Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

VAI TRÒ CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SẠCH
Người đăng: Nguyễn Ngọc Hoàng Sương .Ngày đăng: 24/03/2015 10:19 .Lượt xem: 1731 lượt.
Sản xuất nông nghiệp ngày nay dần trờ thành tiêu điểm quan tâm không những trên phạm vi quốc gia mà còn trên qui mô toàn cầu.

Sản xuất nông nghiệp Việt Nam đóng góp 24% GDP, 30% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 60% lao động cả nước song rõ ràng sản xuất nông nghiệp lâu nay vẫn chưa chú trọng đúng mức việc bảo vệ môi trường. Sản xuất nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng nông sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường đang là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng. Một trong những biện pháp hữu hiệu để sản xuất nông nghiệp sạch là ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, sử dụng phân hữu cơ vi sinh nhằm thay thế các hoá chất bảo vệ thực vật và các loại phân hoá học có tác động xấu đến môi trường.
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều tiến bộ vượt trội và đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng. Trong tương lai, ĐBSCL được định hướng phát triển thành vùng chuyên canh hàng hoá. Việc thâm canh cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, song bên cạnh đó cũng gây ra nhiều bất lợi đối với môi trường và sự phát triển bền vững. Trong khi đó, nguồn phế phụ phẩm trong nông nghiệp thải ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của Việt Nam ước tính trên 50 triệu tấn mỗi năm. Nguồn phế thải trong chăn nuôi gia súc gia cầm lên đến hàng ngàn tấn. Lượng phế thải này phần lớn là những hợp chất hữu cơ giàu carbon và các nguyên tố khoáng đa vi lượng. Đây là nguồn nguyên liệu có giá trị lý tưởng cho sản xuất các dạng chế phẩm sinh học cũng như phân hữu cơ sinh học chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp sạch, dựa trên các kiến thức khoa học kết hợp với sự màu mỡ của đất đai và các biện pháp cải tạo đất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và việc sử dụng đất lâu dài. Bên cạnh đó, vai trò quan trọng đặc biệt của chất hữu cơ đối với độ phì nhiêu của đất đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Chất hữu cơ góp phần cải thiện đặc tính vật lý, hoá học cũng như sinh học đất và cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cây trồng (Alesandrova, 1949; Whalen & Chang, 2002; Sheppherd & et al, 2002). Việc cung cấp các nguyên tố vi lượng, các dưỡng chất từ phân hữu cơ có ý nghĩa trong việc gia tăng phẩm chất nông sản, làm trái cây ngon ngọt và ít sâu bệnh hơn. Bón phân hữu cơ là nguồn thực phẩm cần thiết cho hoạt động của vi sinh vật đất: Các quá trình chuyển hoá, tuần hoàn dinh dưỡng trong đất, sự cố định đạm, sự nitrat hoá, sự phân huỷ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cũng như ức chế sự hoạt động của các loài vi sinh vật gây bất lợi cho cây trồng.

1. Nông nghiệp sạch - vai trò của phân hữu cơ vi sinh trong cải thiện năng suất và chất lượng nông sản

Nông nghiệp sạch (hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ) là một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và nước, tối ưu về sức khoẻ con người và vật nuôi.

Trước nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực, việc lạm dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật nhằm nâng cao năng suất cây trồng đang trở thành vấn đề cần được quan tâm cải thiện. Bện cạnh việc bảo đảm mục tiêu anh ninh lương thực, cần chú ý phát triển nền nông nghiệp sạch nhằm đóng góp vào việc cung cấp các sản phẩm an toàn phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việc canh tác nông nghiệp sạch không những giúp nông dân tiết kiệm chi phí thuốc trừ sâu và phân hoá học đồng thời có thể đa dạng hoá mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững. Hơn nữa, nếu nông sản được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ còn có thể xuất khẩu với giá cao hơn.

Theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), nền nông nghiệp hữu cơ có khả năng đảm bảo đủ nguồn cung cấp lương thực nuôi sống dân số trên thế giới hiện nay song song với việc giảm thiểu những tác động có hại cho môi trường.

Các nguyên tắc cơ bản của canh tác hữu cơ do IFOAM (International Federation of Organic Agriculture Movements) trình bày năm 1992 như sau:

-  Sản xuất thực phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, đủ số lượng;

-  Khuyến khích và thúc đẩy chu trình sinh học trong hệ thống canh tác, bao gồm vi sinh vật, quần thể động thực vật trong đất, cây trồng và vật nuôi;

-  Duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất trồng về mặt dài hạn;

-  Sử dụng càng nhiều càng tốt các nguồn tái sinh trong hệ thống nông nghiệp có tổ chức tại đại phương;

-  Giảm đến mức tối thiểu các loại ô nhiễm do kết quả của sản xuất nông nghiệp gây ra;

-  Duy trì đa dạng hóa gen trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ và khu vực quanh nó, bao gồm cả việc bảo vệ thực vật và nơi cư ngụ của cuộc sống thiên nhiên hoang dã.

