Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Một số biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và sử dụng đất
Người đăng: Phạm Thị Thu Thủy .Ngày đăng: 11/05/2023 08:36 .Lượt xem: 406 lượt.
Ngày 28/4/2023, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định số 1693/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) (bao gồm kế hoạch giảm phát thải khí mê – tan) ngành Nông nghiệp và PTNT đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Trong đó, các biện pháp giảm nhẹ phát thải KNK trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và sử dụng đất như sau:

1. Các biện pháp giảm nhẹ phát thải KNK lĩnh vực trồng trọt

a) Mở rộng việc áp dụng công nghệ tưới khô ướt xen kẽ (AWD) và canh tác lúa cải tiến (SRI), 3 giảm 3 tăng (3G3T), 1 phải 5 giảm (1P5G) và rút nước giữa vụ trong canh tác lúa nước phù hợp với từng vùng sinh thái nông nghiệp. Ưu tiên triển khai ở những vùng có hệ thống thủy lợi thuận lợi.

b) Thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang lúa - thủy sản (lúa cá, lúa tôm) và sang cây trồng cạn nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Ưu tiên triển khai ở những vùng thường xuyên hạn, mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

c) Đầu tư nâng cấp hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đáp ứng kỹ thuật tưới tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, khép kín cho các khu vực sản xuất lúa tập trung, phù hợp với từng vùng sinh thái nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và giảm phát thải KNK, khí mê-tan. Ưu tiên triển khai ở những vùng có hạ tầng thủy lợi trung bình, kém.

d) Mở rộng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác và quản lý cây trồng tổng hợp (bón phân, quản lý sâu bệnh hại, v.v) cho lúa, cho cây trồng cạn (bón phân, quản lý sâu, bệnh hại, tưới nước tiết kiệm v.v.

e) Thay thế phân đạm urê bằng phân bón chậm tan, phân bón tan có điều khiển, phân bón phức hợp chất lượng cao, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm phát KNK.

f) Thu gom, quản lý và tái sử dụng phụ phẩm cây trồng: áp dụng trên diện rộng quy trình, công nghệ thu gom tập trung, xử lý, tái sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm phát thải KNK.

2. Các biện pháp giảm nhẹ phát thải KNK lĩnh vực chăn nuôi

a) Cải thiện khẩu phần thức ăn cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt:

- Sử dụng thức ăn thô xanh ủ chua trong khẩu phần nhằm giảm thiểu phát thải khí mê - tan và nâng cao năng suất trong chăn nuôi bò sữa, bò thịt quy mô trang trại, nông hộ.

- Ứng dụng phần mềm phân tích phối trộn thức ăn (PC Dairy) để xây dựng khẩu phần ăn cho bò sữa và bò thịt, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và có mức phát thải thấp (ưu tiên kết hợp cây họ đậu trong cân đối khẩu phần).

- Sử dụng các chế phẩm ức chế tổng hợp hoặc hấp thụ mê - tan (3NOP, than hoạt tính, Zeolite) và thức ăn thô có hàm lượng tanin cao trong khẩu phần ăn của bò sữa, bò thịt (quy mô nông hộ và trang trại).

b) Cải thiện chất lượng khẩu phần ăn cho trâu và dê: sử dụng các chế phẩm Zeolite trong khẩu phần ăn của trâu và dê (quy mô nông hộ và trang trại).

c) Cải tiến công nghệ tái sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ: ứng dụng công nghệ vi sinh trong ủ phân, công nghệ tách phân và nước tiểu trong chăn nuôi lợn để nâng cao hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi và sản xuất phân bón hữu cơ.

3. Các biện pháp giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất

a) Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có ở vùng đồi núi: thực hiện giao đất và rừng tới cộng đồng, cá nhân, hộ gia đình; thúc đẩy quản lý rừng, hợp tác giữa các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các công ty lâm nghiệp và cộng đồng địa phương; quản lý tranh chấp đất lâm nghiệp và rừng; kiểm soát mất rừng, chuyển đổi rừng và suy thoái rừng; kiểm soát cháy rừng, sâu, bệnh hại rừng; hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững và lâm sản ngoài gỗ. Ưu tiên triển khai tại các khu vực rừng có nguy cơ cao về chuyển đổi rừng sang mục đích phi lâm nghiệp, mất rừng do xâm lấn, suy thoái rừng.

