Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Kỹ thuật trồng lạc xen đậu xanh trên chân đất lúa chuyển đổi
Người đăng: Nguyễn Bích Lợi .Ngày đăng: 10/05/2015 00:40 .Lượt xem: 7446 lượt.
Cây lạc (Arachis hypogaea L.)là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, là cây trồng có thế mạnh trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả cho người sản xuất. Để giúp bà con nông dân sản xuất lạc đạt hiệu quả kinh tế cao chúng tôi xin giới thiệu "Kỹ thuật trồng lạc xen đậu xanh trên chân đất lúa chuyển đổi" như sau:


1. Giống lạc LDH01:

Giống lạc LDH01 do Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ chọn lọc từ quần thể giống lạc lỳ đang sản xuất đại trà tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Giống được công nhận năm 2009.

Đặc điểm giống lạc LDH01: Thời gian sinh trưởng vụ đông xuân: 95 – 100 ngày, vụ Hè Thu 90 – 95 ngày. Dạng hình thân đứng, lá xanh đậm, khả năng phân cành và tỷ lệ cành hữu hiệu cao, tỷ lệ quả 3 hạt 55 – 60%. Vỏ quả rằn, vỏ lụa hồng. Khối lượng 100 quả 157 gram (lớn hơn giống lỳ địa phương khoảng 40 gam), tỷ lệ nhân trên 70%. Nhiễm nhẹ đối với bệnh chết ẻo (héo xanh) và bệnh đốm lá.

- Khả năng chống chịu tốt với điều kiện khô hạn hơn các giống L14, L23.

- Năng suất trong điều kiện thâm canh trong vụ Đông Xuân đạt từ 35 – 40 tạ/ha và trong vụ Hè là 35 – 40 ta/ha.

          2. Thời vụ:

          -  Vụ Đông xuân: từ 22/12 đến 15/1, (nếu năm gặp mưa kéo dài, khi dứt mưa, đất ráo, tiến hành xuống giống lạc)

          - Vụ Hè thu: Tốt nhất là gieo hạt từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5, khi vừa thu hoạch lúa, đất còn ẩm để tránh lạc ra hoa, đâm tia gặp tiết Mang chủng.Những chân ruộng quy hoạch nằm trong khu tưới với lúa Hè Thu thì gieo lạc theo thời vụ sản xuất lúa Hè Thu của từng năm. Xuống giống khi đất ừa đủ ẩm.

          Lưu ý: Chân đất lúa nên xuống giống càng sớm càng tốt, gặt lúa ĐX xong, giải phóng đất và tận dụng độ ẩm của đất xuống giống ngay.

          2. Chọn đất và làm đất:

          2.1. Chọn đất: Chọn đất thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giữ ẩm và thoát nước tốt, không bị ngập úng.

2.2. Kỹ thuật làm đất:

Đất Cày sâu, bừa kỹ và làm sạch cỏ dại, sau khi làm đất tiến hành lên luống rộng 1,2 m – 1,4m, rãnh rộng 20 – 25 cm, chiều cao luống 20 – 25cm (tùy chân đất mà lên luống phù hợp, thuận lợi tưới tiêu).

3. Hạt giống và mật độ gieo hạt:

3.1. Hạt giống tốt:

          Cần chọn giống thuần, sạch bệnh, có sức sống cao, hạt đồng đều, tỷ lệ nảy mầm 90 – 95%.

          - Trước khi gieo, nên phơi lại dưới nắng nhẹ 3 - 4 giờ.

          - Gieo lúc có mưa nhỏ, đất ẩm, nếu đất khô nên tưới vào rạch để hạt dễ nảy mầm, gieo hạt cách xa phân bón lót 3 - 4 cm, nếu để hạt tiếp xúc với phân thì hạt sẽ bị chết sót. Độ sâu khi lấp hạt: 2 - 3cm (đất khô thì lấp sâu, đất ẩm thì lấp nông hơn).

