Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam: Nhìn lại kết quả 10 năm hoạt động Khoa học và Công nghệ (tiếp theo)
Người đăng: Nguyễn Thị Đồng - Phạm Thị Thu Thủy .Ngày đăng: 09/08/2021 11:21 .Lượt xem: 1075 lượt.
Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam với vai trò tiếp nhận, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động Khoa học và Công nghệ nói riêng, trong giai đoạn 2011 – 2021 đã đạt được những kết quả nổi trội trên các lĩnh vực.

Về nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ đã được công nhận, triển khai ứng dụng KHKT; tiếp nhận chuyển giao công nghệ, xây dựng các mô hình chuyển giao KHCN, Trung tâm đang chủ trì thực hiện dự án khuyến nông Trung ương: “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, giai đoạn 2019 - 2021. Các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ được tiếp nhận, chuyển giao, ứng dụng theo Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá thát lát cườm và cá lăng nha trong lồng của Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Trung - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III và kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh: “Nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá thát lát tại tỉnh Đắk Lắk”, “Nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Lăng đuôi đỏ tại tỉnh Đắk Lắk” của Viện Nuôi trồng Thủy sản III và Trung tâm Quốc gia giống Thủy sản nước ngọt miền Trung;

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới đối với 3 tổ hợp lai các giống gà nội Minh Dư Bình Định (MD1.BĐ; MD2.BĐ; MD3.BĐ) theo Quyết định số 33/QĐ-CN-GSN ngày 10 tháng 01 năm 2017 của Cục Chăn nuôi để xây dựng, thực hiện dự án “Phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt thương phẩm (Ri lai, Mía lai, Chọi lai … ) theo VietGAHP”giai đoạn 2020 – 2022.



Mô hình chăn nuôi gà VietGAP (DAKN Trung ương năm 2020) tại huyện Hiệp Đức

Về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất và xử lý môi trường

          - Trong sản xuất lúa, tiếp tục chuyển giao, nhân rộng các cánh đồng mẫu, cánh đồng lớn ở các địa phương trong tỉnh; theo đó, ứng dụng đồng bộ các khâu kỹ thuật như: sử dụng giống có chất lượng tốt, giống lúa lai cho năng suất cao, có chất lượng gạo thơm ngon, kết hợp ứng dụng công nghệ sinh học bằng chế phẩm BIMA (Trichoderma sp.) trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ tại chỗ, với giá thành thấp để bón cho cây lúa, tăng giá trị trên đơn vị diện tích.

Trồng lạc thâm canh tổng hợp, sử dụng các giống mới, năng suất cao vào sản xuất, ứng dụng chế phẩm sinh học để sản xuất phân hữu cơ tại chỗ, phòng, trị bệnh trên cây lạc đem lại hiệu quả khá cao và hình thành các vùng chuyên canh lạc, tạo ra vùng nguyên liệu để chế biến dầu phụng tại nhiều địa phương trong tỉnh. Tập trung các mô hình chuyển đổi cây trồng như Lạc Đông Xuân - Ngô Hè Thu, trồng thâm canh Ngô lai trên chân đất lúa chuyển đổi. Từ các mô hình luân canh này đã tạo ra các hệ thống canh tác có giá trị và lãi cao hơn sản xuất 2 vụ lúa.

Trong lĩnh vực cây trồng, đã hình thành và phát triển các mô hình sản xuất an toàn, VietGAP, theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ sinh học, vi sinh vào sản xuất. Các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật mới cũng được áp dụng vào sản xuất các loại cây trồng, ứng dụng các chế phẩm sinh học như Trichoderma sp. – BIMA… để xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ phục vụ cho sản xuất rau quả, dưa, hoa cây cảnh, kết hợp sử dụng các chế phẩm vi sinh để phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây trồng, bảo vệ mùa màng, môi trường nông nghiệp, nông thôn.

