Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG NĂM 2022
Người đăng: Duy Nguyên .Ngày đăng: 16/09/2021 09:09 .Lượt xem: 859 lượt.
Năm 2021, ngành nông nghiệp Quảng Nam gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do phải đối mặt với những bất lợi hiện hữu: Thời tiết thay đổi bất thường, dư chấn các đợt thiên tai từ cuối năm 2020 để lại quá lớn chưa thể khắc phục được trong một sớm một chiều, dịch bệnh trên động vật phát sinh nhiều loại, liên tục và ngày càng khó kiểm soát; bên cạnh đó, dịch Covid cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào (giống, vật tư, thức ăn, phân bón, trang thiết bị,...) lẫn đầu ra (tiêu thụ sản phẩm,...).


Để tiếp tục thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất nông lâm thủy sản, chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng nâng tỷ trọng lâm nghiệp, thủy sản và chăn nuôi, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

(1) Về hình thức sản xuất: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp liên kết chuỗi giá trị (sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm), các địa phương chủ động vận động nhân dân tích cực tích tụ đất đai, rà soát lại hiện trạng, điều kiện cụ thể để có giải pháp phù hợp để thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện gắn kết hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Hỗ trợ xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất an toàn, vệ sinh thực phẩm. Tăng cường việc xúc tiến, hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp. Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ; đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Tập trung triển khai cơ chế hỗ trợ và khuyến khích phát triển các nhóm sản phẩm OCOP, nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả.

Lan Dendro trồng trong nhà lạnh

(2) Đối với Lâm nghiệp: Thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên hiện có; bảo tồn đa dạng sinh học; triển khai sớm thí điểm kinh doanh tín chỉ cac-bon rừng từ giảm phát thải khí nhà kính thông qua chống mất rừng và suy thoái rừng (REED+). Tiếp tục hoàn thiện và thực thi hiệu quả chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng và thúc đẩy phát triển kinh tế rừng. Thực hiện hiệu quả, đồng bộ Hiệp định VPA/PLEGT, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Triển khai kế hoạch phát triển trồng rừng gỗ lớn, thâm canh rừng; thực hiện có hiệu quả đề án trồng 1 tỷ cây xanh; có phương án trồng cây gỗ lớn để lấy gỗ làm nhà ở miền núi; tranh thủ tài trợ các dự án tăng nhanh diện tích cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC). Quản lý tốt rừng phòng hộ ven biển. Đồng thời, ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS, công nghệ thông tin phục vụ đánh giá, giám sát tài nguyên rừng và theo dõi diễn biến rừng hằng năm, xây dựng bản đồ rừng, đầu tư thiết bị chống cháy, chống chặt phá rừng.

Rà soát, bố trí lại các vùng trồng cây công nghiệp (trong đó có cây cao su), cây ăn quả, dược liệu, lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao, tích hợp vào quy hoạch kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Trên cơ sở quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng huyện, tiếp tục rà soát, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các nội dung thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp, sản phẩm cụ thể gắn với cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư. Tiếp tục bổ sung xây dựng cơ chế, chính sách mới về phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu, xây dựng vườn bảo tồn và phát triển cây dược liệu quốc gia để thực hiện trong giai đoạn 2021-2025; Phát triển cây dược liệu các vùng có điều kiện gắn với khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, tiêu thụ, chế biến; phát triển mở rộng vùng Quế Trà My và phát triển một số cây trồng dược liệu mới.

(3) Trong lĩnh vực Thủy sản: Tổ chức lại mô hình các hộ gia đình sản xuất nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ theo hình thức hợp tác, liên kết thành các tổ hợp tác, tổ chức cộng đồng hoặc hợp tác xã, tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất; cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức lại khâu quản lý tàu cá, quản lý nghề khai thác, mùa vụ khai thác, ngư trường khai thác phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi hải sản của từng vùng biển. Giám sát và kiểm tra việc khai thác thủy sản của tàu thuyền trên các vùng biển, giảm mạnh cường lực khai thác gần bờ, bảo đảm duy trì và tái tạo phát triển nguồn lợi hải sản ven bờ. Tổ chức lại hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, xây dựng và phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn với các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng nghề, từng địa phương theo hướng chia sẽ lợi ích giữa ngư dân với các tổ chức, doanh nghiệp, bảo đảm tiêu thụ sản phẩm ổn định, nâng cao giá trị của sản phẩm và lợi nhuận cho ngư dân.

(4) Về sản xuất Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ổn định thị trường và giá cả sản phẩm chăn nuôi. Đồng thời, phát triển chăn nuôi nông hộ theo phương thức chăn nuôi hữu cơ, đặc sản; giám sát và kiểm soát chặt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm hiệu quả, không để tái nhiễm. Quy định chặt chẽ việc quản lý và sử dụng thuốc thú y. Phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng an toàn sinh học có liên kết theo chuỗi; giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Thực hiện tái đàn lợn đảm bảo an toàn dịch bệnh và bền vững.

(5) Về Trồng trọt: Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Triển khai các mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa gắn với thực hiện cơ giới hóa một số khâu (gieo tỉa, thu hoạch..) cho cây lạc, ngô; mở rộng sản xuất cây rau thực phẩm an toàn, rau thực phẩm sạch, rau hữu cơ. Tăng cường phổ biến, chuyển giao các giống cây trồng mới có chất lượng và giá trị cao vào sản xuất. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực quốc gia; đồng thời, phát triển nông nghiệp đảm bảo an toàn chất lượng, tăng cường mạnh việc hướng dẫn, cấp chứng nhận mã số vùng trồng; khuyến khích nông nghiệp hữu cơ. Kiểm soát chặt chẽ sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Ảnh trồng giống bắp mới

Hy vọng rằng, với những giải pháp vừa tính thúc đẩy nâng cao giá trị gia tăng, vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh, vừa mang tính bền vững trong kết nối tiêu thụ sản phẩm làm ra; ngành nông nghiệp Quảng Nam sẽ có những kết quả tốt hơn so với một năm đầy khó khăn như năm 2021 và từng bước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và dịch bệnh ngày càng càng phức tạp./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông
[Trở về]
Các tin mới hơn:
CÔNG ĐIỆN BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH QUẢNG NAM
Trung tâm Khuyến nông: Phổ biến cơ chế chính sách mới trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Nông Sơn
CÔNG ĐIỆN KHẨN Tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 4 năm 2022
Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022
Một số biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và sử dụng đất
HỘI THẢO CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.
KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
THÔNG ĐIỆP TUỔI 30 - NIỀM TIN VÀ TRÁCH NHIỆM
THƯ CHÚC MỪNG CỦA BỘ TRƯỞNG LÊ MINH HOAN NHÂN KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (14/11/1945-14/11/2023)
Hội nghị VC-NLĐ Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam năm 2024
    
1   2   3  
    
Các tin cũ hơn:
Quế Lộc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Nông Sơn: Nhiều thanh niên vươn lên làm giàu nhờ nghề trầm cảnh
TTKNQG: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến nông về tái cơ cấu sản xuất, liên kết hợp tác sản xuất và Hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp
Quảng Nam: Tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cho đoàn cán bộ Nông nghiêp tỉnh Sê Kông Lào
Ký Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng
Củ gừng và tác dụng của nó
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và nhân rộng mô hình khuyến nông
9 thực phẩm nên tránh trước khi lên máy bay
Mười loại thức ăn cực tốt cho phụ nữ
Điện Bàn: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò cho nông dân vùng sâu vùng xa
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006754561

    Lượt trong ngày 2619
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 125
    Tổng số 6754561