Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Triển vọng ương nuôi cua bột lên cua giống
Người đăng: Nguyễn Thị Đồng .Ngày đăng: 10/07/2014 14:35 .Lượt xem: 2736 lượt.
Năm 2014 là năm đầu tiên Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư phối hợp với các địa phương xây dựng mô hình nuôi cua thương phẩm từ cua bột trong ao vùng triều, tại TP. Tam Kỳ và huyện Núi Thành. Bước đầu, mô hình thành công trong việc chuyển giao kỹ thuật giai đoạn ương nuôi từ cua bột lên cua giống.

Giai đoạn Cua bột đã có hình thái giống cua trưởng thành. Cua thích sống ở đáy (chất đáy cát pha bùn) hoặc bám vào các thực vật thủy sinh, cua bột có thể sống được ở nước độ mặn 7- 15 ‰ và thấp hơn, ăn các động vật nhỏ và thức ăn chế biến, rong, tảo.

Hình: Cua bột C2- C3 

   Cua bột 1,2 cm có thể thả trực tiếp xuống ao nuôi cua thịt nếu như đáy ao nuôi được cải tạo triệt để, có lưới chắn xung quanh bờ, nước nuôi được xử lý tốt và phải được loại bỏ cua, cá tạp… trước khi lấy vào ao nuôi.

Tuy nhiên, phần lớn ở các ao nuôi cua khó có thể làm được điều đó nhất là việc nuôi cua trong ao ở vùng triều có diện tích lớn. Vì vậy, cua thả nuôi phải đạt kích cỡ lớn hơn để bảo đảm tỉ lệ sống cao hơn thì phải ương nuôi cua bột lên cua giống riêng. 
     
         Tốt nhất là ương nuôi cua trong ao đất. Có thể ương cua bột trong ao riêng có diện tích nhỏ bên cạnh ao nuôi cua thịt hoặc chắn lưới một phần diện tích ao nuôi cua thịt để ương.

1. Chuẩn bị ao ương:

- Ao ương có diện tích 200- 500 m­2, sâu 0,8- 1,2m. Bờ ao đắp chắc chắn, cao hơn mực nước triều cao nhất 0,3- 0,5 m.

- Ao đất dùng để ương cua bột tốt nhất nằm trong khu vực có độ mặn phù hợp thấp như vùng cửa sông, vùng đầm phá... phù hợp đặc tính sinh học của chúng. Ao phải có cống cấp thoát nước và chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, thuận tiện cho việc thay nước, kích thích sự lột xác của chúng.

- Cải tạo ao: Ao phải được tháo cạn nước, diệt hết cá tạp, phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày, san phẳng toàn bộ đáy ao, tu sửa lại bờ ao, bón vôi với liều lượng từ 7- 10kg/100m2. Dùng lưới có kích thước mắt lưới 2a=2cm chắn xung quanh bờ ao, lưới chắn phải có góc nghiêng vào bên trong ao so với bờ ao là 450 nhằm để bảo vệ cua bò ra.

- Cấp nước: Nước cấp vào ao phải qua lưới lọc mắt lưới đạt 0,6- 0,8 m, nước có độ mặn từ 12- 200/00, pH = 7,5- 8,5, bón phân, gây màu, các yếu tố khác đảm bảo thì mới tiến hành thả cua bột. Ao được chuẩn bị 7- 10 ngày trước khi cho cua bột xuống ương.

2. Thả giống:

           - Cần phải thông báo cho trại sản xuất giống biết độ mặn ao ương cua để trại chủ động cân bằng độ mặn với ao ương. Độ mặn của ao ương không được sai lệch với trại giống quá 5‰ .

- Thả cua vào buổi sáng hoặc chiều lúc trời mát. Tránh những ngày có thời tiết xấu.
    - Mật độ ương nuôi: 200- 300 con/m2.