          - Về chăn nuôi, từng bước ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học trong chăm sóc nuôi dưỡng, xử lý môi trường… Trong trong chăn nuôi gia súc, gia cầm (lợn, gà) đã ứng dụng đệm lót sinh học để xử lý chất thải, xử lý mùi, nhất là đối với chăn nuôi gia cầm công nghiệp; phát triển chăn nuôi an toàn sinh học và theo hướng hữu cơ, kết hợp chế biến thức ăn tại chỗ, sử dụng các chế phẩm vi sinh giúp tăng năng suất, chất lượng thịt, quản lý vệ sinh thú y, xử lý chất thải triệt để, khống chế dịch bệnh và đảm bảo môi trường an toàn.

Ngoài ra, đã ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò, hình thành các vùng chuyên canh chăn nuôi bò lai hướng thịt cao sản như Limousine, Charolaise, Droughmaster, giống bò BBB...Phối giống cho đàn trâu nội bằng tinh trâu Murrah (Ấn Độ). Đối với chăn nuôi lợn, ứng dụng trong công tác giống và công nghệ chuồng nuôi. Các giống lợn năng suất, chất lượng cao như: Pietrain, Duroc, Landrace, Yorkshire. Hệ thống chăn nuôi bằng chuồng lạnh, ứng dụng đồng bộ các công nghệ như: đầu tư các kiểu chuồng lồng cho từng loại lợn khác nhau, trang bị hệ thống làm mát điều khiển nhiệt độ nuôi trong chuồng ổn định, hệ thống máng ăn, máng uống tự động, xử lý chất thải bằng Biogas và phát triển hệ thống Biogas bằng công nghệ composite.


Chăn nuôi bò BBB tại Điện Quang - Điện Bàn

- Áp dụng thành công một số công nghệ mới, công nghệ sinh học vào nuôi trồng thủy sản. Trong nuôi tôm đã áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi tiên tiến, công nghệ sinh học mới, hình thức nuôi thâm canh, siêu thâm canh, trong nhà lưới, theo hướng VietGAP, đặc biệt trong nuôi tôm thẻ chân trắng trên ao lót bạt ở vùng cát ven biển. Sản xuất giống và nuôi trồng thuỷ sản công nghệ cao, sử dụng các chế phẩm sinh học trong xử lý nước và thức ăn để đạt tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo sản xuất bền vững và bảo vệ môi trường.



Nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát ven biển, tại huyện Núi Thành

Về khai thác và chế biến thủy sản, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiên tiến vào nghề khai thác hải sản xa bờ hiệu quả, bảo vệ môi trường và nguồn lợi hải sản như: Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản sản phẩm thủy sản khai thác và nuôi trồng nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến mực, cá, nước mắm. Bên cạnh đó, đã ứng dụng máy dò ngang, hầm bảo quản sản phẩm bằng vật liệu PU, composite, đèn LED, điện mặt trời... trên tàu khai thác hải sản xa bờ, giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế cho ngư dân, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khai thác trên biển.

- Trong lâm nghiệp, đã sử dụng Keo lai nuôi cấy mô để phát triển trồng rừng thâm canh nhằm nâng cao năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích. Quảng Nam đã tiếp nhận, nghiên cứu công nghệ nuôi cấy mô tế bào sản xuất thành công giống nuôi cấy mô các loại cây trồng như: Keo lai, Ba kích, Sa nhân, chuối, hoa lan…phục vụ cho sản xuất. Ngoài trồng rừng thâm canh loài cây Keo lai nuôi cấy mô, trồng rừng thâm canh loài cây Keo tai tượng ngoại Úc, còn có các mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng: Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Ba kích, Sa nhân..., trong đó đã sử dụng các chế phẩm sinh học làm phân hữu cơ vi sinh tại chỗ phục vụ sản xuất hiệu quả, canh tác bền vững ở vùng miền núi của tỉnh.


