Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

GHI NHẬN KẾT QUẢ: Từ Chương trình sinh kế cho người dân ở lưu vực các hồ thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Người đăng: Hồ Thị Huyền Trân .Ngày đăng: 08/05/2024 14:36 .Lượt xem: 142 lượt.
Để tạo sinh kế bền vững cho người dân lưu vực các hồ thủy điện, tỉnh Quảng Nam đã ban hành Chương trình sinh kế cho người dân lưu vực các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025.

Quảng Nam là tỉnh ở khu vực miền Trung có nhiều công trình thủy điện, hiện có 40 dự án với tổng công suất thiết kế hơn 1.775 MW, sản  lượng điện trung bình năm theo thiết kế khoảng 6.183 triệu kWh; theo đó có 12 dự án thủy điện vừa, lớn và 28 dự án thủy điện nhỏ. Thời gian qua, hàng chục nghìn hộ dân phải di dời nhà ở, nhường đất để xây dựng thủy điện. Do vậy, địa phương và các cấp, các ngành đã có nhiều giải pháp, chương trình sinh kế nhằm giúp người dân lưu vực các hồ thủy điện có việc làm, cải thiện thu nhập và ổn định cuộc sống.


Mô hình nuôi cá lồng bè trên hồ thuỷ điện

Để tạo sinh kế bền vững cho người dân lưu vực các hồ thủy điện, ngày 10/10/2023 UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Chương trình sinh kế cho người dân lưu vực các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 tại Quyết định số 2148/QĐ-UBND. Mục đích của Chương trình nhằm huy động mọi nguồn lực hỗ trợ, tạo công ăn việc làm, đảm bảo sinh kế lâu dài cho người dân tại lưu vực các hồ chứa thủy điện. Qua 03 năm thực hiện, trong khuôn khổ nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông đã chủ trì, phối hợp với các địa phương xây dựng một số mô hình khuyến nông theo hướng sinh kế thông qua việc hỗ trợ giống, vật tư gắn với công tác tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học, thực hiện phương thức chăn nuôi, trồng trọt có thâm canh, đầu tư, chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp truyền thống theo thói quen sang tư duy kinh tế nông nghiệp... để phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho người dân lưu vực các hồ thủy điện. Qua quá trình thực hiện, cụ thể hóa Chương trình vào thực tiễn, đến nay các mô hình bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.

Về trồng trọt và lâm nghiệp:

Các mô hình trồng cây ăn quả: Mô hình trồng cây Măng cụt tại các huyện Tiên Phước, Nông Sơn, Hiệp Đức, với quy mô 14 ha; Cây Sầu riêng, quy mô 3,1 ha, tại xã Quế Trung, huyện Nông Sơn và các xã Tiên Lãnh, Tiên Phong của huyện Tiên Phước; Trồng và thâm canh cây Cam bản địa, quy mô 06 ha, tại các xã Gari và Ch’ơm của huyện Tây Giang và xã Trà Sơn của huyện Bắc Trà My; Trồng mít ruột đỏ Indo, quy mô 1,5 ha tại xã Trà Giang, Bắc Trà My; Mô hình trồng Giổi xen Sầu riêng: Quy mô 2,0 ha tại thôn 2, xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My. Qua thời gian triển khai các mô hình cho thấy cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, chưa phát hiện các dấu hiệu sâu bệnh, tỷ lệ sống đạt 95%, thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, các mô hình đang được tiếp tục theo dõi và hướng dẫn hộ tham gia chăm sóc cây. Đây là các mô hình trồng trồng cây lâu năm, chưa đánh giá được kết quả. Nhưng nhìn chung, bà con nông dân rất phấn khởi, mong muốn được tiếp tục hỗ trợ nhân rộng các mô hình này.

          Các mô hình trồng cây lâm nghiệp: Triển khai các mô hình trồng rừng gỗ lớn tại các xã Tiên Phong, Tiên Mỹ và Tiên Lãnh của huyện Tiên Phước, quy mô 06 ha; Trồng hỗn giao cây Giổi lấy hạt xen Keo lai, quy mô 05 ha, tại xã Trà Dơn của huyện Nam Trà My; Mô hình trồng Giổi lấy hạt phát triển Kinh tế cho vùng núi, quy mô 3,0 ha tại xã Axan của huyện Tây Giang; Mô hình trồng trình diễn cây Xoan đào, quy mô 6,0 ha tại xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My. Cây giổi lấy hạt phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng vùng trồng, nên cây trồng sinh trưởng xanh tốt, đã phân cành cấp I (3 - 4 cành/cây). Nhìn chung các mô hình trồng cây sinh trưởng, phát triển tốt. Các hộ dân tham gia mô hình thường xuyên theo dõi, chăm sóc và quản lý bảo vệ tốt cây trồng.


