Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Bệnh liên cầu khuẩn lợn
Người đăng: Phạm Thị Thu Thủy .Ngày đăng: 22/12/2015 15:04 .Lượt xem: 2275 lượt.
Tình trạng giết mổ, kinh doanh, tiêu thụ thịt lợn ngày càng tăng, đặc biệt để phục vụ cho tết Nguyên đán Bính Thân 2016 sắp tới. Bên cạnh vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, người chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, tiêu thụ cần đặc biệt lưu ý đến bệnh liên cầu khuẩn lợn. Đây là một bệnh truyền nhiễm ở lợn và có thể lây lan sang người, diễn biến cực kỳ nhanh, gây nên các biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn streptococcus suis. (S.suis) gây ra, vi khuẩn thường ký sinh ở niêm mạc đường hô hấp trên, đường sinh dục và đường tiêu hóa của lợn khỏe mạnh. Ngoài ra nó còn tồn tại trong phân, rác thải, nước … Môi trường đóng vai trò quan trọng việc truyền lây mầm bệnh từ lợn sang lợn và lợn sang người. S.suis týp II thường gây bệnh ở người, dễ mắc nhất là những người làm việc trong môi trường liên quan đến lợn. Cách lây qua đường tiêu hóa là chủ yếu. Loại vi khuẩn này cư trú trên cơ thể lợn, kể cả đối với lợn không mắc bệnh cũng có một tỷ lệ nhỏ vi khuẩn này ký sinh. Nó ít khi gây bệnh cho người, trừ khi chúng ta ăn các loại thức ăn chưa nấu chín. Khi lợn mắc bệnh tai xanh do S.suis  gây ra (thường gây bệnh ở lợn nái, lợn con và lợn đực đang trong giai đoạn sinh sản), sức đề kháng của lợn bị suy giảm, đây chính là nguyên nhân làm bùng phát bệnh liên cầu khuẩn ở lợn. Một cuộc nghiên cứu cho thấy, 40% trường hợp mắc bệnh được xác định do tiếp xúc trực tiếp với lợn mang mầm bệnh, 60% không xác định được. Bệnh nhân mắc đa số độ tuổi trung niên từ 40-60, trong đó 80% là nam giới. Một số người mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do tiếp xúc với lợn mắc bệnh, lây truyền chủ yếu qua vết thương xây xát trên da. Chính vì vậy, tỉ lệ nhiễm liên cầu lợn cao nhất ở người trực tiếp chăn nuôi và người giết mổ  lợn. Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất ngoài những người tiếp xúc trực tiếp với lợn, chăn nuôi, giết mổ còn có buôn bán, vận chuyển lợn. Những người nội trợ cũng có nguy cơ do tiếp xúc với thịt lợn và các sản phẩm từ lợn trong quá trình nấu nướng, chế biến hằng ngày. Bệnh nhân nam ở Việt Nam là chủ hàng bán lòng lợn, tiết canh. Người cũng có thể bị bệnh qua đường hô hấp do hít phải liên cầu khuẩn có trong không khí do lợn bệnh ho, hắt hơi bắn ra (Phạm Sỹ Lăng & Hoàng Văn Năm, 2012, trang 170).

Khi mắc bệnh này, lợn có các triệu chứng: triệu chứng đầu tiên là sốt cao (42,50 c), bỏ ăn, ủ rũ, mệt mỏi, què. Giai đoạn đầu của bệnh, lợn có triệu chứng thần kinh, đi lại loạng choạng hoặc có tư thế đứng không bình thường, co giật, có chứng giật cầu mắt. Mắt thường nhìn chòng chọc, niêm mạc mắt nhày có màu đỏ.