Mô hình Đảng sâm tại xã ChƠm- huyện Tây Giang

Về ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới có tiềm năng, năng suất cao, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu

          Các giống lạc mới, năng suất cao như L14, L23, LDH 01, TB25; giống ngô lai F1, giống ngô ngắn ngày, các giống chịu hạn tốt để ứng phó với biến đổi khí hậu như CP 333, CP 888, PAC 339, PAC 999; hoa Lily nhập nội từ Hà Lan; Măng tây xanh giống Thái Lan nhập nội, hạt giống lai F1. Giống vịt biển, bò BBB, trâu Murrah (Ấn Độ), keo lai nuôi cấy mô, các loài cây dược liệu nuôi cấy mô (Sâm Ngọc Linh, Ba kích, Đảng sâm), cá rô phi đơn tính, cá lăng nha đuôi đỏ, giống tôm thẻ chân trắng, cua xanh, cá đối mục, cá bớp, cá mú, cá chim vây vàng sản xuất nhân tạo,... được du nhập, ứng dụng và chuyển giao thành công.

 
Mô hình Sa nhân dưới tán rừng 

Công tác Khoa học và Công nghệ trong giai đoạn đến

Trung tâm Khuyến nông tiếp tục phát huy lợi thế và phối hợp với các đơn vị trong ngành đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN vào sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới đem lại hiệu quả cao: (i) Tăng cường các hoạt động tiếp nhận, nghiên cứu khoa học- công nghệ, chọn tạo, du nhập các giống cây trồng, con vật nuôi mới phù hợp với điều kiện canh tác, thích ứng với biến đổi khí hậu, cho năng suất, chất lượng và giá trị cao, đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. (ii) Chuyển giao ứng dụng nhanh các TBKT vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. (iii) Lựa chọn ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ phù hợp theo yêu cầu sản xuất, thị trường, thân thiện và bảo vệ môi trường bền vững. (iv) Tổ chức các mô hình sản xuất tập trung, quy mô cánh đồng lớn đối với cây trồng, con vật nuôi, để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư các công nghệ tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm, bảo đảm cho nông nghiệp phát triển với trình độ cao. (v) Hỗ trợ các doanh nghiệp, các trang trại, hợp tác xã, nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi, giới thiệu, xây dựng, đăng ký các nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa, có chứng nhận, truy xuất nguồn gốc nông sản, phát triển các sản phẩm OCOP. (vi) Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích, chuyển giao và ứng dụng KH&CN trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm gắn với công tác quản lý, bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp và trên địa bàn nông thôn./.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành chỉ thị về tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới
TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG QUẢN LÝ, KHAI BÁO Y TẾ ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
BẢN TIN SẢN XUẤT, THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN THÁNG 9/2021
“PHÁO ĐÀI” CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TĂNG CƯỜNG GIÃN CÁCH XÃ HỘI
CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI DIỄN BIẾN CỦA BÃO CONSON VÀ MƯA LỚN NHẰM GIẢM THIỂU THIỆT HẠI CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VỤ HÈ THU NĂM 2021
CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ THÔNG QUAN THANH LONG XUẤT KHẨU QUA CỬA KHẨU HÀ KHẨU, LÀO CAI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG NĂM 2022
CÔNG ĐIỆN BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH QUẢNG NAM
Trung tâm Khuyến nông: Phổ biến cơ chế chính sách mới trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Nông Sơn
CÔNG ĐIỆN KHẨN Tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 4 năm 2022
    
1   2   3  
    
Các tin cũ hơn:
Quế Lộc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Nông Sơn: Nhiều thanh niên vươn lên làm giàu nhờ nghề trầm cảnh
TTKNQG: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến nông về tái cơ cấu sản xuất, liên kết hợp tác sản xuất và Hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp
Quảng Nam: Tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cho đoàn cán bộ Nông nghiêp tỉnh Sê Kông Lào
Ký Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng
Củ gừng và tác dụng của nó
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và nhân rộng mô hình khuyến nông
9 thực phẩm nên tránh trước khi lên máy bay
Mười loại thức ăn cực tốt cho phụ nữ
Điện Bàn: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò cho nông dân vùng sâu vùng xa
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006753544

    Lượt trong ngày 1601
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 245
    Tổng số 6753544