Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Bảo vệ và phát triển rừng, một trong những giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 12/11/2014 09:46 .Lượt xem: 2578 lượt.
Quảng Nam là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Là tỉnh có cả miền núi, trung du, đồng bằng, đô thị, vùng cát ven biển và hải đảo. Hệ thống sông ngòi Quảng Nam khá chằng chịt. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm hơn 80% tổng diện tích đất nông lâm nghiệp, được phân bổ chủ yếu trên địa bàn 8 huyện miền núi của tỉnh, có địa hình phức tạp nhưng tài nguyên rừng là tiềm năn

Với vị trí như trên, mặc dù diện tích rừng rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh nhiều nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ bảo vệ môi trường, phòng chống xói lở, cố định bãi bồi, đặc biệt là giữ vững sự cân bằng sinh thái vùng cửa sông ven biển.

Ngày nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu làm cho bão, lũ, hạn hán, tình hình xâm nhập mặn... diễn ra ngày càng gay gắt và phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân mà theo đánh giá của các nhà khoa học thì Quảng Nam là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Do vậy, việc đầu tư bảo vệ và phát triển rừng của nước ta nói chung và của tỉnh Quảng Nam nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trong những năm vừa qua bằng các Chương trình, dự án như: Chương trình 661, JBIC, KFW6, WB3..., hàng năm đã đầu tư trồng mới thêm hàng trăm ha rừng tập trung và hàng triệu cây phân tán, nâng diện tích rừng của tỉnh lên 20.578 ha.  Thông qua chính sách giao khoán rừng, đất rừng và cho người dân được hưởng lợi từ các sản phẩm từ rừng theo Quyết định 178 của Chính phủ; các mô hình sản xuất kết hợp với quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả; đầu tư công trình phúc lợi xã hội như cầu, đường, trường học, trạm xá … đã kích thích người dân tham gia trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng được tốt hơn, qua đó tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện và nâng cao thu nhập cho người dân vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh những thành quả đạt như trên, công tác bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Quảng Nam vẫn còn có một số hạn chế như:

- Diện tích rừng hàng năm có tăng nhưng không nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như mục tiêu đã đề ra;

- Ý thức về quản lý, bảo vệ  và phát triển rừng của một bộ phận nhỏ dân cư còn kém nên còn xảy ra hiện tượng chặt phá rừng, xâm lấn đất rừng tự nhiên, khai thác lâm đặc sản bừa bãi;

- Năng suất, chất lượng rừng thấp do việc ứng dụng các tiến bộ khoa học trong khâu giống, cải tạo rừng…còn hạn chế;

- Tác động của ngành lâm nghiệp trong công tác xoá đói, giảm nghèo chưa cao; thu nhập từ nghề rừng còn thấp và không ổn định;

- Tăng trưởng lâm nghiệp còn chậm, đóng góp GDP của lâm nghiệp trong cơ cấu chung của toàn tỉnh đạt thấp.

* Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do:

- Một là, nhận thức về lợi ích nhiều mặt của rừng chưa thật sự đầy đủ, chưa đánh giá đúng các giá trị môi trường của rừng đem lại trong cộng đồng nên chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức;

- Hai là, chính sách đầu tư để trồng và quản lý bảo vệ rừng thấp và lợi nhuận từ việc kinh doanh rừng thấp; chu kỳ kinh doanh cây rừng dài (từ 5-10 năm mới có thu hoạch) cho nên không hấp dẫn người dân;

- Ba là, công tác giao đất giao rừng chưa triển khai thực hiện triệt để do đó người dân chưa thật sự an tâm đầu tư;

- Bốn là, năng lực cán bộ lâm nghiệp cấp huyện và xã thiếu so với yêu cầu; công tác khuyến lâm còn hạn chế;

- Năm là, vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng của chính quyền địa phương (huyện, xã) theo Quyết định 245 của Thủ tướng Chính phủ chưa được quan tâm đúng mức.

Từ thực trạng và những hạn chế trong công tác trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng của tỉnh trong thời gian qua, cần rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:

- Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của công đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Khi hiểu đầy đủ giá trị và lợi ích nhiều mặt của rừng đem lại thì họ mới quan tâm bảo vệ và phát triển rừng;

- Phải giao đất, giao rừng cho dân, bởi vì khi người dân thật sự làm chủ trên mảnh đất, mảnh rừng của mình thì họ mới an tâm đầu tư bảo vệ và phát triển rừng;

- Cần nghiên cứu xây dựng các mô hình sinh kế bền vững cho người dân sinh sống vùng rừng núi. Khi cuộc sống ổn định và phát triển thì mới hạn chế phá rừng;

- Vùng lâm nghiệp thường ở vùng sâu, xa; điều kiện đi lại khó khăn cho nên hạn chế cho việc phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, cần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, nước sinh hoạt…), các công trình phúc lợi xã hội nhằm góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân;

Tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, ngay từ bây giờ chúng ta phải có những hành động cụ thể để giảm nhẹ và thích ứng với nó. Một trong những giải pháp quan trọng là phải bảo vệ và phát triển rừng, tạo sinh kế cho người dân. Đây là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các địa phương và của cả cộng đồng. Chúng tôi mong rằng, tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng chia sẻ, có trách nhiệm và bằng những hành động cụ thể nhằm chung tay, góp sức làm cho cuộc sống của chúng ta luôn xanh, sạch và phát triển bền vững./.

Nguồn tin: Trung tâm KN-KN
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Quảng Nam cần bảo tồn và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ
Triển vọng cây keo nuôi cấy mô
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Tếch
Biện pháp canh tác nương rẫy hiệu quả bền vững
Núi Thành: Hiệu quả bước đầu mô hình VAC ở các xã miền núi.
Trồng sa nhân dưới tán rừng keo
Trồng rừng gỗ lớn - mũi tên trúng 2 đích
Kết quả bước đầu nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình vườn sinh thái nông lâm kết hợp tại xã miền núi Tam Trà, huyện Núi Thành”
Quảng Nam: Hiệu quả bước đầu mô hình “Trồng rừng gỗ lớn thâm canh loài cây keo lai nuôi cấy mô”
Giải pháp phát triển rừng gỗ lớn khu vực miền núi phía Bắc
    
1   2   3  
    
Các tin cũ hơn:
Chú trọng bảo vệ và phát triển rừng ven biển
Gỗ đã chế biến không phải kiểm dịch thực vật
Rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006529573

    Lượt trong ngày 8470
    Hôm qua: 5965
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 220
    Tổng số 6529572