Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Biện pháp kỹ thuật chăm sóc và khai thác măng tre
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 14/03/2016 22:13 .Lượt xem: 16973 lượt.
Lâu nay, người dân trồng tre lấy măng chưa chú trọng lắm đến các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, khai thác măng và điều tiết cây mẹ, mà chỉ trồng và tận dụng khai thác một cách tự do.

Cho nên, tre sau khi trồng cho măng 1 đến 2 vụ thì bắt đầu có hiện tượng năng suất giảm, bụi tre có hiện tượng bị nâng gốc và kéo dài thêm 1 đến 2 vụ nữa thì bắt buộc phải phá bỏ cả bụi tre đó vì khả năng tận dụng không còn.

Muốn măng tre đạt năng suất cao và lâu dài thì khâu chăm sóc quyết định rất lớn. Đến năm thứ 3 tre bắt đầu cho năng suất măng ổn định và khâu chăm sóc bón phân không tốt sẽ làm năng suất bị giảm vào các năm tiếp theo.

- Kỹ thuật điều tiết cây mẹ là một biện pháp kỹ thuật quan trọng: Trong điều tiết cây mẹ cần lưu ý mỗi cây mẹ chỉ nuôi được 1 - 2 cây trưởng thành. Vì vậy, không nên để lại quá 2 cây trưởng thành trên một gốc cây mẹ và cây mẹ có đường kính gốc to thì thế hệ măng năm sau sẽ có gốc măng to, nếu quá 2 cây sẽ tạo cho các thế hệ cây mẹ đời sau không đảm bảo khả năng sinh măng.

Trong kinh doanh tre lấy măng, ta cần nắm kinh nghiệm của Trung Quốc như sau: Trong một bụi tre không được để lại 3 thế hệ, như kinh nghiệm sản xuất “Cha đi liền con, ông không nhìn thấy mặt cháu” có nghĩa là một bụi tre kinh doanh măng chỉ tồn tại 2 thế hệ “cha” và “con”, sau mỗi năm các thế hệ bố mẹ đã cho thế hệ măng thì phải tiến hành chặt và đào gốc cây mẹ đó sau khi nó đã cho 1 - 2 cây trưởng thành để làm thế hệ thay thế kinh doanh măng năm sau.

Bởi vì, một cây mẹ sau một thời gian cho các thế hệ măng thì đã già cỗi và các mắt ngủ ở gốc đã không còn để có khả năng cho măng ở các năm kế tiếp, nếu còn chăng thì chỉ là các vòi măng, tức là các măng có kích thước nhỏ bé không đảm bảo tiêu chuẩn măng khai thác trong kinh doanh. Mỗi bụi tre chỉ để lại 5 - 7 cây mẹ cho thế hệ sau. Lưu ý chọn cây mẹ phải là các cây có thân ngầm sâu trong đất (tránh hiện tượng nâng cao gốc).

- Kỹ thuật bón phân: Liều lượng phân bón 20 - 30 kg phân chuồng hoai + 2 kg phân NPK cho mỗi bụi tre kinh doanh măng và được chia ra các lần bón:

+ Lần thứ nhất: Vào cuối vụ măng (giữa cuối tháng 11), tiến hành công việc điều tiết cây mẹ kết hợp bón phân cho tre. Thời điểm này chủ yếu bón phân chuồng với liều lượng ở trên. Phương pháp bón là: bới đất ở gốc tre ra, trộn phân đều với đất sau đó lấp vào lại. Khi bón lưu ý không nên vun gốc quá cao mà chỉ vun vào cao hơn mặt đất 10 - 20cm, nếu vun cao tre sẽ bị nâng bụi vào vụ sau, ảnh hưởng đến kinh doanh măng lâu dài.

+ Lần thứ 2: Được tiến hành vào thời điểm trước vụ măng khoảng tháng 2 - tháng 3, bón phân với liều lượng 1 kg phân NPK cho 1 bụi, phương pháp bón là đào rãnh xung quanh gốc tre bón phân lấp lại.

+ Lần thứ 3: Được tiến hành ở giữa vụ măng nhằm bồi bổ, tiếp sức cho tre sản xuất măng, phương pháp bón bằng tưới thấm hoặc moi các lỗ bón phân, liều lượng bón là 1 kg phân NPK còn lại. Tuy nhiên, nếu tre sản xuất măng nhiều thì có thể bón thêm 1 - 2 lần vào giữa các đợt kinh doanh măng.

- Khai thác măng đúng kỹ thuật cũng là một biện pháp nhằm kinh doanh măng tre được lâu dài. Tre Điềm trúc là loài tre có thân mọc cụm, tức là ở gốc cây mẹ (thân ngầm) nhú các mầm măng và các mầm măng này vươn ra so với gốc cây mẹ 1 góc ≥ 900, sau đó phát triển vươn thẳng lên thành cây mới.

