Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Đồng bào Cor xã Tam Trà, huyện Núi Thành: Nỗi lo mai một nét đẹp văn hóa
Người đăng: Phan Bi .Ngày đăng: 29/07/2019 16:51 .Lượt xem: 1809 lượt.
Việc bảo tồn văn hóa người Cor ở địa phương đang là nỗi lo của chính quyền nơi đây. Bởi một khi biến mất hoàn toàn thì khó mà khôi phục lại.

Đồng bào Cor xã Tam Trà, huyện Núi Thành: Nỗi lo mai một nét đẹp văn hóa

Tam Trà là xã miền núi nằm về phía Tây của huyện Núi Thành, cách trung tâm hyanhf chính huyện 30km, được công nhận là xã nghèo miền núi, với 35,27% dân số là người Cor ở xen với người Kinh từ dưới xuôi lên định cư. Qua nhiều năm, người Cor đã học làm lúa nước, đào giếng, thay đổi định canh định cư. Tuy nhiên trong nét giao thoa đó, người Cor đang đối mặt với những mai một bản sắc văn hóa.

(Vùng đất Tam Trà, nơi sự đan xen người Cor và người Kinh)

Đời sống khởi sắc

Vòng qua những ngọn đèo giữa lưng chừng núi, xa xa đã thấy màu xanh trên các vùng đất bậc thang. Anh Đỗ Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Trà, chia sẻ: “Xã miền núi nên huyện rất quan tâm, đầu tư hẳn máy móc cơ giới vào tận đồng ruộng, bà con không còn tay cuốc tay cày như ngày xưa khi mới bắt đầu học làm lúa nước”.

Xã Tam Trà có 8 thôn với 871 hộ (trên 3.300 nhân khẩu); trong đó, có 302 hộ với 1.164 nhân khẩu là người dân tộc Cor. Ngoài diện tích trồng keo đất đồi núi và làm lúa rẫy, bà con đã biết làm lúa nước. Không những thế, người Cor học hỏi và áp dụng những kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI, tăng năng suất trên những chân ruộng bậc thang, manh mún.

Anh Tùng kể, trước đây, người dân làm lúa rẫy thì phát rừng, phải gần 6 tháng mới thu hoạch; năm nào mưa lũ đổ về quét hư đồng lúa, bà con thường thiếu gạo ăn. Lúc đó, với sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, sự hỗ trợ của Nhà nước, xã Tam Trà quyết tâm học làm lúa nước, giúp đồng bào Cor thoát khỏi đói kém. Từ những vùng đất bằng phẳng nằm dưới thung lũng núi, người Cor cùng các lực lượng dân quân xã đi san bằng đất, tạo ruộng bậc thang, dẫn nước từ suối về tận ruộng. Những người dưới xuôi lên định cư cũng làm lúa nước, người Cor thấy vậy, bèn học hỏi làm theo. Khoảng 2 năm trở lại đây, người Cor bước đầu áp dụng kỹ thuật SRI với 3ha thử nghiệm, đây là hệ thống canh tác lúa sinh thái tiên tiến nhằm tăng năng suất, giảm chi phí đầu vào… Nhờ sử dụng cấy mạ non ở tuổi 2,5 - 3 lá, với giống được chọn là PC6 để hạn chế tình trạng hư lá, sâu bệnh, năng suất bình quân đã tăng lên 54 tạ/ha.

Ông Châu Văn Viện (thôn Phú Tứ) là người Cor tham gia trồng lúa nước. Ông có hơn 3 sào lúa, với đặc thù đất núi khó khăn, nhưng mỗi vụ ông đều thu về bình quân hơn 200kg lúa. Ông cho biết: “Nhà có 7 người, mọi năm đều đói kém, nay có lúa nước, cả nhà đã lo được cái ăn. Nhà tôi không làm lúa rẫy nữa, trên đồi dành trồng keo để bán lấy tiền lo học hành cho con cái”. 

Không riêng ông Viện, cả 8 thôn đều làm lúa nước, đời sống người dân đổi thay. Người dân thành thạo làm lúa nước, họ còn áp dụng mô hình “3 giảm, 3 tăng” trong cây lúa, hạn chế phân bón hóa học, giảm lượng gieo sạ, giảm thuốc bảo vệ thực vật, qua đó tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả cây trồng. Hiện nay, toàn xã có 6 chiếc máy cày, 3 chiếc máy gặt cho đồng bào Cor.