2. Phân hữu cơ vi sinh trong đặc tính sinh học đất

Phân bón hữu cơ có bổ sung vi sinh vật có lợi là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn qui định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.       Phân hữu cơ vi sinh vật không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản. Bên cạnh việc cải thiện năng suất cây trồng cũng như phẩm chất nông sản (mà biểu hiện rõ nhất thông qua chỉ số dư tồn nitrate trong sản phẩm), hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh còn thể hiện qua việc cải thiện tính chất đất bao gồm đặc tính vật lý, hoá học và sinh học đất.

Chất hữu cơ còn là nguồn thức ăn cho các loài sinh vật sống trong đất. Phần lớn vi sinh vật trong đất thuộc nhóm hoại sinh. Nguồn thức ăn chủ yếu của nhóm này là dư thừa và thải thực vật. Cung cấp chất hữu cơ giúp duy trì nguồn thức ăn, tạo điều kiện phát triển sinh khối, đa dạng chủng loại và kiềm hãm sự gia tăng của các loài vi sinh vật có hại.

Duy trì thế cân bằng vi sinh vật có lợi trong đất chủ yếu là bảo vệ và cân bằng vi sinh vật có ích, cũng như các loài thiên địch có lợi trên đồng ruộng. Do đó, thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất cũng như các nguồn vi sinh vật có lợi để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển hạn chế mầm bệnh. Việc bón phân hữu cơ có bổ sung nguồn vi sinh vật đất như nấm Trichoderma sẽ làm giảm tác nhân gây bệnh thối rễ, bổ sung các nguồn vi sinh vật cố định đạm và hoà tan lân, tăng cường nguồn phân đạm cố định được và các hợp chất lân kém hoà tan trong đất trở thành những dạng hữu dụng, dễ tiêu cho cây trồng.

Canh tác nông nghiệp sạch chú trọng việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh hạn chế hoá chất bảo vệ thực vật và phân bón hoá học góp phần cải thiện chất lượng nông sản, độ phì nhiêu của đất, đảm bảo nhu cầu phát triển bền vững trong khi vẫn đảm bảo khả năng duy trì năng suất cây trồng. Việc kết hợp nấm Trichoderma trong phân hữu cơ vi sinh giúp hỗ trợ cây trồng trong việc phòng trừ bệnh như bệnh héo rũ trên dây dưa leo. Ngoài ra, các chủng vi sinh vật có ích khác khi được bổ sung vào phân hữu cơ sinh học còn giúp cải thiện độ phì tự nhiên của đất, giảm chi phí do phân bón vô cơ. Hàm lượng carbon cao và có chất lượng trong phân hữu cơ vi sinh còn giúp cải thiện tính bền vật lý đất và hấp phụ một số nguyên tố gây bất lợi cho cây trồng. Vì thế nông dân cần chịu khó tự ủ phân hữu cơ kết hợp thêm các dòng vi khuẩn, nấm có lợi để bón vào đất trong canh tác.

Hiệu quả lâu dài của phân hữu cơ sinh học sẽ được tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng nhằm hướng tới một nền nông nghiệp, bền vững đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và an toàn cho con người.

 

Theo  Phanbonhuuco.com.vn

Nguồn tin: http://www.khaokiemnghiemphanbon.vn/
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Mini-pan là công cụ giúp nông hộ xác định chính xác thời điểm cần tưới cho cây trồng
Thu hoạch và bảo quản Lạc làm giống
Thời vụ và cơ cấu giống lúa vụ Hè Thu 2015 ở Quảng Nam
Kỹ thuật trồng lạc xen đậu xanh trên chân đất lúa chuyển đổi
Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng
Hướng dẫn kỹ thuật trồng giống ổi bốn mùa
Hướng dẫn kỹ thuật tham canh cây ngô lai trên chân đất lúa chuyển đổi
Hướng dân kỹ thuật trồng và thâm canh lạc trên chân đất lúa chuyển đổi
Quy trình kỹ thuật sản xuất dưa hấu VietGAP tại Quảng Nam
Kỹ thuật trồng đậu Cove leo an toàn
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT TRỒNG HOA THIÊN LÝ
KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TẠI CHỖ
PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN HẠI NGÔ
Thời tiết ảnh hưởng việc bón phân ra sao?
Một số biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây hồ tiêu đầu mùa mưa
kỹ thuật trồng xen canh cây bắp lai xen với cây lạc trên đất lúa chuyển đổi
Trồng đậu phụng trên đất lúa lãi ròng gần 21 triệu đồng/ha
Bón phân dúi sâu cho lúa: Đôi điều suy ngẫm
Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ
Rau VietGAP bí đầu ra
    
1   2  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006472595

    Lượt trong ngày 3343
    Hôm qua: 2499
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 94
    Tổng số 6472595