Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN SÂM NGỌC LINH VÀ DƯỢC LIỆU: Kết quả từ huyện miền núi Nam Trà My
Người đăng: Duy Nguyên .Ngày đăng: 05/08/2024 15:32 .Lượt xem: 22 lượt.
Ngày 17/01/2024, tại Quyết định số 72/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; theo đó tỉnh Quảng Nam xác định: ”Sản phẩm dược liệu là sản phẩm nông nghiệp chủ lực (trong đó cây Sâm Ngọc Linh được xem là sản phẩm chủ lực cấp Quốc gia), từ đó xây dựng tỉnh Quảng Nam thành vùng dược liệu cấp quốc gia. Xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh trở thành thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực y - dược và chăm sóc sức khỏe, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo quốc phòng, an ninh tại các huyện miền núi cao của tỉnh”.

Công tác quy hoạch bảo tồn và phát triển

Huyện Nam Trà My là một trong những huyện miền núi cao của Quảng Nam, có điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu,..thích hợp để phát triển những cây dược liệu nói chung và Sâm Ngọc linh nói riêng. Để phát huy tiềm năng lợi thế vốn có của địa phương này, từ năm 2016 UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 395/QĐ-UBND, ngày 27/01/2016 Về phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc linh (SNL) trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030, gồm có 7 xã, gồm: Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam, Trà Dơn, Trà Tập, Trà Leng và Trà Don với tổng diện tích quy hoạch 15.568 ha; trong đó, diện tích vùng đệm 6.712 ha, diện tích vùng lõi 8.856 ha. Năm 2018, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 301/QĐ-UBND ngày 22/01/2018 về việc Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018 – 2025, với tổng diện tích quy hoạch 14.999 ha; theo đó, giai đoạn 2018-2025: 9.230 ha, giai đoạn 2026-2030: 5.769 ha).


Vườn giống Ba kích tím

Nhìn lại kết quả thực hiện
   Qua gần 9 năm thực hiện Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây SNL và 7 năm Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu; đến nay, huyện Nam Trà My đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Chủ trương của huyện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ưu tiên đầu tư phát triển mạnh cây dược liệu, Sâm Ngọc Linh, làm tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Cây Sâm Ngọc Linh là cây tiên phong và cùng với Quế Trà My, Sâm nam, Giảo cổ lam, Đương quy, Lan kim tuyến, Thất diệp nhất chi hoa, Chè dây, Khổ qua rừng... tạo nên sự đa dạng về vùng nguyên liệu để cung cấp cho thị trường.

 (i)Đối với cây sâm Ngọc Linh, huyện tập trung phát triển tại 7 xã thuộc vùng quy hoạch. Diện tích và số hộ trồng sâm tăng đáng kể, vào năm 2014 số hộ trồng sâm chỉ vào khoảng 110 hộ, với 65ha trồng sâm, thì đến nay đã có hơn 1.500 hộ dân và trên 1.650 ha đã đăng ký trồng sâm Ngọc Linh. Nhờ có cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đến nay, đã thu hút được 18 doanh nghiệp đăng ký trồng sâm và dược liệu dưới tán rừng, với diện tích đăng ký 341,75 ha.


Sâm Ngọc Linh trồng ở Nam Trà My

(ii)Đối với cây Quế Trà My, ưu tiên tập trung phát triển cây quế Trà My bằng cách huy động các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước từ cơ chế của tỉnh và các chương trình MTQG; do vậy, từ diện tích ban đầu trước khi quy hoạch huyện Nam Trà My có 2.864 ha, đến nay diện tích Quế được nâng lên gần 10.000 ha; trong đó: Nhà nước hỗ trợ trồng khoảng 3.500 ha (từ các chương trình mục tiêu và theo Nghị quyết của HĐND tỉnh), nhân dân tự bảo tồn và trồng phát triển 6.500 ha.


Cây Quế giống tại xã Trà Vinh-Nam Trà My

(iii) Đồng thời với cây sâm Ngọc linh và quế Trà My, các cây dược liệu khác cũng được phát triển, mở rộng diện tích như: Sâm nam, Giảo cổ lam, Đương quy, Lan kim tuyến, Thất diệp nhất chi hoa, Chè dây, Khổ qua rừng...Hiện nay có khoảng 500 hộ (khoảng 400ha) tham gia trồng cây dược liệu với quy mô và diện tích trồng cây dược liệu tăng lên hằng năm, bình quân mỗi năm trồng từ 60-70ha cây dược liệu các loại.

(iv)Đối với công tác giống, UBND huyện giao Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện thực hiện công tác bảo tồn, bảo vệ, phát triển và sản xuất cây giống Sâm Ngọc Linh tại Trại sâm giống gốc Tắk Ngo, thôn 2 xã Trà Linh; tổng diện tích được UBND tỉnh cấp cho sử dụng môi trường rừng 83,1ha.


Cây Sa nhân


Cây Đương quy

(v)Về sản xuất, phát triển tạo sản phẩm cung cấp cho thị trường, năm 2023, huyện Nam Trà My tiếp tục chỉ đạo các địa phương tập trung phát triển cây dược liệu như Sâm Ngọc linh, Thất diệp nhất chi hoa, Đẳng sâm, Quế Trà My…Trong năm, toàn huyện đã trồng khoảng 94 ha cây dược liệu các loại; trong đó: Sâm Ngọc linh 35,5ha; Đẳng sâm 26ha; các cây dược liệu khác: Giảo cổ lam, Đương quy, Thất Diệp nhất chi hoa, Lan Kim tuyến, Chè dây: 33,3ha. Đặc biệt, từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất (PTSX) thuộc các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình phát triển KTXH vùng DTTS và miền núi), huyện đã phê duyệt, triển khai nhiều dự án hỗ trợ PTSX, nội dung hỗ trợ được tập trung vào các cây dược liệu của địa phương như sâm Ngọc linh, Quế Trà My, Thất diệp nhất chi hoa, Đẳng sâm. Tổng kinh phí thực hiện dự án hỗ trợ PTSX trồng cây dược liệu gần 40.169 triệu đồng (NSNN:27.242.736.000đ, đối ứng: 12.296.227.000đ); với 1.859 hộ tham gia; hỗ trợ 21.679 cây sâm Ngọc linh, Quế: 1.957.106 cây, Bảy lá 1 hoa:142.232 cây, Đẳng sâm:113.900 cây. UBND huyện ưu tiên hỗ trợ cho hộ, nhóm hộ với số hộ đã được nhận cây sâm Ngọc linh 01 năm tuổi là 1.695 hộ/103.333 cây, gồm: Năm 2022 hỗ trợ 485 hộ/20.000 cây và năm 2023 hỗ trợ 1.210 hộ/83.333 cây. Nguồn gốc giống từ vườn sâm Tak Ngo của Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện quản lý là 5.000 cây và từ vườn sâm Măng Lùng của Trung tâm phát triển sâm Ngọc linh và Dược liệu tỉnh quản lý là 83.333 cây./.






Nguồn tin: UBND huyện Nam Trà My
[Trở về]
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006593044

    Lượt trong ngày 618
    Hôm qua: 6286
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 62
    Tổng số 6593044