          Mô hình trồng cây Giổi lấy hạt xen keo lai tại huyện Nam Trà My

          Về chăn nuôi:

          - Mô hình chăn nuôi Ngan địa phương sinh sản miền núi, qui mô 600 con, tại xã Ch’ơm và Tr’hy, huyện Tây Giang; Quy mô 590 con, tại xã Ch’ơm và A Nông của huyện Tây Giang. Qua theo dõi mô hình các năm cho thấy, Ngan giống hỗ trợ được các hộ chăm sóc nuôi dưỡng theo đúng quy trình nên sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 90%; trọng lượng bình quân: mái 2,2 kg, trống 2,6 kg. Hiện nay, Ngan tại một số hộ nuôi đã sinh sản lứa đầu.


Mô hình chăn nuôi Ngan địa phương tại huyện Tây Giang

          - Mô hình chăn nuôi heo Cỏ miền núi sinh sản áp dụng một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học phục vụ tái đàn. Quy mô: 20 con tại xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My. Đàn heo phát triển tốt, 02 con nái đã đẻ, 15 con nái đang mang thai.

          - Mô hình chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học (bổ sung thảo dược) gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm: Quy mô 2.400 con tại xã Tiên Phong, Tiên Phước. Mô hình chăn nuôi gà thả vườn theo hướng hữu cơ ứng dụng IMO (vi sinh vật bản địa) liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 606 con, tại xã Ninh Phước, huyện Nông Sơn. Gà sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ nuôi sống đạt 93 %, trọng lượng 03 tháng tuổi bình quân 1,4 kg/con.

          Về thủy sản: 

Mô hình nuôi cá Thát lát cườm lồng bè trên hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm, quy mô 155m3/03 lồng, tại xã MaCooih, huyện Đông Giang; Mô hình nuôi cá Lăng nha lồng bè trên hồ thủy điện,), quy mô 120m3/02 lồng tại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn (khu vực đặt lồng bè nuôi thuộc hồ thủy điện Đăk Mi 4, xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn. Hiện nay, cá nuôi sinh trưởng, phát triển bình thường, các hộ đang thu hoạch cá thương phẩm bán dần.


Mô hình nuôi cá lồng bè trên hồ thuỷ điện tại huyện Bắc Trà My

          Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, thay đổi tập quán canh tác, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo và tiến lên làm giàu. Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cơ sở; tiếp tục triển khai, phát triển mô hình Tổ khuyến nông cộng đồng. Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông thôn miền núi, giới thiệu và xây dựng thương hiệu một số sản phẩm đặc sản và sản phẩm tiêu biểu vùng miền.

          Trong năm 2024, Trung tâm tham mưu xây dựng và đang triển khai thực hiện các mô hình: Mô hình trồng thâm canh lúa xươn liên kết tiêu thụ sản phẩm bản địa vụ hè thu tại miền núi; trồng rau quả liên kết tiêu thụ sản phẩm tại các xã vùng cao Quảng Nam; mô hình trồng cây Sầu riêng; mô hình chăn nuôi Ngan địa phương sinh sản miền núi theo hướng an toàn sinh học; chăn nuôi gà an toàn sinh học bổ sung thảo dược gắn với tiêu thụ sản phẩm; chăn nuôi heo cỏ miền núi sinh sản áp dụng một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học; mô hình trồng cây Giỗi lấy gỗ; mô hình nuôi cá nước ngọt tạo sinh kế ở vùng miền núi cao; mô hình nuôi cá Diêu hồng lồng bè trên hồ thủy điện.

          Trung tâm đã tham mưu triển khai, lồng ghép nguồn vốn của Chương trình Khuyến nông tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025 mô hình tạo sinh kế và hỗ trợ phát triển sản xuất cho khu vực miền núi. Lồng ghép nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 (Dự án 2) được Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết định số 700/QĐ-SNN&PTNT ngày 29/12/2023, trong đó có các dự án phát triển kinh tế miền núi Quảng Nam.

          Với những kết quả ban đầu đáng ghi nhận và những việc làm thiết thực từ thực tiễn tiếp tục được triển khai bởi những cán bộ khuyến nông tận tụy, hy vọng trong những năm đến người dân sống trong lưu vực thuỷ điện sẽ có sinh kế bền vững hơn, ổn định hơn và lâu dài hơn ./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hội nghị chuyên đề "Thúc đẩy số hoá ngành nông nghiệp"
Công nhận giống, nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
Hội thi: “Tiếng hát công chức, viên chức người lao động Ngành Nông nghiệp và PTNT”.
Hội thảo “Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”
Các tin cũ hơn:
Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của Quảng Nam, Quảng Ngãi
Chương trình Hợp tác Quảng Nam - Sê Kông (Lào)
Bài thuốc chữa Áp huyết cao
KHUYẾN NÔNG QUẢNG NAM – 20 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
NFA mời Việt Nam đấu thầu 200.000 tấn gạo bổ sung
4 cách làm chậm lão hóa não
Những rau quả giúp bảo vệ gan
Cách chọn cua, ghẹ biển
Sử dụng thuốc tím trong xử lý nước
Cây bưởi trụ trên đất Tam Trà
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006471127

    Lượt trong ngày 1875
    Hôm qua: 2499
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 165
    Tổng số 6471127