Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Bón phân dúi sâu cho lúa: Đôi điều suy ngẫm
Người đăng: KS.Bùi Thống .Ngày đăng: 13/08/2014 14:51 .Lượt xem: 3070 lượt.
Tại Núi Thành,từ vài mô hình trình diễn đến nay, hàng vụ có đến 45 – 50 ha có sử dụng phân dúi. Như vậy, hiệu quả của việc sử dụng phân dúi cho lúa đã được khẳng định.

BÓN PHÂN DÚI SÂU CHO LÚA: Đôi điều suy ngẫm

   Kỹ thuật bón phân dúi sâu (vo viên) cho lúa đã được áp dụng rất thành công ở nhiều nước châu Á như: Nhật Bản, Bangladesh, Nepal ... nhiều năm qua. Kỹ thuật nầy đã được Bộ môn Canh tác, trường ĐHNN1 nghiên cứu và áp dụng nhiều nơi ở Việt Nam và đã được Bộ NN&PTNT công nhận là tiến bộ khoa học từ năm 2005.

   Kỹ thuật nầy giúp nông dân hạn chế lượng phân hóa học, nhất là Ure bị tổn thất do rữa trôi và bốc hơi, vì theo nghiên cứu của Trung tâm phát triển phân bón Quốc tế ( IFDC), với cách bón vãi thông thường, chỉ có khoảng 30 – 40% lượng phân Ure được giữ lại trong đất và cung cấp cho cây lúa sử dụng, 60 – 70% lượng phân Ure bị tổn thất do rữa trôi và bay hơi.

   Hơn nữa, theo cách vãi thông thường thì buộc người nông dân phải bận tâm suy nghĩ: Khi nào bón thúc lần 1, lần 2, lần 3, bón đòng...? Bón loại phân gì? Liều lượng của từng loại phân là bao nhiêu?.

Tại Quảng Nam, nhiều huyện đã ứng dụng thành công kỹ thuật nầy, đặc biệt là các huyện Tam Kỳ, Phú Ninh. Ở Núi Thành, 6 - 7 năm trở lại đây, nông dân Tam Hiệp đã ứng dụng rất thành công và có kết quả. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những ứng dụng mang tính tự phát, hơn nữa, các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực nầy chưa nhiều và còn mới mẽ với đại đa số nông dân huyện nhà.

             Vụ Đông Xuân 2011 – 2012 và vụ Hè Thu 2012 được sự giúp đỡ của UBND huyện, trực tiếp là phòng NN&PTNT, trạm KN-KL Núi Thành phối hợp với xã Tam Nghĩa tổ chức sản xuất trình diễn mô hình bón phân dúi sâu cho lúa, đạt kết quả cao ở cả 2 vụ.

Ông: Lương Văn Tư - CBNN xã Tam Nghĩa- phấn khởi với kết quả của mô hình. Ảnh: Bùi Thống

Kết quả và hiệu quả kinh tế ở vụ Hè Thu 2012:

TT

Nội dung

Ruộng trình diễn

Ruộng đại trà

SL

Đơn giá

T. tiền

SL

Đơn giá

T. tiền

I

Tổng chi:

 

 

7.250.000

 

 

8.130.000

1

Giống

70

16.000

1.120.000

100

16.000

1.600.000

2

Vôi

300

2.000

600.000

300

2.000

600.000

3

Phân dúi

280

16.000

4.480.000

 

 

0

4

Lân

300

3.500

1.050.000

300

3.500

1.050.000

5

Ure

 

 

 

160

12.000

1.920.000

6

Kali

 

 

 

120

13.000

1.560.000

7

NPK

 

 

 

100

14.000

1.400.000

II

Tổng thu

5.590

7.000

39.130.000

5.270

7.000

36.890.000

III

Cân đối

 

 

 

 

 

 

1

Lãi ( Kể cả CLĐ và

 

 

 

 

 

 

 

chi phí khác)

 

 

31.880.000

 

 

28.760.000

2

Lãi so với đại trà

 

 

3.120.000

 

 

 

    Như vậy, so với đại trà thì việc đầu tư có thấp hơn về giá trị và lãi cũng cao hơn (3.120.000 đồng/ha = 156.000 đồng/sào). Riêng đầu tư phân dúi so với phân đơn về giá trị vẫn thấp hơn, nên hiệu quả kinh tế cũng cao hơn. ( Chưa tính lượng giống tiết kiệm được khi sử dụng công cụ sạ hàng- 30 kg/ha x 16.000 đồng/kg = 480.000 đồng).