          3.2. Lượng giống: 140 kg lạc vỏ/ ha; Đậu xanh: 7 – 8 kg/ ha.

3.3. Mật độ và khoảng cách  gieo hạt:

a. Đối với cây Lạc:

          - Mật độ: 33 cây/m2

           - Khoảng cách: 30 cm x 10 cm x 1 cây/ hốc, hoặc  25cm x 20cm x 2 cây/hốc.

- Độ sâu lấp hạt: Tùy theo điều kiện thời tiết đất đai cụ thể của từng vùng mà bố trí gieo hạt cho hợp lý, độ sâu gieo hạt 3 – 5cm.

b. Đối với cây đậu xanh:

- Giữa 2 hàng đậu xanh trồng 4 hàng lạc (khoảng cách hàng 1 m); Khoảng cách cây cách cây 15 cm (Trồng dạng nanh sấu so với hàng lạc, nhằm giảm cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng giữa cây đậu xanh và cây lạc).

4.  Phân bón và kỹ thuật bón phân:

4.1. Lượng phân bón cho 1 sào (500m2) như sau:

- Vôi:                                        20 - 30 kg

- Phân chuồng:                        400 – 500 kg

- Phân Urê:                               04 - 06 kg

- Phân Lân:                              25 – 30 kg.

- Phân Kali:                               8 - 10 kg.

- Men Trichoderma Spp:  02 kg

4.2. Kỹ thuật bón phân (Bón cho cây lạc và đậu xanh):

* Đối với chân đất cát, cát pha:

- Bón lót 50% lượng vôi trước khi rạch hàng; 100% phân chuồng hoai mục; 100% phân lân. (Men Trichoderma spp Xử lý ủ phân chuồng hoặc trộn với phân chuồng hoai mục để bón).

- Bón thúc lần 1 khi cây có 3 -4 lá thật (10 - 15 ngày sau gieo): 2/3 lượng đạm urê +  ½ lượng kali.

- Bón thúc lần 2: Khi cây có 6 -7 lá thật (sắp ra hoa, sau gieo 20 - 25 ngày) Bón hết lượng ure và Kali còn lại kết hợp với làm cỏ.

- Bón thúc lần 3: Sau khi lạc ra hoa rộ (7 – 10 ngày), bón hết lượng vôi còn lại kết hợp với làm cỏ, vun gốc nhẹ.

* Đối với chân đất thịt nhẹ, thịt trung bình:

- Bón lót 50% lượng vôi trước khi rạch hàng; 100% phân chuồng hoai mục; 100% phân lân. (Men Trichoderma spp Xử lý ủ phân chuồng hoặc trộn với phân chuồng đã ủ hoai mục để bón).

- Bón thúc lần 1: Khi lạc có 3-4 lá thật, bón 100 % phân đạm urê, ½ lượng kali kết hợp xới xáo nhẹ, làm cỏ cho lạc.

- Bón thúc lần 2: Khi cây có 6 -7 lá thật (sắp ra hoa, sau gieo 20 - 25 ngày) Bón hết lượng Kali và vôi còn lại kết hợp xới xáo nhẹ và làm cỏ.

Lưu ý:  Để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, nên bổ sung một số hoạt chất điều hòa sinh trưởng ở các dạng thương phẩm như Atokik, Kali Humat, Rong biển, ... với cách sử dụng, liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì.

5. Chăm sóc và tưới nước:

     - Khi cây có từ 2 lá thật trở lên, tiến hành tỉa cây đúng mật độ quy định.

     - Khi cây có từ 3 - 4 lá thật, xới nông đều khắp mặt luống, đồng thời tiến hành bón thúc cho lạc

     - Khi cây có 6 -7 lá thật (sắp ra hoa) xới gốc sâu 3- 5 cm, để làm sạch cỏ dại và tạo điều kiện gốc thoáng dễ đâm tia, nhưng chú ý không vun đất vào gốc.

     - Khi lạc ra hoa 10 – 15 ngày, xới và vun nhẹ quanh gốc.