Cua bột từ trại giống được vận chuyển đến, có thể bằng túi nhựa nylon có oxy hoặc bằng khay ẩm, tùy khoảng cách giữa trại giống đến ao ương. Cua bột đem rải đều quanh ao theo số lượng đã tính trước.

3. Cho ăn và chăm sóc:

* Thức ăn:

Trong ao ương cua giống có thể gây màu nước cho phù du động vật phát triển làm thức ăn tự nhiên cho cua, nhưng chủ yếu phải cho cua ăn thức ăn chế biến từ các loại bột, thịt cá, tôm, cua, còng, nhuyển thể xay nhỏ, hấp cho ăn.

- Chuẩn bị thức ăn cho 3- 5 ngày đầu: nguyên liệu gồm (trứng gà 30%; thịt cá, tôm, cua bóc vỏ: 50%; bột 15%; nhuyển thể: mực, hàu 5%; vitamin). Tất cả trộn đều và xay mịn sau đó hấp cách thuỷ, để nguội dùng mắt lưới nhỏ xa thức ăn tạo thành viên cho cua ăn.

- Sau ngày thứ 5 trở đi cho cua ăn thịt cá tạp, nhuyển thể, giáp xác hấp cách thuỷ rồi băm nhỏ cho cua ăn. Lượng thức ăn từ 10-15% trọng lượng cua thả.

Thức ăn đem rải ven ao. Chia làm 2 lần: sáng sớm và chiều tối. Số lượng thức ăn tăng dần theo sinh trưởng, tăng trọng của cua.

* Quản lý nước ao ương:

Sau 5 ngày kể từ ngày thả giống tiến hành thay 1/3 lượng nước trong ao để kích thích cua lột xác phát triển.

Từ ngày thứ 10 trở đi: 5 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần thay 1/2 lượng nước.

Việc thay nước này sẽ kích thích sự lột xác diễn ra dễ dàng hơn, cường độ bắt mồi tốt hơn và khả năng tăng trưởng nhanh.

Hàng ngày kiểm tra pH, oxy, nhiệt độ, độ mặn, bờ ao, chống mội, xói lở, hỏng rào, bệnh và các dịch hại vào trong ao. Khoảng 10 ngày cân, đo, đếm, xác định tỉ lệ sống, khả năng tăng trưởng của cua một lần.

4. Thu hoạch:

- Thu cua bằng vó: Cho thức ăn vào vó, nhử cua vào vó sau đó kéo lên chọn những con đạt tiêu chuẩn để thả nuôi cua thương phẩm.

- Thu toàn bộ: Tháo cạn nước để bắt toàn bộ cua giống.

Sau từ 25- 30 ngày cua đạt chiều rộng mai 2,5- 3,0cm. Trọng lượng 5g. Tỷ lệ sống có thể đạt 35- 50%. Cỡ cua này có thể chuyển sang ao lớn để nuôi cua thịt.

Nếu cần cua giống cỡ lớn hơn thì phải san cua ra ao lớn hơn và nuôi mật độ thấp hơn.

Vận chuyển cua ương bằng phương pháp vận chuyển hở đến ao ương thương phẩm.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật nuôi cá chẽm
Kỹ thuật nuôi Lươn thương phẩm
Kỹ thuật nuôi cá Thát lát cườm
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi cá tra trong ao
Kỹ thuật nuôi cá chình
Thông báo Nuôi tôm nước lợ 2015
Quyết định 1177/QĐ-UBND ngày 15/4/2014
Kỹ thuật nuôi ba ba
Phát hiện và phòng trị một số bệnh trên cá rô phi thương phẩm
KỸ THUẬT NUÔI GHÉP CÁ RÔ PHI Ở MIỀN NÚI
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản
Qũy hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Áp dụng VietGAP vào nuôi tôm thẻ chân trắng






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006471740

    Lượt trong ngày 2488
    Hôm qua: 2499
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 93
    Tổng số 6471740