Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Một số kết quả thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp (ngành hàng sản xuất lúa gạo) tại tỉnh Quảng Nam
Người đăng: NGUYỄN ĐÌNH VƯƠNG .Ngày đăng: 15/05/2024 14:42 .Lượt xem: 191 lượt.
Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam trung Bộ, có diện tích gieo trồng lúa khá lớn. Hàng năm, diện tích gieo trồng lúa của tỉnh khoảng 83.000 ha, năng suất bình quân đạt 56,3 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 467,3 nghìn tấn. Vụ Đông Xuân 2023 - 2024, diện tích gieo trồng khoảng 41.515ha, năng suất bình quân đạt 61,8 tạ/ha, sản lượng đạt 256,562 nghìn tấn.

* Một số cơ chế chính sách thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo

Trên cơ sở Chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển liên kết giữa doanh nghiệp và HTX theo quy định tại Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp; Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững... Trong thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam đã tham mưu UBND tỉnh Quảng Nam ban hành nhiều cơ chế, chính sách về phát triển sản xuất nông nghiệp, cụ thể như: Quyết định số 2240/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/02/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam Ban hành Quy định về triển khai thực hiện Nghị quyết số 45/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tình Quảng Nam; Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 17/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nông nghiệp trên địa bàn Quảng Nam; Quyết định số 101/QĐ-UBND ngày 11/01/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TU ngày 14/10/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 7059/KH-UBND ngày 16/10/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc Ban hành Kế hoạch phát triển vùng trồng tập trung các sản phẩm chủ lực gắn với Mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030.

Đặc biệt giai đoạn trước đây, Quảng Nam đã ban hành cơ chế đẩy mạnh hỗ trợ cơ giới hóa một số khâu của sản xuất: Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 17/11/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam Quy định cơ chế hỗ trợ đẩy mạnh cơ giới hoá một số khâu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 16/4/2013 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND. Các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ trực tiếp để đầu tư máy cày 4 bánh và máy gặt đập liên hợp. Bên cạnh đó, nhiều địa phương trong tỉnh ban hành các Đề án hỗ trợ tích tụ, tập trung ruộng đất... Từ các cơ chế, chính sách ban hành, đã từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn, cánh đồng mẫu…; trên cơ sở đó, khuyến khích hỗ trợ HTX, Tổ hợptác, hộ gia đình mạnh dạn đầu tư mua các loại máy phù hợp với điều kiện sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là áp dụng cơ giới hóa vào các khâu của sản xuất lúa gạo.

* Kết quả ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu của quá trình sản xuất lúa gạo

Trên cơ sở các cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh đã ban hành, các địa phương đã chủ động lồng ghép, khuyến khích đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Theo đó, việc ứng dụng cơ giới hóa  đồng bộ từ khâu làm đất đến gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch…của  sản xuất lúa gạo đã đạt được kết quả như sau:

TT

Nội dung  ứng dụng

Diện tích

(ha)

Máy móc, thiết bị

Tỷ lệ (%)

Ghi chú(*)

1

Khâu làm đất

76.000

Máy cày, máy lồng đất

92

2

Khâu gieo trồng

2.400

2 - 3

Manh mún, nhỏ lẻ

3

Khâu chăm sóc

4

Khâu thu hoạch

79.000

Máy gặt đập liên hợp, máy gặt mini…

95

5

Khâu sau thu hoạch (phơi sấy, vận chuyển…)

-

Phơi sấy

5.000

Lò sấy, máy sấy…

6

Công ty sản xuất giống, các HTX

-

Vận chuyển

79.000

Xe cơ giới

95

Việc ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu của sản xuất lúa gạo từ bảng trên có thể thấy rằng:

- Tỷ lệ cơ giới hóa trong 2 khâu chính là làm đất bình quân toàn tỉnh đạt  92% và khâu thu hoạch lúa đạt trên 95%. Đặc biệt, đối với các địa phương sản xuất lúa vùng đồng bằng (9 huyện); các cánh đồng lớn, cánh đồng sản xuất tập trung ở một số vùng trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh (Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình, Phú Ninh...) khâu làm đất và thu hoạch ứng dụng cơ giới hóa bằng máy gặt đập liên hợp đạt tỉ lệ gần như 100%.


                                                                                Hình ảnh: Máy làm đất

- Trong công tác chăm sóc: Bước đầu đã ứng dụng máy cấy, máy phun thuốc (Drone) để phục vụ chăm sóc và quản lí các đối tượng sâu bệnh hại...Qua đó đã giúp tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Riêng đối với các vùng có liên kết sản xuất lúa giống, ngoài việc ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu làm đất, chăm sóc thì hầu hết các diện tích đều áp dụng công nghệ sấy tiên tiến.


                                                                               Hình ảnh: Máy cấy lúa

Có thể nói rằng, sản xuất lúa gạo trong điều kiện đất đai còn manh mún,  nhưng kết quả ứng dụng cơ giới đã đạt được những kết quả như trên là đáng khích lệ.


Hình ảnh: Lò sấy lúa
* Một số thuận lợi, khó khăn

            - Thuận lợi

            + Tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có ứng dụng cơ giới hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

            + Công tác dồn điền, đổi thửa được các địa phương sớm, giao thông nội đồng được đầu tư đồng bộ đã góp phần nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất.

            + Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được chuyển giao đến nông dân và áp dụng rộng rãi vào sản xuất với quy mô áp dụng ngày càng lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Môi trường đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ngày càng được cải thiện, tạo thuận lợi cho các địa phương chủ động trong việc kêu gọi đầu tư; trong đó nổi bật nhất là liên kết sản xuất, ứng dụng cơ giới hóa trên các cánh đồng sản xuất tập trung.

            - Khó khăn: Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc ứng dụng cơ giới hóa còn gặp một số vấn đề khó khăn như:

            + Diện tích sản xuất lúa nước về cơ bản vẫn còn manh mún, nhỏ lẽ, nhiều thửa nên việc áp dụng cơ giới hóa vào các khâu trong sản xuất còn hạn chế; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản suất theo hướng cơ giới hóa và hiện đại hóa.

            + Công nghệ sau thu hoạch còn chưa phát triển, nông sản chủ yếu phơi ngoài trời, giá trị chưa cao, thất thoát sau thu hoạch lớn.

   + Các Hợp tác xã hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp chưa đủ mạnh; đa số hoạt động đơn dịch vụ, chưa chủ động trong liên kết, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất.

            * Đề xuất kiến nghị

            - Các Bộ ngành liên quan sớm trình Chính phủ Nghị định về cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp.

          - Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các đơn vị liên quan sớm triển khai các nội dung của Quyết định số 3394/QĐ-BNN-KTHT ngày 11/8/2023 V/v ban hành Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030. Trong đó, có Xây dựng đề án đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp.

           - Kính đề nghị Chính phủ, Bộ, ngành quan tâm chỉ đạo xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cơ giới hóa khâu chăm sóc, công nghệ sau thu hoạch.

            - Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao máy móc phù hợp phục vụ cho các khâu còn yếu của quá trình sản xuất lúa gạo; đồng thời phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp…Từ đó thúc đẩy quá trình chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa, tạo tiền đề quan trọng xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.

(Trích Báo cáo tham luận tại Diễn đàn cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp)

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006471089

    Lượt trong ngày 1837
    Hôm qua: 2499
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 166
    Tổng số 6471089