Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

KHUYẾN NÔNG QUẢNG NAM – 20 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
Người đăng: Lê Thương - Hữu Phước .Ngày đăng: 17/07/2014 09:09 .Lượt xem: 13872 lượt.
Hệ thống khuyến nông được hình thành theo Nghị định 13/1993/NĐ-CP của Chính phủ. Qua 20 năm hoạt động tổ chức Khuyến nông tiếp tục được sửa đổi, bổ sung theo các Nghi định 56/2005/NĐ-CP và 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Với chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước qui định, tổ chức khuyến nông của tỉnh nhà ngày càng được mở rộng và trưởng thành về nhiều mặt...




 Tập huấn kỹ năng khuyến nông cho đoàn cán bộ tỉnh Sê Kông - Lào


  Trải qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và chỉ đạo trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và của các cấp, các ngành trong tỉnh, Trung tâm Khuyến nông (nông – lâm – ngư) và hệ thống Khuyến nông Quảng Nam luôn bám sát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế của ngành, các Nghị Quyết của Đảng bộ tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT; luôn đồng hành cùng với người nông dân để chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trên con đường hướng tới phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả, ổn đinh và bền vững, đặc biệt đội ngũ cán bộ - viên chức, Câu lạc bộ khuyến nông, Khuyến nông viên cơ sở của cả hệ thống khuyến nông đã không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn và ngày càng phát triển một cách toàn diện cả về số lượng và chất lượng; tích cực chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác cho nông dân, chuyển tải kịp thời mọi chủ trương, đường lối, chính sách phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp của Đảng và Nhà nước…; tổ chức xây dựng thành công nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, mô hình khuyến nông chất lượng cao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất, chất lượng sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của bà con nông dân trong tỉnh, của các Cấp uỷ Đảng và Chính quyền, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo và sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Hệ thống khuyến nông được hình thành theo Nghị định 13/1993/NĐ-CP của Chính phủ, Khuyến nông Quảng Nam kế thừa những thành tựu của Khuyến nông Quảng Nam-Đà Nẵng (cũ) sau bốn năm thành lập, trong 20 năm qua tổ chức Khuyến nông tiếp tục được sửa đổi, bổ sung theo các Nghi định 56/2005/NĐ-CP và 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Với chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước qui định, tổ chức khuyến nông của tỉnh nhà ngày càng được mở rộng và trưởng thành về nhiều mặt. Cho đến nay, Hệ thống khuyến nông của tỉnh có 135 cán bộ khuyến nông, trong đó Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư: 27 người, các huyện, thành phố: 108 người; có 33 Câu Lạc bộ Khuyến nông và tổ chức khuyến nông tự nguyện. Trình độ của đội ngũ cán bộ khuyến nông cũng được nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, cụ thể: Tiến sĩ 01, Thạc sĩ 01, Đại học 103, Cao đẳng 09, Trung cấp 21. Riêng đội ngũ khuyến nông viên cấp xã, phường có 244 người/244, 100% các khuyến nông viên cơ sở cơ bản đã được Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tổ chức đào tạo, tập huấn và chuyển giao các tiến bộ khoa học trong sản xuất. Hệ thống Khuyến nông đang từng bước được xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của sản xuất nông nghiệp.

Trong 20 năm xây dựng và phát triển, Hệ thống khuyến nông đã tổ chức khoảng trên 850 lớp tập huấn chuyển giao TBKHKT cho trên 30.000 hộ dân, 300 lượt cán bộ chiến sĩ Biên phòng và khoảng 1.500 lượt khuyến nông viên cơ sở; tổ chức được 12 lớp đào tạo nghề cho 360 lao động nông thôn; xây dựng trên 600 mô hình tại 1.800 điểm trình diễn với diện tích trên 30.000 ha, trồng được khoảng 1.670 ha rừng cây nguyên liệu, xây dựng được 16 mô hình sản xuất rau trong nhà lưới có sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm bằng phương pháp tưới phun, khuyến cáo nông dân sử dụng trên 1.000 công cụ sạ hàng, 300 máy nông nghiệp để làm đất và thu hoạch nông sản; 60.000 đầu con gia súc, gia cầm, 250.000 con nuôi trồng thuỷ sản…; góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn ở Quảng Nam.

