Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Người đăng: Lê Hữu Hà .Ngày đăng: 16/08/2023 08:38 .Lượt xem: 426 lượt.
Sáng ngày 15/8, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ và Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 17/12/2019 của HĐND tỉnh.

Đồng chí Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị được nghe báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ và Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 17/12/2019  của HĐND tỉnh, các báo cáo tham luận của Liên minh HTX tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, UBND huyện Đại Lộc, UBND huyện Nam Trà My, Công ty TNHH Thai Bình Seed- Miền Trung- Tây Nguyên, Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Đào.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 75 dự án phê duyệt; trong đó, có 01 dự án liên kết cấp tỉnh được UBND tỉnh uỷ quyền Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt trên các lĩnh vực: 66 dự án/kế hoạch liên kết lĩnh vực trồng trọt (24 dự án lúa giống thuần, 03 dự án lúa lai, 05 dự án nấm, 06 dự án nếp, 03 dự án lúa thương phẩm, 03 dự án rau, 01 dự án ớt, 01 dự án dâu tằm, 02 dự án sen, 05 dự án dược liệu, 02 dự án lạc, 11 dự án cây ăn quả);  03 dự án cây lâm nghiệp; 06 dự án chăn nuôi (03 dự án gà, 01 dự án vịt, 01 dự án cút, 01 dự án heo cỏ),

Việc triển khai 75 dự án/kế hoạch  đã thu hút 78 HTX và 35 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi (trong đó có 69 HTX, 6 Doanh nghiệp làm chủ trì dự án), có 17.062 hộ dân tham gia thực hiện liên kết, các dự án tập trung ở lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi. Tổng kinh phí thực hiện 311.112 triệu đồng; trong đó, nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ theo Nghị quyết 17 là 48.964 triệu đồng, lồng ghép vốn hỗ trợ từ Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa là 3.564 triệu đồng.

Các dự án thu hút 25 HTX và 02 doanh nghiệp tham gia làm chủ trì liên kết, có 6.519 hộ dân tham gia thực hiện liên kết, các dự án tập trung ở lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.

6 tháng đầu năm 2023, 02 dự án được UBND huyện phê duyệt với kinh phí thực hiện 9.874 triệu đồng trong đó nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ 1.528 triệu đồng. Thu hút 2 HTX tham gia làm chủ trì liên kết, có 639 hộ dân tham gia thực hiện liên kết, các dự án tập trung ở lĩnh vực trồng trọt.

          Kinh phí đã giải ngân năm 2021, 2022: 27.063,83/49.000 triệu đồng, đạt 55,23% (vốn sự nghiệp: 20.092,74/25.000 triệu đồng, đạt 80,37%; vốn đầu tư: 6.971,09/24.000 triệu đồng, đạt 29,05%);

          Dự kiến giải ngân từ năm 2021 - 2023 là 40.089,48/70.000 triệu đồng, đạt 57,27% (vốn sự nghiệp: 28.690,54/35.000 triệu đồng, đạt 81,97%; vốn đầu tư: 13.605,94/35.000 triệu đồng, đạt 38,87%);



Đồng chí Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo tại Hội nghị

Một số bất cập, khó khăn, vướng mắc trong triển khai Nghị định 98/2018/NĐ-CP đó là:

- Doanh nghiệp, Hợp tác xã, người dân chưa được hướng dẫn rõ các căn cứ pháp lý để thực hiện nội dung hỗ trợ chi phí tư vấn ở cấp trung ương làm cơ sở xây dựng các định mức trong việc lập dự toán dự án liên kết nên một số địa phương chưa mạnh dạn triển khai.

- Cùng một đối tượng, một số nội dung hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ chênh lệch khá lớn.

- Một số hạng mục hạ tầng thiết yếu phục vụ liên kết sản xuất nhưng không thuộc đối tượng được hỗ trợ như: sân phơi, hệ thống tưới tiêu tiên tiến, tự động; lọc nước tưới, hệ thống điện sản xuất, bờ bao cách ly trong sản xuất hữu cơ, nhà màng, nhà lưới,...