Triệu chứng ở người: thời gian nung bệnh từ 1 – 3 ngày, có thể kéo dài tới 10 ngày. Biểu hiện ban đầu là sốt cao (lạnh, tay chân run rồi nổi lên cơn sốt rất cao, trên 390c), đau đầu dữ dội, đau cứng cổ gáy sau đó tri giác lơ mơ, li bì, hôn mê, sốc và tụt huyết áp, suy hô hấp, xuất hiện các ban hoại tử trên da (xuất huyết rất to, màu xám đen, bong tróc hay lốm đốm). Một số bệnh nhân có biểu hiện ban phát trên da, sau 5 ngày ban không những không lặn mà càng rõ kèm theo mệt mỏi, Tiếp đó bệnh nhân có thể bị viêm màng não như nhức đầu, buồn nôn, nôn vọt, cứng cổ, sốt cao … viêm phổi, suy gan, suy đa phủ tạng. Ngoài ra có thể có những biểu hiện nhiễm trùng huyết sốt cao, da xanh, mệt mỏi … Nếu được phát hiện sớm thì điều trị khả quan, nếu phát hiện muộn bệnh nhân có thể bị phù não, để lại các di chứng nặng như động kinh và có thể tử vong. Đặc biệt người bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn thường có các biểu hiện giống nhiều bệnh khác như nhiễm khuẩn huyết, sốt xuất huyết… nên dễ gây chẩn đoán nhầm, dẫn đến bệnh nhân bị điều trị sai và muộn.
                                            
                                                 Hình: các vết hoại tử trên da bệnh nhân

Trước những hậu quả nghiêm trọng mà bệnh liên cầu khuẩn có thể mang lại, việc phòng bệnh là cần thiết bằng cách sử dụng vacxin phòng bệnh cho lợn, phòng bệnh bằng vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý, đối với người cần lưu ý các biện pháp sau:

·        - Phối hợp liên ngành kiểm soát bệnh trên lợn, kiểm soát chăn nuôi, giết mổ lợn.

·        - Các cơ sở mua bán và vận chuyển lợn cần chú ý, trước khi vận chuyển lợn đi tiêu thụ phải được tập trung tại các điểm thu gom đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y và được khử trùng tiêu độc hàng ngày.

·        - Người có vết thương ở tay, chân … không được tham gia giết mổ lợn.

·        - Sau khi tham gia giết mổ lợn phải rửa sạch tay bằng các dung dịch sát khuẩn.

·        - Không ăn thịt lợn chưa được nấu chín như thịt đầu luộc tái, lòng lợn và nội tạng chần, nem chua … đặc biệt là tiết canh.

·        - Không tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm, chết

+ Khi xử lý lợn ốm, chết phải sử dụng trang bị phòng hộ: găng tay, ủng, khẩu trang

+ Không chế biến để ăn thịt lợn ốm, chết không rõ nguồn gốc.

Về nguyên tắc điều trị là sử dụng kháng sinh kết hợp điều trị hỗ trợ./.

  

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật chăm sóc heo đen hậu bị
Kỹ thuật chăm sóc heo nái đen sinh sản
Một số cải tiến chuồng trại trong chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học tại Quảng Nam
Hiệu quả mô hình nuôi lợn nái ngoại trên nền đệm lót sinh học
Kỹ thuật chăn nuôi gà Ai Cập hướng trứng
Bệnh Leuco trên gà và biện pháp phòng chống
Tiến bộ kỹ thuật mới của khối Nhà nước và doanh nghiệp lĩnh vực chăn nuôi
Một số giải pháp phòng tránh stress và sức khỏe đường ruột của heo con
Tăng cường chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc - gia cầm trong mùa lạnh
Phòng chống nóng cho gia súc, gia cầm
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ
Cần đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi vỗ béo bò
Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc
Xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi - một số công nghệ mới
Quy trình ủ chua cỏ xanh dự trữ làm thức ăn cho gia súc
Kỹ thuật nuôi trùn quế
Những điều cần biết về tinh phân biệt giới tính trên vật nuôi
Chất thải trong chăn nuôi và một số biện pháp xử lý
Bệnh liên cầu khuẩn lợn và biện pháp phòng trị
Nuôi nhông trên cát
    
1   2  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006472346

    Lượt trong ngày 3094
    Hôm qua: 2499
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 63
    Tổng số 6472346