Sản xuất lúa từ 3 vụ chuyển sang sản xuất 2 vụ/năm, diện tích gieo trồng lúa mỗi năm liên tục giảm hàng trăm ha là do tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá hoặc chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Thế nhưng, năng suất, sản lượng lương thực không những giữ được ổn định mà hằng năm đều tăng lên, cụ thể như: năm 1992 năng suất lúa bình quân toàn tỉnh từ 35tạ/ha và sản lượng trên 300 nghìn tấn, nhưng đến năm 2011 năng suất đạt bình quân 56tạ/ha và sản lượng trên 420 nghìn tấn. Thường xuyên du nhập và trình diễn các loại giống lúa lai, lúa thường có tiềm năng năng suất, chất lượng, thích nghi rộng, góp phần cải tiến và ổn định cho bộ giống sản xuất hằng năm. Chuyển giao công nghệ sản xuất lúa lai F1 từ năm 1997 với mô hình 10 ha đến nay đã đào tạo được đông đảo nông dân có tay nghề tự sản xuất được lúa lai F1 với qui mô hằng năm từ 300-500 ha, góp phần giải quyết nguồn giống tại chỗ, đưa diện tích sản xuất lúa lai lên 20%. Ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý phân xanh bón cho cây lúa, năng suất đạt 40-50 tạ/ha, tăng hơn 20-25 tạ/ha so với tập quán sản xuất lúa truyền thống lâu nay tại địa phương miền núi. Ngoài ra, các mô hình sản xuất trình diễn các loài cây trồng cạn như: lạc, dưa hấu, ngô, khoai, sắn, đậu các loại… cũng cho năng suất tăng 30 - 40% so với phương thức sản xuất trước đây, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, đặc biệt đã giúp cho bà con miền núi có nguồn lương thực bổ sung những lúc giáp hạt. Mô hình sản xuất rau an toàn cho thu nhập từ 120-150 triệu đồng/ha, mở ra hướng sản xuất hiệu quả cho các vùng ven đô, đô thị của tỉnh. Nếu như trước đây, tại một số địa phương miền núi, nhiều gia đình thiếu lương thực từ 3 – 5 tháng/năm, thì nay đã không còn thiếu đói, nhiều địa phương đã đảm bảo an ninh lương thực, góp phần vào ổn định tình hình chính trị - kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Đối với đàn vật nuôi, Trung tâm đã triển khai nhiều chương trình, mô hình không những góp phần tăng về số lượng đàn cho những mỗi loài mà chất lượng đàn cũng được chú trọng trong nhiều năm trở lại đây, chẳng hạn như: việc triển khai chương trình cải tạo đàn bò đã nâng tỷ lệ bò lai trên tổng đàn từ dưới 10% vào năm 1992 lên 38,3% vào năm 2011, trọng lượng trưởng thành và giá trị bán thịt của bò lai tại mọi thời điểm đều cao hơn bò cỏ địa phương từ 20- 25%; hoặc như chương trình nạc hóa đàn heo đã làm tăng tỷ lệ heo nạc từ chỗ gần như chưa có gì vào năm 1992 lên trên 14% vào năm 2011 với các tỷ lệ máu ngoại khác nhau, góp phần đưa sản lượng thịt heo hơi đạt gần 40.000 tấn; chăn nuôi gia cầm đã dần chuyển hướng sang chăn nuôi trang trại tập trung, đổi mới phương thức chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải bằng bể khí biogas để tận dụng chất đốt hoặc thắp sáng.... góp phần nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

Các mô hình Khuyến ngư cũng đã tạo ra phong trào nuôi trồng thuỷ sản phát triển sâu rộng. Năm 1992, diện tích nuôi trồng thuỷ sản mới chỉ thực hiện ở những vùng nước lợ và nước ngọt 4.462 ha, ứng dụng hình thức nuôi quảng canh cải tiến nên sản lượng chỉ đạt trên 1.500 tấn. Trong vài năm trở lại đây, diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ đã mở rộng thêm ở những vùng bãi triều ven sông và thậm chí mở rộng nuôi trên biển, hoặc nuôi ở nước ngọt đã phát triển thêm các hình thức nuôi trong lồng, bể xi măng; áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh với các đối tượng nuôi đa dạng và phong phú hơn, cho nên diện tích nuôi năm 2011 tăng lên 7.430 ha và sản lượng đạt trên 22.000 tấn. Ngoài ra, đối với nghề khai thác, Trung tâm đã triển khai các mô hình sử dụng các trang thiết bị tiên tiến như sử dụng lưới rê 3 lớp cải tiến, máy dò ngang,… giúp tăng sản lượng khai thác cho mỗi chuyến ra khơi, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các chủ tàu và người lao động. Bên cạnh đó, số tàu có công suất lớn để vươn khơi khai thác cũng ngày càng tăng nên đã góp phần nâng cao sản lượng khai thác trong toàn tỉnh qua từng năm. Năm 1992 sản lượng mới đạt 29.500 tấn thì đến năm 2011 sản lượng đạt 56.200 tấn.