Ngoài ra, người Cor ở Tam Trà thay vì kéo nước từ suối về, họ đã biết đào giếng tìm nguồn nước sạch. Đến nay đã có hơn 100 giếng nước sử dụng cho từng nhóm hộ, trung bình 3 hộ đào 1 giếng.

Để văn hóa không bị mai một

Khác với nhiều vùng núi, người Cor ở xã Tam Trà đa phần là di cư. Theo anh Đỗ Thanh Tùng, xưa kia người Cor ở vùng xã Trà Thượng (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam), 40 năm trước, khi có chủ trương xây đập Phú Ninh, người Cor sáp nhập xuống vùng đất nay là Tam Trà sinh sống. Qua thời gian sinh sống, nhiều nét văn hóa trước kia đã mai một, người già mất đi, người trẻ tiếp thu văn hóa mới của người Kinh, những liên hệ với buôn làng cũ dần biến mất. Bây giờ, cả làng người Cor nhưng không có một câu lạc bộ, nhóm phụ nữ nào thực hiện làm trang phục Cor. Anh Tùng cho biết, hiện tại xã vẫn chủ yếu đặt làm trang phục ở nơi khác, mới có 60 bộ trang phục được chuyển về; đồng thời, chính quyền đang xin hỗ trợ kinh phí mua cồng chiêng.

Ngày xưa, các gia đình người Cor sống ở nhà sàn lớn, chia làm nhiều ô vuông cho mỗi hộ gia đình. Trong năm thường tổ chức lễ cầu mùa, đặc biệt là vào tháng 10 âm lịch là Tết Ngã rạ, đây là tết cổ truyền của đồng bào Cor, sau phần lễ là múa cheo truyền thống. Bên cạnh đó, lễ cầu an sinh vào tháng 5, tháng 6. Còn hiện nay rất ít người người già trong làng còn bảo tồn nét văn hóa truyền thống múa cheo. Những tư liệu về lễ hội cầu mùa chỉ còn được lưu giữ tại Phòng văn hóa thông tin huyện Núi Thành. 

Và khi những liên hệ làng cũ dần mất đi, nhiều người già trong làng chỉ nói tiếng Cor như phản xạ, để viết chữ Cor thì không ai làm được. Những đứa trẻ con trong làng đến lớp 1 mới nói được tiếng Cor nhưng còn rất cứng. Chương trình “Cô giáo về bản” đã giúp cho người Cor học đọc, viết tiếng Kinh, đến nay 90% người Cor đã thành thạo tiếng Kinh.

Anh Tùng trăn trở: “Việc bảo tồn văn hóa người Cor ở địa phương đang là nỗi lo của chính quyền nơi đây. Bởi một khi biến mất hoàn toàn thì khó mà khôi phục. Chính vì vậy, xã cùng với huyện và các ngành chức năng đang tập trung khôi phục. Trước mắt là xây dựng nhà rông, may trang phục, trang bị bộ cồng chiêng,... Xây dựng xã Nông thôn mới nhưng không mất đi nét văn hóa của người đồng bào mới là thành quả đáng tự hào”./.

                                                                                                                           Phan Bi, TT KTNN Núi Thành
Nguồn tin: Núi Thành
[Trở về]
Các tin mới hơn:
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: Một góc nhìn từ ngành Nông nghiệp Quảng Nam
Các tin cũ hơn:
Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới(16/05/2014)
Quảng Nam: Khuyến nông gắn với nông thôn mới
Khi doanh nghiệp chung sức xây dựng nông thôn mới
Nhận biết rau, quả sử dụng chất kích thích
Nông thôn mới găn với môi trường xanh- sạch- đẹp
Quảng Nam: Khuyến nông góp phần xây dựng nông thôn mới
Bạn đã biết sử dụng các loại gia vị đúng cách?
Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu: Đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn phải có trọng điểm
Nội dung trọng tâm góp phần xây dựng nông thôn mới của ngành Nông nghiệp huyện Núi Thành
Năm 2018 phấn đấu có thêm 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới
    
1   2  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006471698

    Lượt trong ngày 2446
    Hôm qua: 2499
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 102
    Tổng số 6471698