b) Bảo vệ diện tích rừng ven biển: thúc đẩy quản lý rừng, hợp tác giữa các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng với cộng đồng địa phương; thực hiện quản lý rừng dựa vào cộng đồng, các phương thức đồng quản lý rừng; tăng cường thực thi lâm luật; hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững. Ưu tiên triển khai tại các khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng phân bố ở vùng ven biển, chủ yếu là rừng ngập mặn ở vùng cửa sông, ven biển; rừng trên cát.

c) Phục hồi (trồng mới) rừng đặc dụng và rừng phòng hộ: đầu tư trồng rừng mới trên đất không có rừng, gồm các bước: xác định vùng trồng, lựa chọn loài cây trồng phù hợp lập địa; cải thiện chất lượng cây giống, sử dụng cây bản địa, cải thiện biện pháp kỹ thuật. Ưu tiên triển khai ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

d) Nâng cao chất lượng và trữ lượng các - bon rừng tự nhiên nghèo: xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung (làm giàu rừng, ưu tiên các loài cây bản địa, cây đa mục đích); đánh giá điều kiện lập địa và lựa chọn loài cây, kỹ thuật áp dụng; cải thiện chất lượng cây giống và tăng cường năng lực quản lý rừng.
e) Nâng cao năng suất và trữ lượng các-bon của rừng trồng gỗ lớn: hỗ trợ đầu tư trồng mới, trồng lại và chuyển đổi rừng trồng keo chu kỳ ngắn (5-6 năm) sang rừng trồng chu kỳ dài (10-15 năm); Cải thiện chất lượng giống; thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị gỗ rừng trồng; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong kinh doanh rừng trồng. Ưu tiên triển khai tại các vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông
Nam Bộ.

f) Nhân rộng các mô hình nông lâm kết hợp để nâng cao trữ lượng các-bon và bảo tồn đất: đánh giá, lựa chọn các mô hình nông lâm kết hợp thành công tại các vùng sinh thái; hỗ trợ đầu tư nhân rộng các mô hình canh tác nông lâm kết hợp lựa chọn; đào tạo, tập huấn cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng; hỗ trợ đầu tư và kỹ thuật sơ chế các sản phẩm nông lâm nghiệp, tiếp cận thị trường.
g) Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng: cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật về xây dựng kế hoạch quản lý, kinh doanh rừng; xây dựng năng lực về theo dõi và giám sát; hỗ trợ đầu tư thực hiện chứng chỉ rừng, ưu tiên thực hiện chứng chỉ rừng trồng sản xuất theo mô hình nhóm lớn; thúc đẩy các nguồn tài chính xanh thông qua chi trả giảm phát thải, hấp thụ các-bon dựa vào kết quả và các nguồn chi trả từ dịch vụ hệ sinh thái./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Các biện pháp phòng, chống nắng nóng cho động vật thủy sản
Ngày Môi trường Thế giới (05/6) năm 2023: Đánh bại ô nhiễm nhựa (Beat plastic polution)
HỘI THẢO “QUẢN LÝ CHẤT THẢI NHỰA NGÀNH NÔNG NGHIỆP, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
Thư chúc mừng nhân kỷ niệm 73 năm ngày truyền thống ngành Thú y Việt Nam (11/7/1950-11/7/2023)
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỔ CHỨC TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁC TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỔ CHỨC GẶP MẶT THÂN NHÂN CÁC GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH – LIỆT SỸ
GIỚI THIỆU LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ SỐ 10/2022/QH15
HỘI THẢO CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.
HUYỆN THĂNG BÌNH TỔ CHỨC TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁC TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG
    
1   2   3  
    
Các tin cũ hơn:
Quế Lộc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Nông Sơn: Nhiều thanh niên vươn lên làm giàu nhờ nghề trầm cảnh
TTKNQG: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến nông về tái cơ cấu sản xuất, liên kết hợp tác sản xuất và Hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp
Quảng Nam: Tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cho đoàn cán bộ Nông nghiêp tỉnh Sê Kông Lào
Ký Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng
Củ gừng và tác dụng của nó
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và nhân rộng mô hình khuyến nông
9 thực phẩm nên tránh trước khi lên máy bay
Mười loại thức ăn cực tốt cho phụ nữ
Điện Bàn: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò cho nông dân vùng sâu vùng xa
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006140850

    Lượt trong ngày 844
    Hôm qua: 2972
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 76
    Tổng số 6140850