Qua tham quan, học tập đã rút ra một số bài học sau đây:

- Lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo kịp thời bằng chủ trương, cơ chế, chính sách cụ thể sẽ tác động một cách hiệu quả thiết thực cho nông nghiệp phát triển.

- Các cơ chế, chính sách đa số tập trung theo hướng hỗ trợ cho doanh nghiệp và đầu tư sản xuất, chế biến, bao tiêu sản phẩm, thuê đất; Hỗ trợ mô hình sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa, v.v.

- Các mô hình sản xuất có hiệu quả đều có nguồn gốc từ doanh nghiệp thuê được đất, tích tụ tập trung ruộng đất, bao tiêu tốt sản phẩm nông dân sản xuất ra.

- Hệ thống làm nông nghiệp từ Tỉnh đến cơ sở đều có cán bộ phụ trách xúc tiến thương mại, chăm lo đến đầu ra sản phẩm cho nông dân. Hệ thống khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên cơ sở của nhiều tỉnh đã củng cố và phát triển theo tinh thần Nghị định 02/CP của chính Phủ về Công tác Khuyến nông.

- Các mô hình cần học tập áp dụng phát triển tại tỉnh Quảng Nam: Nuôi nhím thương phẩm, sinh sản tại tỉnh Đắk Lắk; Nuôi nai sinh sản, thương phẩm để lấy nhung tại tỉnh Đắk Lắk; Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Gia Lai; Nuôi lươn thương phẩm, không bùn, trong bể xi măng tại tỉnh Bình Định.

3. Một số đề xuất:

- Đề xuất Sở sớm làm việc với Sở Lao động TB&XH tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh giao nguồn kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn về Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở sẽ ủy quyền cho Chi cục PTNT quản lý. Có như vậy khi phân bổ đào tạo nghề đúng định hướng của tỉnh, đúng ưu tiên (như ưu tiên xã Nông thôn mới), tránh tình trạng dàn trải như hiện nay và dạy nghề chưa đúng yêu cầu đặt ra của ngành lại không gắn với mô hình thực hành.

- Sở tham mưu cho UBND tỉnh, đánh giá lại Ban nông nghiệp xã, củng cố kiện toàn Ban này đồng thời tăng cường cán bộ khuyến nông cho những địa phương, vùng khó khăn cần thiết, gắn khuyến nông cơ sở với công tác dịch vụ để tăng thu nhập, cán bộ yên tâm công tác.

- Tỉnh cần có quy hoạch Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiện nay cả nước có 22 tỉnh, thành đã được Thủ tướng phê duyệt các khu này, Quảng  Nam chưa có. Rút kinh nghiệm thành công từ Lâm Đồng, chúng ta cần chia ra 2 vùng riêng biệt: Khu công nghệ cao (diện tích ít hơn, 100-150 ha), khu này chủ yếu nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và Khu sản xuất ứng dụng công nghệ cao (diện tích lớn và có thể nhiều khu), đầy đủ cơ sở hạ tầng, mời gọi doanh nghiệp vào đầu tư.

Chuyến đi công tác diễn ra đúng lộ trình, thời gian, địa điểm tham quan, học tập, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nội dung công tác theo kế hoạch và kết thúc an toàn. Từ kết quả chuyến tham quan, học tập này là cơ sở để Trung tâm  tham mưu, đề xuất cho ngành về chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian đến, ứng dụng tại địa phương những mô hình hiệu quả, lựa chọn đề xuất một số mô hình trình diễn mới trong thời gian đến ./.



Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Niềm vui của những người trồng ngô biến đổi gen
Tây Ninh phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Mô hình trồng rau khí canh, phù hợp với đô thị
Mô hình lâm ngư kết hợp và khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn
Huyện Hòa Vang: 5 doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao
Quỹ khuyến nông, một 'đặc sản' của Hà Nội
10 hoạt động nổi bật trong công tác Khuyến nông Hậu Giang năm 2017
Định hướng và giải pháp phát triển cây Sắn tại Quảng Ngãi
Thu nhập cao từ CÂY CHUỐI TIÊU HỒNG thương phẩm Tại Hợp tác xã Tiến Thành thành phố Hưng Yên-Bài học kinh nghiệm cho Quảng Nam
THẤY GÌ TỪ MỘT MÔ HÌNH KHUYẾN NÔNG TẠI HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI
Các tin cũ hơn:
Đà Nẵng: 30 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới
Thừa Thiên Huế: Hợp tác xã sản xuất rau má theo hướng VietGAP hoạt động hiệu quả
DN ồ ạt đầu tư vào nông nghiệp: Đón thách thức, nắm cơ hội
Nuôi ngàn con trăn trong nhà, lãi bạc tỷ mỗi năm
Giải oan cho ong mật
Trồng gấc xuất khẩu
Thanh Hoá: Hội thảo đầu bờ giống lúa lai mới HKT99 năng suất, chất lượng
Lâm Đồng: Mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ đạt hiệu quả cao
“Ông chuyển giao” nói chuyện chuyển đổi
Giống cà chua thích ứng biến đổi khí hậu.
    
1   2  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006472621

    Lượt trong ngày 3368
    Hôm qua: 2499
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 77
    Tổng số 6472621