Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Bệnh liên cầu khuẩn lợn và biện pháp phòng trị
Người đăng: Lê Thị Hà .Ngày đăng: 20/07/2015 11:51 .Lượt xem: 43293 lượt.
Bệnh liên cầu khuẩn là một trong những bệnh truyền nhiễm ở lợn. Bệnh xảy ra ở hầu hết các loài động vật máu nóng, trong đó lợn là động vật mắc bệnh chủ yếu. Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa nắng nóng nhất là khi gặp các điều kiện thuận lợi làm cơ thể vật chủ suy yếu đặc biệt trong trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh tai xanh thì vi khuẩn liên cầu có thể phát triển mạnh hơn và làm ph

1.     Đặc điểm bệnh liên cầu khuẩn lợn

a)    Nguyên nhân:

Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn do một loại vi khuẩn có hình dạng liên cầu với tên khoa học là Streptococcus suis (S.suis) gây nên (gọi tắt là liên cầu lợn). Liên cầu lợn chủ yếu sống ở các loài lợn đã thuần hoá, nhưng đôi khi cũng tìm thấy ở các loài lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim. Vị trí cư trú của liên cầu lợn là ở đường hô hấp trên đặc biệt là ở mũi, ở đường tiêu hoá và đường sinh dục của lợn. Có 2 týp liên cầu lợn: týp 1 thường gây bệnh ở các đàn lợn dưới 8 tuần tuổi, týp 2 thường gây bệnh ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Cả 2 týp này đều cư trú ở hạch amidal. Lợn trưởng thành có nguy cơ nhiễm cao nhất. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ vài giờ đến ba ngày.

b)    Triệu chứng bệnh:

Tùy vào sức đề kháng của con vật và mức độ bệnh mà diễn biến bệnh cũng như triệu chứng bệnh có khác nhau:

Thể quá cấp tính lợn mắc bệnh có thể chết rất nhanh (đột tử) mà không có bất kỳ triệu chứng điển hình nào của bệnh.

 Thể cấp tính với các biểu hiện như: sốt cao (có thể đến 42 độ C), ủ rũ, biếng ăn hoặc bỏ ăn, giảm vận động. Các triệu chứng muộn hơn khi lợn mắc bệnh thường thấy là con vật có biểu hiện thần kinh như: run rẩy, mất khả năng giữ thăng bằng, giảm thính giác và thị giác. Ngoài ra, còn có biểu hiện khác như viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm phổi, bại huyết, viêm khớp, viêm khí quản và gây xẩy thai ở lợn.

Ở thể mãn tính lợn có các biểu hiện như: viêm tai giữa, què. Những con lợn may mắn sống sót có thể trở thành vật mang trùng ở thể mãn tính và đây chính là mối nguy hiểm tiềm tàng có thể làm phát sinh bệnh khi các điều kiện chuồng trại kém, không có thông khí, nuôi ở mật độ đông, điều kiện chăm sóc  nuôi dưỡng kém.

Tỷ lệ chết tùy thuộc vào lứa tuổi, sức đề kháng, khả năng miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm (như: tai xanh, dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng...), tình trạng vệ sinh chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng …

c)     Truyền lây:

Lợn mang vi khuẩn là nguồn lây nhiễm chính. Trong quá trình sống và sinh hoạt chung với đàn mầm bệnh từ lợn bệnh sẽ phát tán ra ngoài môi trường  và gây nhiễm cho những con khỏe mạnh. Liên cầu khuẩn có thể tồn tại lâu trong phân, nước, rác và có thể phát triển và gây bệnh khi gặp các điều kiện thuận lợi. Bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp khi lợn khoẻ hít thở không khí có chứa mầm bệnh, sự tiếp xúc giữa lợn bệnh và lợn khoẻ hay việc ăn phải thức ăn và nước uống có mầm bệnh đều có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

          Một con đường lây lan khác cũng rất hay gặp là thông qua ruồi, ruồi có thể bay từ trang trại này sang trang trại kia và mang theo các tác nhân gây bệnh khác nhau không loại trừ mang theo liên cầu khuẩn lợn.

Ở người liên cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể người khi người tiếp xúc với lợn, các sản phẩm của lợn mang mầm bệnh, thịt lợn nhiễm bệnh chưa nấu chín. Liên cầu khuẩn đi vào người qua các vết thương hở trên da hoặc niêm mạc mũi, miệng.