Ngoài ra, bón phân dúi sâu còn những mặt lợi như sau:

- Ít tốn công ( Chỉ bón 1 lần cho cả vụ), dễ nhớ, dễ làm.

          - Không còn bận tâm suy nghĩ: Khi nào bón thúc lần 1, lần 2, lần 3, bón đòng…, loại phân gì và liều lượng của từng loại là bao nhiêu? Nói chung, về căn bản chúng ta giải được bài toán bón phân không cân đối.

- Không phụ thuộc vào thời tiết và tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

- Hạn chế sự tổn thất của các loại phân, nhất là phân Ure, kỹ thuật nầy áp dụng rất tốt trên chân ruộng bậc thang.

Và thực tế cho thấy, những năm sau đó và cho đến nay, tại xã Tam Nghĩa và Tam Hiệp hằng vụ có đến 20 – 25 ha/đơn vị có sử dụng phân dúi. Như vậy, hiệu quả của việc sử dụng phân dúi cho lúa đã được khẳng định.

Tuy nhiên, việc khuyến cáo nhân rộng mô hình này đối với cơ quan chuyên môn, nhất là trạm khuyến nông là rất khó, bởi lẽ theo chúng tôi được biết thì đa số các cơ sở sản xuất phân dúi tại Quảng Nam đều nằm ngoài sự kiểm soát của các cơ quan chức năng chuyên ngành, nếu nhà sản xuất thiếu lương tâm, vì lợi nhuận … thì hậu quả gây ra là vô cùng lớn cho người nông dân.

Để kỹ thuật bón phân dúi sâu cho lúa tồn tại một cách “hợp pháp” và trở thành tập quán sản xuất phổ biến ở địa phương trong thời gian sớm nhất có thể, cần có sự vào cuộc của cơ quan kiểm định chất lượng với sự hợp tác của nhà sản xuất. Đồng thời, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội ở các cấp và đặc biệt, là sự ủng hộ, hưởng ứng của bà con nông dân. Có như thế, khả năng nhân điển hình và điển hình tiên tiến trong tương lai là hoàn toàn có thể thực hiện được.

KS. Bùi Thống

  Trạm KN-KL Núi Thành                                            

 

 

Nguồn tin: Khuyến nông Núi Thành
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ
Rau VietGAP bí đầu ra
Kỹ thuật trồng nấm sò bằng nguyên liệu rơm
QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LẠC VỤ THU ĐÔNG
GIỐNG LẠC LDH.01
Nuôi kiến bảo vệ cây trồng
Trị sâu bệnh bằng cách… nuôi kiến
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế
Kỹ thuật canh tác lúa trên ruộng bị nhiễm phèn tại Bình Định
Cây ưa mặn có thể là chìa khóa cho nỗ lực toàn cầu trong sản xuất lương thực bền vững
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT TRỒNG HOA THIÊN LÝ
KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TẠI CHỖ
PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN HẠI NGÔ
Thời tiết ảnh hưởng việc bón phân ra sao?
Một số biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây hồ tiêu đầu mùa mưa
kỹ thuật trồng xen canh cây bắp lai xen với cây lạc trên đất lúa chuyển đổi
Trồng đậu phụng trên đất lúa lãi ròng gần 21 triệu đồng/ha






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006471664

    Lượt trong ngày 2412
    Hôm qua: 2499
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 99
    Tổng số 6471664