Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Uống trà khổ qua và công dụng của Trà
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 23/09/2014 16:33 .Lượt xem: 3598 lượt.
Thấy ai uống trà, mình cũng bắt chuớc uống. Trà của người ta uống thì vui sướng ngâm nga, còn trà mình uống thì khổ quá kêu la..... Giới thiệu về công dụng của trái mướp đắng dùng làm trà cho mọi người. Mướp đắng chống lại tình trạng tăng đường huyết cả do tụy và không do tụy. Mướp đắng (khổ qua) lượng vừa đủ, phơi hoặc sấy khô, mỗi ngày dùng 15 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút th

Trong y học cổ truyền và dân gian, từ lá, dây, trái và cả hạt khổ qua đều có công dụng chữa bệnh.

Dược tính của khổ qua

Khổ qua (mướp đắng), theo y học cổ truyền có vị đắng, tính mát, không độc, có công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, giúp sáng mắt, nhuận trường, tiêu đờm. Theo lương y Trần Duy Linh (TP.HCM), trái khổ qua chín còn có tác dụng bổ thận, bổ huyết, kiện tỳ. Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt, hoặc giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt; dân gian một số nơi còn dùng khổ qua (loại mọc hoang dại, trái nhỏ bằng ngón chân cái) dùng cả trái, dây và lá để chữa trị các chứng thuộc về gan - bằng cách chặt khúc ngắn 3-4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ngày; dây khổ qua còn dùng trị các chứng lỵ, đặc biệt là lỵ amíp; hạt khổ qua (hạt của trái già) dùng trị ho và viêm họng - bằng cách nhai hạt và nuốt nước từ từ rồi bỏ xác; người ta còn dùng hoa khổ qua phơi khô, tán thành bột để dành uống trị đau bao tử; dân gian thường dùng hạt khổ qua chữa trị mỗi khi bị côn trùng cắn - dùng khoảng 10 gr hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt thì đắp lên vết cắn; những người hay bị mụt nhọt có thể dùng lá khổ qua khô đốt cháy, tán thành bột mịn để đắp lên mụt nhọt... Hiện nay, khổ qua là loại dược liệu được nhiều người biết đến với công dụng hạ đường huyết - những người bệnh tiểu đường có thể dùng trái khổ qua tươi để cả hạt đem thái mỏng, phơi khô (dùng trái già càng tốt, nhưng không dùng trái chín). Mỗi ngày dùng khoảng 50 gr khổ qua khô này.

"Món ăn bài thuốc" từ khổ qua

Món dân gian thường dùng nhất là canh khổ qua dồn thịt:

- Theo lương y Trần Duy Linh, món này vừa có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát (khô cổ, khát nước), vừa có tính chất bồi bổ cơ thể. Nguyên liệu thường dùng để cho vào bên trong trái khổ qua trước khi đem hầm là miến Tàu, thịt heo xay, nấm mèo, hành, tiêu trộn chung, ướp gia vị.

Món quen thuộc nữa là khổ qua xào trứng vịt:

- Dùng trái khổ qua bỏ hạt, bào mỏng rồi cho vào chảo xào, khi gần chín thì đập trứng cho vào, đảo sơ qua, nêm nếm gia vị. Những người thích ăn khổ qua, nhưng không thích vị đắng, thì nên dùng món này, vì khi khổ qua xào chung với trứng vịt, thì sẽ giảm đến 80% vị đắng của khổ qua. Dùng món này vừa có tính chất mát, vừa bổ dưỡng.

Món tiếp theo là khổ qua chà bông:

- Dùng trái khổ qua bỏ hạt, thái mỏng, ướp đá lạnh khoảng 15 phút, rồi dùng chung với chà bông. Món này có tác dụng nhuận trường, đặc biệt còn có tác dụng giải độc rượu.

Dân gian còn dùng món mứt làm từ trái khổ qua để giúp an thần, dễ ngủ:

- Dùng loại khổ qua thật đắng (trái nhỏ, xanh đậm), bỏ ruột, dùng kim châm thật nhiều vào trái, và đem ngâm trong nước độ 30 phút, lấy ra cắt dày 2-3 phân, để ráo nước. Cho đường cát vào nồi bắc lên bếp đến khi đường tan, thì cho khổ qua vào để sên đường khoảng 1 giờ.

Trong món luộc ngũ quả (gồm 5 loại rau quả) của người Hoa, thường có sự hiện diện của khổ qua.

Tuy nhiên, lưu ý những người tỳ vị hư hàn, thường bị tiêu chảy, hay cơ thể không có thực nhiệt (không nóng trong người), thì không nên dùng thường xuyên khổ qua, vì dễ làm lạnh bụng, dễ bị tiêu chảy...

Cây khổ qua rừng thuộc họ Bầu Bí ( Cucurbitaceae) có tên khoa học ( tên Latin) là Momordica Charantia , là loài dây leo mọc hoang trong vườn nhà thường thấy phổ biến ở miền Đông nam Bộ, trái giống như khổ qua bán ở chợ nhưng trái nhỏ hơn nhiều, chỉ bằng ngón tay cái .Dây khổ qua rừng thường tự mọc vào mùa mưa trên các hàng rào cuối vườn.Trái và đọt non dây khổ qua rừng là món đặc sản không thể thiếu ở vùng quê miền Đông như Bình Phước, Bình Long, Đống Nai, Bình Dương…, người dân dã hái trái khổ qua rừng luộc vùa chín rồi chấm với mắm cá (có nơi gọi là mắm phệt) ăn với cơm tạo nên khẩu vị vừa đắng vừa mặn xen lẩn vị tê cay của ớt khi nuốt vừa xuống họng cảm nhận vị ngọt tự nhiên của khổ qua rừng rất ngon miệng.

Nguồn tin: Đời sống & khoa học
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Bệnh héo rũ Panama hại chuối và biện pháp phòng trừ
Vừng đen - Vị thuốc quý
Trứng luộc và tác dụng của nó
Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam tham quan và học tập tại Viên KHKT Nông nghiệp DHNTB
Trái cây tươi ngon nhờ thuốc “đầu lâu xương chéo”
Quảng Nam: 30.000 nông dân được chuyển giao kỹ thuật
Phòng chống ung thư ngay từ bữa ăn
Đại hội Chi bộ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2015-2017 thành công tốt đẹp
'Lũ quái' giữa mùa khô hạn quét phăng nhiều tỷ đồng
TTKNQG: Đào tạo giảng viên khuyến nông cấp quốc gia khu vực miền Trung và Tây Nguyên
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Quế Lộc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Nông Sơn: Nhiều thanh niên vươn lên làm giàu nhờ nghề trầm cảnh
TTKNQG: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến nông về tái cơ cấu sản xuất, liên kết hợp tác sản xuất và Hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp
Quảng Nam: Tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cho đoàn cán bộ Nông nghiêp tỉnh Sê Kông Lào
Ký Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng
Củ gừng và tác dụng của nó
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và nhân rộng mô hình khuyến nông
9 thực phẩm nên tránh trước khi lên máy bay
Mười loại thức ăn cực tốt cho phụ nữ
Điện Bàn: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò cho nông dân vùng sâu vùng xa
    
1   2   3  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006750703

    Lượt trong ngày 2423
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 58
    Tổng số 6750703