Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

DIỄN ĐÀN: Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp vùng Nam Trung bộ và Tây nguyên
Người đăng: Cao Văn Mai .Ngày đăng: 24/05/2024 15:07 .Lượt xem: 218 lượt.
Sáng ngày 23/5/2024 tại huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp về: Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp vùng Nam Trung bộ và Tây nguyên.

Tham dự có ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; chính quyền các địa phương; các nhà khoa học, các nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, các HTX và bà con nông dân của 5 tỉnh: Quảng Nam, Bình Định, Gia Lai, Phú Yên và Quảng Ngãi. Diễn đàn thu hút hơn 200 đại biểu tham dự, trong đó có 140 đại biểu là nông dân.

H1: Ông Hồ Trọng Phương - Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Ngãi phát biểu khai mạc diễn đàn

Cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp không chỉ giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn với giá trị cao, tăng thu nhập cho nông dân mà còn là chìa khóa tạo nền tảng cho ngành nông nghiệp tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, thực trạng ứng dụng cơ giới hóa ở các khâu trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta chưa đồng bộ. Từ năm 2011 đến nay, số lượng, chủng loại máy và thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng nhanh. Cụ thể, số lượng máy kéo các loại tăng 60%, máy cấy tăng 10 lần, máy gặt đập liên hợp tăng 80%, máy sấy nông sản tăng 30% và máy phun thuốc bảo vệ thực vật tăng 3,5 lần. Ứng dụng cơ giới hóa đã đưa giá trị gia tăng toàn ngành bình quân đạt từ 2%-3% năm. Năm 2010, năng suất lao động bình quân của người lao động đạt 16, 6 triệu đồng, đến năm 2020 đã tăng lên 52,7 triệu đồng, tăng 3,17 lần.

Qua báo cáo, khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ đã ứng dụng 100% máy móc thiết bị trong khâu làm đất, thu hoạch (90% máy gặt đập liên hợp). Riêng tỷ lệ sử dụng máy móc, thiết bị trong gieo sạ còn thấp, chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích gieo sạ toàn vùng. Khâu bón phân và phòng trừ sâu bệnh đa phần nông dân vẫn sử dụng biện pháp thủ công.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm hay trong thực hiện mô hình nông nghiệp tuần hoàn; chính sách tích tụ ruộng đất, vay vốn đầu tư thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất… Qua đó, giúp ngành Nông nghiệp & PTNT  xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp, cũng như tham mưu cho tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách góp phần đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp.

H2: Lãnh đạo Cục kinh tế hợp tác và PTNT trình bày tham luận

H3: Các lãnh đạo Cục KTHT&PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và tỉnh Quảng Ngãi chủ trì hội nghị.

H4: Máy gieo sạ cụm và phun thuốc trừ sâu tại đồng ruộng.

Đây là diễn đàn nhằm khuyến khích và tìm giải pháp để nâng cao ứng dụng cơ giới hóa trong những khâu, những lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ còn thấp. Diễn đàn đã được nghe các đại biểu là nông dân các tỉnh đặt nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách hỗ trợ tín dụng; chính sách tích tụ đất đai; kỹ thuật sử dụng và bảo dưỡng máy móc, thiết bị...những trở ngại chính trong việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ. Các câu hỏi đã được các đơn vị quản lý, các viện, Trường và những đơn vị cung ứng các loại công cụ, máy móc cơ giới hóa giải đáp.

H5: Đại biểu là nông dân đặt câu hỏi tại diễn đàn

Phát biểu tại diễn đàn, ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nêu lên ý nghĩa của diễn đàn là nhằm kết nối người sản xuất nông nghiệp, người cung ứng máy móc, thiết bị và thị trường ứng dụng cơ giới hóa. Ông Lê Quốc Thanh khẳng định: Cơ giới hóa làm gia tăng giá trị trong sản xuất, giảm nhân công lao động... Chỉ có ứng dụng công nghệ cao mới giải quyết được vấn đề năng suất, chất lượng (nhưng phải bảo vệ môi trường). Cơ giới hóa là nền tảng, là cốt lõi để thay đổi tư duy. Cơ giới hóa chính là thay đổi tư duy. Chúng ta có cơ chế chính sách, chúng ta có giải pháp công nghệ; mấu chốt là chúng ta tổ chức sản xuất như thế nào; phải có thị trường ứng dụng cơ giới hóa;...

H6: Ông Ngô Văn Thanh – PCT huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi báo cáo tham luận

Các giải pháp thúc đẩy cơ giới hóa trong thời gian đến: (1)Thứ  nhất là phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ (đất đai, giao thông nội đồng, thủy lợi nội đồng; hạ tầng công nghệ...) và đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa tạo điều kiện tập trung đất đai xây dựng cánh đồng lớn, tổ chức sản xuất phù hợp với máy móc, thiết bị cơ giới hóa. (2) Đẩy mạnh chuyển giao máy móc sản xuất nông nghiệp, trong đó trọng tâm là khuyến khích phát triển các tổ hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; Đối với vùng duyên hải Nam trung bộ và Tây nguyên đề xuất phát triển Trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp về chế tạo, cung cấp máy móc, thiết bị công nghệ, dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp, công nghệ hổ trợ, chuyển giao khoa học công nghệ, các ý tưởng mới, sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển cơ giới hóa vào phát triển sản xuất nông nghiệp của vùng. (3) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp; Trong đó, bồi dưỡng, tổ chức đào tạo  nâng cao khả năng vận hành máy móc, thiết bị và an toàn lao động cho người sử dụng. Sử dụng công nghệ 4.0 điều khiển các máy móc, thiết bị vào sản xuất nông nghiệp. (4) Phát triển cơ giới hóa đồng bộ phù hợp từng vùng sản xuất với qui mô lớn gắn với tổ chức sản xuất  theo chuỗi giá trị nông sản, tăng cường chế biến sâu tạo ra giá trị gia tăng cao và kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sàn phẩm. (5) Hỗ trợ tập trung đất đai, thuê đất, thuê mặt nước; Hỗ trợ chuyển đổi số để thực hiện dự án cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp, bao gồm: Chi phí số hóa bản đồ đồng ruộng, đất đai; chi phí thuê, mua công nghệ, phần mềm điều khiển số; chi phí huấn luyện, đào tạo lao động thực hiện chuyển đổi số. (6) Đẩy mạnh hoạt động truyền thông để nâng cao  nhận thức, góp phần thay đổi tư duy, thúc đẩy, nhân rộng ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ hướng đến nền nông nghiệp tự động hóa và nông nghiệp số./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Triển khai mô hình khuyến nông ở các xã vùng cao Quảng Nam
Tập huấn kỹ thuật trồng rau sạch cho Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam/Dioxin
TechFest Quang Nam 2024: Những con số và chuỗi sự kiện
Những lợi ích của rau má “loại thảo mộc - quý hơn vàng” đối với sức khoẻ
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006471126

    Lượt trong ngày 1874
    Hôm qua: 2499
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 164
    Tổng số 6471126