Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Các biện pháp phòng, chống nắng nóng cho động vật thủy sản
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 23/05/2023 10:26 .Lượt xem: 1278 lượt.
Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, nắng nóng xuất hiện diện rộng tại khu vực miền Trung từ tháng 4 đến tháng 8 (tập trung tháng 5 - 7), với nền nhiệt phổ biến từ 37 - 40oC; thời tiết nắng nóng có thể kết hợp các đợt mưa dông vào chiều tối và đêm.

Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ cao và kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sản nuôi mà còn gây ra thiệt hại do dịch bệnh phát sinh nếu không phòng bệnh và quản lý môi trường tốt. Trong điều kiện thời tiết này dễ làm các yếu tố môi trường ao nuôi biến động lớn dẫn đến thủy sản nuôi dễ bị sốc, bị bệnh.

Thông thường, nhiệt độ nước trong ao nuôi thủy sản thường cao nhất khoảng từ 11 giờ đến 16 giờ hàng ngày. Để chủ động phòng, chống nắng nóng cho đàn thủy sản, các hộ nuôi trồng thủy sản cần thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:

1. Đối với hình thức nuôi cá trong ao:

- Che phủ một phần diện tích nuôi để làm chỗ trú ẩn, tránh nắng nóng cho cá (bèo tây, lưới che nắng,...) khi nắng nóng kéo dài. Đối với nuôi ao, chủ động nâng và duy trì mức nước ở mức giao động từ 1,5 - 1,8 m. Nếu ao không đủ độ sâu, nguồn nước cấp khó khăn ta cần che phủ một phần diện tích ao (15% diện tích) để làm nơi trú ẩn, tránh nắng nóng cho đàn thủy sản bằng (bèo tây, lưới che nắng …).

Che một phần ao nuôi bằng lưới cắt nắng để làm chổ trú ẩn tránh nắng nóng cho đông vật thuỷ sản 

- Sử dụng các thiết bị làm giàu ô xy như máy quạt nước, máy sục khí, máy phun, máy bơm… đặc biệt là vào ban đêm từ 22h đêm đến 4h sáng để tăng ô xy hòa tan và đảo nước nhằm tăng cường hàm lượng oxy hoà tan, đặc biệt là tầng đáy, tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển sẽ làm giảm thiểu lượng khí độc trong ao.

Che một phần ao nuôi bằng bèo tây để làm chổ trú ẩn tránh nắng nóng cho đông vật thuỷ sản 

- Nâng cao sức khỏe cho thủy sản bằng cách: Sử dụng các loại thức ăn chất lượng cao. Trong những ngày nắng nóng cần giảm lượng thức ăn từ 30 - 40%, thường xuyên bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa, …vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi;

- Đảm bảo mật độ nuôi hợp lý, nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, tránh nguồn nước thải sinh hoạt. Quản lý tốt môi trường ao nuôi, định kỳ thay nước và sử dụng chế phẩm sinh học, thường xuyên kiểm tra các thông số môi trường, đảm bảo các điều kiện môi trường nằm trong giới hạn thích hợp cho thủy sản nuôi như: nhiệt độ nước từ 26 - 28oC; Độ trong 30 - 40 cm; pH 6,5 - 8 (đối với ao nước ngọt), 7,5-8,5 (đối với ao mặn lợ); oxy hoà tan > 3 mg/lít; độ kiềm 80 - 120 mg/l,...

- Tăng cường oxy cho ao nuôi: Thời tiết nắng, nhiệt độ càng cao thì khả năng hòa tan oxy từ tự nhiên vào ao nuôi càng thấp. Vì vậy, cần phải đảm bảo ao nuôi cá luôn đầy đủ oxy. Có thể tăng cường oxy cho cá bằng cách bổ sung thêm nước hoặc sử dụng chạy máy quạt nước hoặc máy bơm tạo mưa cho ao nuôi để tuần hoàn nước, tăng oxy, giảm các khí độc trong ao nuôi.

Sử dụng máy sục khí vào ban đêm từ 22h - 4h sáng để tăng ô xy hòa tan, giảm các khí độc 

- Quản lý bùn đáy ao và chất lượng nước bằng chế phẩm sinh học, tránh để hiện tượng tảo tàn, tảo độc phát triển trong ao nuôi khi nhiệt độ nước cao và nắng kéo dài. Khi tảo tàn sẽ bám vào mang dẫn tới mắc bệnh về hô hấp, một số chất độc do tảo tàn phân hủy có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe động vật thủy sản nuôi.

- Hạn chế đánh bắt, san thưa, thả giống vào thời điểm nắng nóng trong ngày. Chủ động thu hoạch thủy sản nuôi đạt kích thước thương phẩm khi có hiện tượng thiếu nước, hạn hán xảy ra.

- Trồng một số loại cây có bóng mát rộng xung quanh trên bờ ao hoặc đắp ụ giửa ao trồng cây tạo bóng mát.

