Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Hiệu quả mô hình nuôi cá lồng tại Nông Sơn
Người đăng: Hứa Viết Thinth .Ngày đăng: 05/10/2016 14:48 .Lượt xem: 2446 lượt.
Nuôi cá nước ngọt bằng lồng bè trên hồ thủy lợi, thủy điện ở các địa phương miền núi là hướng đi phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao
Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Nông Sơn triển khai mô hình nuôi cá lồng bè (Nuôi ghép cá diêu hồng và trắm cỏ ) cho 2 hộ ông Nguyễn Bảy và ông Phan Văn Minh trên hồ thủy lợi Trung Lộc, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn. 

Sau thời gian nuôi hơn 5 tháng, cá phát triển tốt. Với tỷ lệ sống trung bình 70%. Trọng lượng cá diêu hồng đạt 0,4-0,5kg/con, cá trắm cỏ đạt 0,5-0,7kg/con. 
Tại buổi Hội thảo ngày 26 tháng 9 vừa qua, ông Nguyễn Bảy – chủ hộ nuôi trực tiếp mô hình cho biết: Trước đây ông chủ yếu nuôi cá ao, thu nhập và hiệu quả thấp. Năm nay được sự hỗ trợ của nhà nước, tôi mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng. Lồng nuôi được thả với tổng số lượng gần 6.000 cá giống gồm cá diêu hồng và cá trắm cỏ. Đến nay ông đã thu hoạch và bán được hơn 500kg với giá bán 60-70.000đ/kg. Nếu bán hết số lượng cá trong lồng ông sẽ thu lãi trên 20 triệu đồng. Đây là số tiền lớn mà khi nuôi cá ao trong thời gian ngắn không thể có được. 
Ông Trần Văn Lưu – Trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Nông Sơn cho biết: Đây là mô hình nuôi cá lồng đầu tiên của huyện, hơn nữa việc nuôi ghép cá Diêu hồng với cá Trắm cỏ là hình thức nuôi rất hiệu quả cho các địa phương miền núi như huyện Nông Sơn. Bà con đã tận dụng nguồn thức ăn xanh dồi dào sẵn có ở địa phương như: cỏ, rau muống, lá chuối, lá sắn,... cho cá trắm cỏ ăn nên cá mau lớn và giảm được chi phí.
Ở Quảng Nam việc nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi, thủy điện đang phát triển mạnh về quy mô và hình thức, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc đa dạng các hình thức nuôi và đối tượng nuôi sẽ tạo ra nhiều sản phẩm cho người tiêu dùng lựa chọn. Hơn nữa, việc tiêu thụ cá thương phẩm được chủ động là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến kết quả sản xuất. Vì vậy việc xây dựng mô hình nuôi ghép cá diêu hồng và trắm cỏ lồng bè trên hồ thủy lợi, thủy điện ở các huyện miền núi là rất cần thiết. 

Nguồn tin: ttknqn
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Nhân rộng các mô hình thủy sản hiệu quả
Hội thảo mô hình nuôi ghép "Tôm thẻ chân trắng – Cá đối mục"
Tổ hợp tác nuôi cá lồng bè trên sông Tam Kỳ
Hiệu quả sau 3 năm nuôi cua từ giống cua bột
Phát triển mô hình thủy sản Biển
Các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả cao và bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại Quảng Nam
Mô hình “Nuôi ghép tôm sú - cá đối mục” năm 2017 tại xã Tam Tiến, huyện Núi Thành.
Hiệu quả mô hình nuôi ghép tôm sú – cá đối mục
Phát triển nuôi cá lồng bè trên hồ thủy lợi, thủy điện ở Quảng Nam
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong khai thác hải sản xa bờ
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
HIỆU QUẢ VIỆC NUÔI CÁ DIÊU HỒNG TRONG AO NƯỚC LỢ
Điện Bàn: Triển khai mô hình "Nuôi lươn trong bể xi măng"
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình nuôi cá diêu hồng lồng theo hướng VietGAP
Hiệu quả từ mô hình nuôi cá Lăng nha bằng lồng trên sông và hồ chứa
Nuôi cá lồng bè trên lòng hồ Sông Tranh 2
Ứng dụng công nghệ PU Foam trong hầm bảo quản sản phẩm trên tàu dịch vụ hậu cần nghề cá
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ làm chính trong ao
Thành công bước đầu nuôi cua thương phẩm từ cua bột trong ao nước lợ
Điện Bàn: Hội thảo mô hình nuôi ghép cá rô phi đầu vuông là đối tượng chính
Hội thảo mô hình cá Lăng nha lồng bè trên hồ chứa
    
1   2  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006526363

    Lượt trong ngày 5262
    Hôm qua: 5965
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 94
    Tổng số 6526363