Vì vậy, các cây tre trong bụi tre đứng gần nhau. Trong khai thác sử dụng măng người dân cần phải nắm nguyên tắc sau: Khi ta khai thác một cái măng thì sẽ tác động đến các mắt ngủ ở sát vết cắt, tại vị trí đó tiếp tục nhú các măng. Cho nên, khi khai thác măng cần phải đào sâu xuống đất, dùng dao cắt tại vị trí phình ra của eo măng theo chiều thẳng đứng từ trên xuống cách gốc cây mẹ khoảng 10cm.

Khi ta khai thác theo đúng kỹ thuật này sẽ luôn duy trì gốc tre nằm sâu trong lòng đất. Nếu ta khai thác theo cách cắt ngang gốc măng trên mặt đất thì vô tình ta đã làm cho các thế hệ tiếp theo có gốc trồi lên trên mặt đất và dần dần đã tạo cho cả bụi tre trồi lên mặt đất và dẫn đến bụi tre đó không thể tiếp tục duy trì cho măng các năm tiếp theo.

Khi khai thác măng cần lưu ý các măng có thân ngầm trồi cao lên mặt đất thì phải khai thác ngay tại vị trí sát thân ngầm cây mẹ để tránh các thế hệ măng sau bị mọc trối.

Măng của các loài tre chuyên cho măng thường có chất lượng cao khi còn nằm trong đất, khi đã nhô lên cao khỏi mặt đất bị ánh sáng chiếu vào thường măng bị giảm phẩm chất. Vì vậy nếu sử dụng măng tươi cần khai thác măng khi chưa lộ khỏi mặt đất và cách đơn giản chống ánh sáng chiếu vào măng là phủ lớp rơm rạ dày khoảng 20-30 cm trên mặt đất quanh bụi tre. 

Quan sát mặt đất quanh bụi tre nếu thấy chỗ dạn nứt chân chim thì phải dùng thuổng bới đất ra thấy củ măng sẽ dùng dao cắt. Vị trí cắt ở chỗ thắt của củ măng cách gốc tre mẹ khoảng 3-4cm, chú ý cắt thẳng theo chiều vuông góc với bề mặt măng. Sau khi cắt măng xong lấp ngay đất lại. 

Trong trường hợp khai thác măng để chế biến măng khô theo cách của Trung Quốc thì đợi măng mọc cao khỏi mặt đất khoảng 0,8 - 1 m mới thu hái. Thời gian thu hái măng thích hợp nhất là vào buổi sáng sớm khi chưa có ánh sáng mặt trời chiếu hoặc vào những ngày mưa. Măng mang về cắt khoanh dài khoảng 3 - 6cm (dùng móng tay bấm nếu chỗ nào già thì vứt bỏ). Cho các khoanh măng vào nồi luộc trong 2 giờ, vớt ra để cho ráo nước, rồi cho vào túi nilon ủ kín trong 15 ngày cho lên men. Trãi măng đã ủ kỹ ra nong nia để phơi nắng (hoặc sấy bằng lò sấy hay than củi) cho đến khô.

Nguồn tin: Trung tâm KN-KN Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Người bán thực phẩm bẩn sẽ bị phạt tới 20 năm tù
Kỹ thuật xây dựng vườn ươm và trồng rừng thâm canh Keo tai tượng ngoại
Kết quả bước đầu của mô hình chăn nuôi vịt biển thương phẩm
Những điều kiện và mục tiêu để thực hiện trồng rừng thâm canh
Hội nghị Chuyển giao, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác, bảo quản sản phẩm thủy sản
Thâm canh keo tai tượng giống mới: Nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng
Duy Xuyên: Tổ chức tổng kết nông nghiệp năm 2016
Núi Thành: Hội thảo “Giải pháp an toàn cho Ngư dân nghề câu mực xà”.
Tiêu chuẩn và kỹ thuật trồng cây phân tán
Huyện Núi Thành: Nhìn lại một năm ngành trồng trọt và những giải pháp cho năm đến
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của Quảng Nam, Quảng Ngãi
Chương trình Hợp tác Quảng Nam - Sê Kông (Lào)
Bài thuốc chữa Áp huyết cao
KHUYẾN NÔNG QUẢNG NAM – 20 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
NFA mời Việt Nam đấu thầu 200.000 tấn gạo bổ sung
4 cách làm chậm lão hóa não
Những rau quả giúp bảo vệ gan
Cách chọn cua, ghẹ biển
Sử dụng thuốc tím trong xử lý nước
Cây bưởi trụ trên đất Tam Trà
    
1   2   3   4   5  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006120307

    Lượt trong ngày 783
    Hôm qua: 4514
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 42
    Tổng số 6120307