2.     Các biện pháp phòng và điều trị bệnh

a)    Phòng bệnh:

Hiện nay, chưa có vắc-xin để chủ động phòng bệnh liên cầu lợn, do vậy người chăn nuôi cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh như sau:

- Con giống đưa về nuôi phải khỏe mạnh, mua con giống có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan Thú y có thẩm quyền cấp. Trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly, theo dõi 21 ngày;

- Thực hiện phương thức chăn nuôi "cùng nhập, cùng xuất". Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thực hiện tiêu độc, khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng bằng vôi và các loại hóa chất như: Benkocid, Iodine, formol 5%, ... . Sau mỗi lần xuất bán cần vệ sinh, tiêu độc kỹ và để trống chuồng khoảng 2 tuần trước khi nhập đàn mới;

- Phát quang bụi rậm và khơi thông các cống, rãnh nước quanh khu vực chăn nuôi để hạn chế ruồi, gián, chuột vào chuồng; chuồng trại phải đảm bảo ấm về mùa đông, thoáng mát vào mùa hè;

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh cho lợn theo quy định, tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng, cho ăn đủ chất, đủ lượng.

b) Trị bệnh:

Khi phát hiện trong đàn có lợn mắc bệnh, lợn chết bất thường cần:

- Báo ngay cho nhân viên Thú y xã và chính quyền thôn để báo lên cơ quan Thú y cấp trên.

- Cách ly ngay với những con khỏe mạnh, tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cũng như trợ sức, trợ lực cho đàn. Với những con lợn mắc bệnh, có thể sử dụng một số loại kháng sinh để điều trị như: Penicillin, Kanamycin, Ampicilline, Genta Tylo… .

- Đối với những con lợn bị chết cần tiến hành tiêu hủy bằng cách đào hố chôn sâu theo hướng dẫn của ngành Thú y. Tuyệt đối không vận chuyển, giết thịt, vứt xác lợn chết bừa bãi ra môi trường.

- Toàn bộ khu vực chuồng nuôi phải được vệ sinh, rải vôi, phun thuốc tiêu độc, sát trùng nhiều lần để tiêu diệt mầm bệnh.

3) Phòng tránh lây nhiễm bệnh từ động vật sang người:

Bệnh liên cầu lợn có thể lây truyền từ lợn mắc bệnh sang người và ngược lại. Hiện nay, chưa có bằng chứng nào chứng minh bệnh liên cầu khuẩn có thể lây trực tiếp từ người sang người. Người có nguy cơ nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh. Do vậy để phòng bệnh liên cầu lợn ở người, cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh như sau:

          - Đối với người chăn nuôi: Xây dựng chuồng trại và khu chăn nuôi phải cách biệt với khu ở. Sau mỗi lần cho ăn, vệ sinh chuồng trại cần rửa chân, tay kỹ với xà phòng.  Khi phải tiếp xúc với lợn mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh liên cầu cần phải đeo khẩu trang, găng tay.

- Đối với người giết mổ, vận chuyển cần tuân theo các quy định như không giết mổ, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết. Không dùng lợn mắc bệnh, lợn chết làm thức ăn cho các động vật khác và phải xử lý lợn bệnh, chết đúng cách để tránh làm phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh. Khi thực hiện các thao tác giết mổ người giết mổ cần trang bị cho bản thân các dụng cụ bảo vệ cá nhân cần thiết như : khẩu trang, găng tay, mặc đồ bảo hộ nhằm đảm bảo các vết xước ở da không tiếp xúc với lợn hoặc các sản phẩm từ lợn trong quá trình giết mổ. Nơi giết mổ phải được sạch sẽ và phải cách ly với nơi chế biến. Hằng ngày, sau khi kết thức giết mổ cần thực hiện tiêu độc sát trùng khu giết mổ và các phương tiện vận chuyển.

- Đối với người tiêu dùng: Nên chọn mua thịt đã qua kiểm định của cơ quan thú y. Không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Không ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc và chưa được nấu chín. Người có vết thương hở ở tay phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn sống hoặc thịt lợn tái. Rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc với thịt lợn. Đối với dụng nhà bếp (dao, thớt) nên dùng riêng các dụng cụ chế biến cho thịt sống và thịt chín. Lưu trữ bảo quản thịt sống phải tách biệt với thịt chín và các loại thức ăn ăn sẵn để tránh lây nhiễm. Giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ./.

 

Nguồn tin: Chi cục Thú y
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Nuôi nhông trên cát
Quy trình chăn nuôi vịt biển sinh sản (phần 1)
Quy trình chăn nuôi vịt biển sinh sản (phần 2)
Tích cực chăm sóc, bảo vệ đàn trâu bò trong mùa mưa lạnh
Quy trình làm đệm lót trong chăn nuôi
Bảo dưỡng và chống nóng cho gia cầm khi sử dụng đệm lót
Kỹ thuật chăn nuôi vịt biển sinh sản phần 3
Kỹ thuật chăn nuôi vịt biển sinh sản phần 4
Kỹ thuật chăn nuôi vịt biển sinh sản (phần cuối)
Ủ rơm với urê làm thức ăn chăn nuôi
    
1   2   3  
    
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ
Cần đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi vỗ béo bò
Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc
Xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi - một số công nghệ mới
Quy trình ủ chua cỏ xanh dự trữ làm thức ăn cho gia súc
Kỹ thuật nuôi trùn quế
Những điều cần biết về tinh phân biệt giới tính trên vật nuôi
Chất thải trong chăn nuôi và một số biện pháp xử lý






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006471657

    Lượt trong ngày 2405
    Hôm qua: 2499
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 100
    Tổng số 6471657