Trong 20 năm qua, các chương trình, dự án trồng rừng thâm canh các loài cây keo lai giâm hom, keo tai tượng; các mô hình nông lâm kết hợp, canh tác bền vững trên đất dốc…đã góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng độ che phủ của rừng, giúp cho người dân vùng trung du, miền núi biết được giá trị của rừng và hưởng lợi từ lợi ích của rừng trồng, cải thiện môi trường sinh thái và nâng cao thu nhập, giúp họ thoát nghèo và vươn lên làm giàu, giảm sức ép vào rừng tự nhiên. Nếu như trồng rừng thuần các loài keo nguyên liệu thì năng suất rừng nguyên liệu đạt 20 ÷ 25m3/ha/năm và đến chu kỳ khai thác (sau khi trồng 5 – 7 năm) mỗi ha cho lợi nhuận ròng 50 ÷ 60 triệu đồng. Còn áp dụng phương thức canh tác nông lâm kết hợp bền vững thì lợi nhuận sẽ tăng gấp 2 lần.  

Từ những hiệu quả thiết thực của các mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất trong những năm gần đây cho nên tỷ lệ đầu tư, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất tăng lên rõ rệt, nếu như năm 1997 toàn tỉnh chỉ có khoảng 20% thì đến năm 2011 đạt trên 70%.  Điển hình có thể kể đến như, song song với việc đưa công cụ sạ hàng vào thay thế phương pháp gieo sạ lan truyền thống như trước đây thì trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông tận dụng từ nhiều nguồn vốn đầu tư máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa. Do tỷ lệ tổn thất trong thu hoạch giảm còn khoảng từ 3 ÷ 5% tổng sản lượng, vừa làm tăng năng suất lao động từ 10 ÷ 20 lần và giảm 5 ÷ 10% chi phí sản xuất, đồng thời vừa khắc phục tình trạng thiếu lao động ở nông thôn hiện nay và tăng hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình. Với phương châm: “Cơ giới hóa là lối thoát căn bản của nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay” cho nên trong những năm đến các địa phương cần phải có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích đầu tư; đa dạng chủng loại máy móc, trang thiết bị trong các khâu sản xuất.

Và để tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong những năm tiếp theo trong xu thế hội nhập và phát triển, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam xác định những nhiệm vụ trọng tâm, đó là: Tiếp tục hoàn thiện Hệ thống tổ chức khuyến nông, xây dựng các dự án khuyến nông, các đề tài khoa học trọng điểm, tạo ra các mô hình có giá trị kinh tế cao, đồng thời là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh. Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, viện khoa học, công ty giống… để đưa các giống mới cho năng suất, chất lượng và đem lại hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất nông lâm – ngư - nghiệp tỉnh nhà.

Nguyễn Hữu Phước

Trung tâm KN-KN Quảng Nam

 
Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
NFA mời Việt Nam đấu thầu 200.000 tấn gạo bổ sung
4 cách làm chậm lão hóa não
Những rau quả giúp bảo vệ gan
Cách chọn cua, ghẹ biển
Sử dụng thuốc tím trong xử lý nước
Cây bưởi trụ trên đất Tam Trà
Giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu
Cách phân biệt giá đỗ dùng chất kích thích nguy hiểm cho sức khỏe
Quảng Nam: Giống lúa mới SV181 cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt
Rau GlobalGAP cung không đủ cầu
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của Quảng Nam, Quảng Ngãi
Chương trình Hợp tác Quảng Nam - Sê Kông (Lào)
Bài thuốc chữa Áp huyết cao






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006471686

    Lượt trong ngày 2434
    Hôm qua: 2499
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 100
    Tổng số 6471686