     Nếu gặp trời mưa hoặc tưới nước bị ngập tràn, đất bị đóng váng thì xới nhẹ phá váng để thông thoáng.

Nếu thời tiết khô hạn cần phải tưới nước giữ ẩm để cây lạc sinh trưởng phát triển tốt. Nhất là thời kỳ trước ra hoa và thời kỳ làm quả (sau gieo  20 - 22 ngày), tưới nước vào rãnh (không được ngập mặt luống) tạo điều kiện đủ nước sao cho phần giữ luống không bị thiếu nước, giúp cây phục hồi sinh trưởng ra hoa tập trung. Kể từ giai đoạn này trở đi cần tưới nước định kỳ không được để cây héo cho đến khi thu hoạch.

          * Bấm ngọn: lạc sau trồng 40 ngày nên bấm ngọn. Bấm ngọn để cho cây tập trung dinh dưỡng về quả nuôi hạt (Nếu có điều kiện).

6. Phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh hại:

Cỏ dại: dùng thuốc Dual theo đúng liều lượng hướng dẫn để phòng trừ cỏ dại trước gieo trồng và sau khi làm đất.

Sâu hại: sâu xám, sâu xanh, sâu khoang... thường hại ở giai đoạn đầu của cây lạc và sâu đục quả ở giai đoạn tạo quả. Dùng thuốc Padan 95, Fastas, Basudin... để phòng trừ.

Bệnh hại: gỉ sắt, đốm lá, lở cổ rễ, héo rũ. Dùng thuốc Ridomil, Bavistin, Vicarben C, Aliette... để phòng trừ.

7. Thu hoạch và bảo quản :

Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch, thu hoạch khi quả già chiếm 80 – 85% số quả trên cây. Sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, phơi dưới nắng nhẹ đến khi vỏ lụa tróc là được.

Chú ý: phơi lạc giống nhất thiết phải phơi trên nong nia, sân đất (không phơi trực tiếp trên sân gạch, xi măng). Khi phơi khô phải để nguội rồi sau đó mới cho vào bao nilon hoặc chum vại đậy kín, bảo quản nơi khô mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng bên ngoài.

          7. Thu hoạch và bảo quản:

          Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch, thu hoạch khi quả già chiếm 80 – 85% số quả trên cây. Sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, phơi dưới nắng nhẹ đến khi vỏ lụa tróc là được.

          Chú ý: phơi lạc giống nhất thiết phải phơi trên nong nia, sân đất (không phơi trực tiếp trên sân gạch, xi măng). Khi phơi khô phải để nguội rồi sau đó mới cho vào bao nilon hoặc chum vại đậy kín, bảo quản nơi khô mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng bên ngoài.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Thời vụ và cơ cấu giống lúa vụ Hè Thu 2015 ở Quảng Nam
Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng
Hướng dẫn kỹ thuật trồng giống ổi bốn mùa
Hướng dẫn kỹ thuật tham canh cây ngô lai trên chân đất lúa chuyển đổi
Hướng dân kỹ thuật trồng và thâm canh lạc trên chân đất lúa chuyển đổi
Quy trình kỹ thuật sản xuất dưa hấu VietGAP tại Quảng Nam
Kỹ thuật trồng đậu Cove leo an toàn
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Măng tây xanh an toàn
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm Sò (Bào ngư) trên mùn cưa
Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau ngót an toàn
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT TRỒNG HOA THIÊN LÝ
KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TẠI CHỖ
PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN HẠI NGÔ
Thời tiết ảnh hưởng việc bón phân ra sao?
Một số biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây hồ tiêu đầu mùa mưa
kỹ thuật trồng xen canh cây bắp lai xen với cây lạc trên đất lúa chuyển đổi
Trồng đậu phụng trên đất lúa lãi ròng gần 21 triệu đồng/ha
Bón phân dúi sâu cho lúa: Đôi điều suy ngẫm
Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ
Rau VietGAP bí đầu ra
    
1   2   3  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006472703

    Lượt trong ngày 3451
    Hôm qua: 2499
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 94
    Tổng số 6472703