Trồng một số loại cây có bóng mát rộng xung quanh trên bờ ao hoặc giữa ao nuôi

2. Đối với hình thức nuôi cá lồng bè:

- Đối với cá nuôi lồng trên sông vệ sinh lồng bè thường xuyên, đảm bảo lồng nuôi thông thoáng, sạch sẽ để nước trong và ngoài lồng được lưu thông. Kiểm tra, tu sửa lại những nơi xung yếu bảo đảm lồng vững chắc, di chuyển lồng về nơi râm mát. Trong trường hợp bất lợi, cần có biện pháp di chuyển lồng đến nơi thích hợp. Nếu không di chuyển được cần hạ thấp lồng xuống, đảm bảo độ sâu của lồng luôn ở mức 2,5 - 3 m hoặc phủ lưới đen chiếm 1/2-1/3 diện tích mặt nước để tránh nắng cho cá. Nên dùng vôi bột cho vào túi vải treo ở các góc lồng nuôi để phòng bệnh.

- Tăng cường vệ sinh lồng nuôi, đối với nhưng nơi có nguồn nước lưu thông lớn cần phải dùng những tấm sắt hàn thành mũi thuyền chắn phía trước khu lồng bè nuôi thủy sản để ngăn cản dòng chảy mạnh trực tiếp vào lồng nuôi, chắn được rác vào lồng cản trở lưu thông nước, gây thiếu oxy khu vực lồng nuôi tránh bị cây gỗ lớn va đập.

Giảm lượng thức ăn trong những ngày nắng nóng 30-400C (giảm hoặc bỏ bữa ăn trưa)

- Quản lý thức ăn: Nhiệt độ cao khiến động vật thủy sản giảm khả năng bắt mồi và tiêu hóa thức ăn. Nên giảm lượng thức ăn trong những ngày nắng nóng 30-400C, giảm vào bữa trưa hoặc bỏ bữa ăn trưa. Điều này rất quan trọng, nhất là đối với một số loại cá nuôi sử dụng thức ăn tươi sống như: cá tạp, don…. Những loại thức ăn tươi sống sẽ bị ôi thiu nhanh khi nhiệt độ cao, gây ô nhiễm nước và làm cho cá nuôi bị mắc bệnh. Do vậy cần bổ sung dinh dưỡng, vitamin như: Trộn Vitamin A, B, C… và các khoáng chất vào thức ăn để tăng sức đề kháng, chống stress và sử dụng một số loại chất dẫn dụ, kích thích tiêu hóa sẽ giúp cá nuôi bắt mồi và tiêu hóa thức ăn tốt hơn (liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất) trong thời gian từ 5 - 7 ngày liên tục. Nên cho động vật thủy sản vào thời điểm mát trong ngày (sáng từ 7 - 8 giờ, chiều từ 17 - 18 giờ). Nâng cao sức khỏe cho thủy sản nuôi trong lồng bằng cách bổ sung Vitamin B1, C vào thức ăn, cho cá ăn 2 lần/ngày lúc sáng sớm và chiều mát. Với những ngày nắng nóng có nhiệt độ nước trên 35oC thì giảm khẩu phần ăn hoặc ngừng cho ăn./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Ngày Môi trường Thế giới (05/6) năm 2023: Đánh bại ô nhiễm nhựa (Beat plastic polution)
HỘI THẢO “QUẢN LÝ CHẤT THẢI NHỰA NGÀNH NÔNG NGHIỆP, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
Thư chúc mừng nhân kỷ niệm 73 năm ngày truyền thống ngành Thú y Việt Nam (11/7/1950-11/7/2023)
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỔ CHỨC TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁC TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỔ CHỨC GẶP MẶT THÂN NHÂN CÁC GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH – LIỆT SỸ
GIỚI THIỆU LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ SỐ 10/2022/QH15
HỘI THẢO CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.
HUYỆN THĂNG BÌNH TỔ CHỨC TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁC TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG
Thư chúc mừng nhân kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống ngành Thuỷ lợi Việt Nam (28/8/1945-28/8/2023)
    
1   2   3  
    
Các tin cũ hơn:
Quế Lộc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Nông Sơn: Nhiều thanh niên vươn lên làm giàu nhờ nghề trầm cảnh
TTKNQG: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến nông về tái cơ cấu sản xuất, liên kết hợp tác sản xuất và Hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp
Quảng Nam: Tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cho đoàn cán bộ Nông nghiêp tỉnh Sê Kông Lào
Ký Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng
Củ gừng và tác dụng của nó
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và nhân rộng mô hình khuyến nông
9 thực phẩm nên tránh trước khi lên máy bay
Mười loại thức ăn cực tốt cho phụ nữ
Điện Bàn: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò cho nông dân vùng sâu vùng xa
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006140196

    Lượt trong ngày 190
    Hôm qua: 2972
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 89
    Tổng số 6140196