- Nghị định 98/2018/NĐ-CP không quy định cơ chế hay mức hỗ trợ xử lý rủi ro bất khả kháng xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện liên kết sản xuất;

- Mối liên kết sản xuất trong thực hiện cung ứng dịch vụ đầu vào, sơ chế, chế biến và thực hiện tiêu thụ đầu ra giữa HTX với nông dân hay giữa HTX với doanh nghiệp chưa bền chặt, giá cả thị trường luôn biến động, hợp đồng theo từng năm trong khi dự án liên kết yêu cầu phải đảm bảo điều kiện thực hiện ổn định với sản phẩm hằng năm là 3 năm, sản phẩm lâu năm là 5 năm, nên các doanh nghiệp cũng như HTX khó khăn trong việc ký hợp đồng lâu dài với nông dân.

- Chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thủ tục thanh quyết toán các nguồn kinh phí.  Năng lực xây dựng dự án liên kết và hồ sơ còn nhiều khó khăn. Quy trình, thủ tục, thời gian xây dựng để trình cơ quan chức năng thẩm định phê duyệt liên kết còn chậm, tốn nhiều thời gian.

- Kinh phí đối ứng khi triển khai liên kết lớn, sản xuất nông nghiệp gặp rủi ro về thời tiết, nhất là các rủi ro trong sản xuất giống lúa, đặc biệt lúa lai nhưng chưa có cơ chế hỗ trợ.

- Đối với nguồn vốn đầu tư: Các chủ đầu tư là HTXcó quy mô nhỏ và mới thành lập nên không có khả năng tổ chức lập và trình các cơ quan liên quan thẩm định, phê duyệt, thực hiện đầu tư và thanh quyết toán

- Các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện chủ yếu hoạt động cung cấp dịch vụ đầu vào chưa thực hiện kết nối được với các thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh.    


Quang cảnh hội nghị

Đồng chí Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

  Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị đồng chí Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Các Sở, Ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố cần quan tâm triển khai thực hiện một số nội dung:

Một là, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để cho cán bộ cơ sở và người dân hiểu rõ vai trò, ý nghĩa, lợi ích lâu dài của việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, nâng cao nhận thức về tinh thần hợp tác.

 Hai là, lồng ghép nhiều nguồn vốn từ các Chương trình, dự án có liên quan để tạo điều kiện hỗ trợ cho việc liên kết: Chú trọng lồng ghép các nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia; các nguồn vốn khuyến nông, khuyến công; vốn đầu tư kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi hóa đất màu; vốn hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 45/2018/NQ-HĐND của HĐNDtỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hợp đồng liên kết; kịp thời phát hiện, xử lý các vướng mắc, phát sinh.

Bốn là, giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành của tỉnh và các địa phương tổng hợp những bất cập, vướng mắc trong quá  trình triển khai thực hiện chính sách tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT trình Chính Phủ sửa đổi, bổ sụng Nghị định./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Triển khai mô hình Chăn nuôi Ngan địa phương sinh sản miền núi năm 2023
Nâng cao kỹ năng, phương pháp lập kế hoạch khuyến nông và chuyển đổi số ngành nông nghiệp cho đội ngũ khuyến nông Cộng đồng.
Bảo tồn cây bản địa Gụ Lau ở Quảng Nam
Kết quả chuyến Tham quan học tập kinh nghiệm hoạt động khuyến nông trong nước năm 2023
Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Hội chợ xuân Quảng Nam 2024
Huyện Đại Lộc tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất Đông Xuân năm 2023-2024
GHI NHẬN KẾT QUẢ: Từ Chương trình sinh kế cho người dân ở lưu vực các hồ thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Hội nghị chuyên đề "Thúc đẩy số hoá ngành nông nghiệp"
Công nhận giống, nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của Quảng Nam, Quảng Ngãi
Chương trình Hợp tác Quảng Nam - Sê Kông (Lào)
Bài thuốc chữa Áp huyết cao
KHUYẾN NÔNG QUẢNG NAM – 20 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
NFA mời Việt Nam đấu thầu 200.000 tấn gạo bổ sung
4 cách làm chậm lão hóa não
Những rau quả giúp bảo vệ gan
Cách chọn cua, ghẹ biển
Sử dụng thuốc tím trong xử lý nước
Cây bưởi trụ trên đất Tam Trà
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006523588

    Lượt trong ngày 2487
    Hôm qua: 5965
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 113
    Tổng số 6523588