Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh tứ quý
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 27/05/2021 09:17 .Lượt xem: 3186 lượt.
Chanh tứ quý là loại cây ăn quả thuộc họ cam quýt, có nguồn gốc từ chanh Lim Ca châu Mỹ. Đúng như tên gọi của giống chanh này, chanh tứ quý cho thu hoạch quả quanh năm. Nghĩa là trên cùng một cây vừa có quả chín, vừa có quả xanh và vừa có hoa.
Vườn chanh tứ quý sau khi trồng 3 năm đã cho thu hoạch quả quanh năm 

I. Yêu cầu đất đai:

I.1. Chọn đất trồng

          Cây chanh tứ quý có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng vườn trồng phải đảm bảo tiêu thoát nước tốt, đất thoáng khí và không có tầng đất cứng, vì sự hiện diện của tầng đất này sẽ làm cản trở sự phát triển của bộ rễ. Để trồng cây chanh được thành công đòi hỏi nhà vườn phải có sự đầu tư vườn trồng và áp dụng những biện pháp quản lý đất thích hợp;

          Đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có bề dày từ 60-80cm, có hàm lượng mùn cao, độ pH từ: 5,5-7,5, cao ráo, thoát nước, mực nước ngầm dưới 1m đều có thể trồng chanh. Nếu mực nước ngầm cao, ít thoát nước thì phải có hệ thống thoát nước tốt, lên mô để trồng;

          Đất cát pha thịt hay đất thịt có tầng đất (AB) dày ít nhất là 80cm, tơi xốp và thoáng khí là những loại đất lý tưởng nhất thích hợp để trồng cây chanh;

II. Kỹ thuật trồng

II.1. Chọn cây giống:

*/ Cây chanh tứ quý ghép mắt được nhân giống từ nguồn sạch bệnh;

- Chiều cao cây tính từ mặt bầu: 50-60cm;

- Chiều dài cành ghép tính từ vết ghép đến ngọn cành dài nhất: 30-40cm;

- Đường kính gốc ghép đo cách mặt bầu 10cm: 0,6-0,8cm;

- Đường kính cành ghép đo trên vết ghép 2cm: 0,5-0,6cm;

- Số cành cấp I: từ 1-3 cành;

- Đúng giống, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có gắn nhãn mác;

             - Cây sinh trưởng khỏe, thân thẳng, không có lá dị dạng, không có triệu chứng bị sâu bệnh hại;

Cây giống chanh tứ quý đạt tiêu chuẩn xuất vườn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

II.2. Chuẩn bị đất trồng

- Phát dọn thực bì, làm sạch cỏ dại, xử lý sạch mầm bệnh nằm trong đất trên toàn bộ diện tích vườn trồng;

- Trên các địa hình đất dốc nên làm các rãnh thoát nước tránh để xảy ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất;

- Đào hố: Kích thước 60 x 60 x 60cm, khi đào bỏ lớp đất mặt 1 bên, lớp đất dưới 1 bên;

- Lấp hố, bón phân: Bón vôi 0,5 kg/hố sau đó tiến hành bón lót phân chuồng 10-15kg + 0,5 kg phân lân/hố. Trộn đều lớp đất mặt với phân cho xuống hố, sau đó cho lớp đất dưới xuống sau, lấp đầy hố theo hình mâm xôi;

- Hố được chuẩn bị trước khi trồng cây từ 30 - 60 ngày;

II.3. Mật độ khoảng cách trồng

Tùy theo điều kiện đất đai và khả năng thâm canh, chanh tứ quý có thể trồng mật độ từ 500 - 625 cây/ha;

- Mật độ trồng: 500 cây/ha. Cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m;

- Mật độ trồng: 625 cây/ha. Cây cách cây 4m, hàng cách hàng 4m;

II.4. Kỹ thuật trồng

Dùng cuốc hoặc bay moi giữa tâm hố sao cho lỗ moi lớn và sâu hơn túi bầu, dùng dao rạch bỏ túi bầu đặt bầu cây vào ngay ngắn cho đất mịn vào xung quanh dùng tay ép chặt đất xung quanh sát với bầu cây, vun thêm đất mặt vào quanh gốc cây theo hình mâm xôi và cao hơn cổ rễ cây trồng từ 2 - 3cm;

Lấy cọc tre cắm chéo chữ X vào cây và dùng dây buộc để tránh gió lay gốc làm chết cây. Sau đó dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tùy điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng);

Sau khi trồng từ 10 - 15 ngày phải tiến hành kiểm tra chỉnh sửa lại những cây nghiêng ngã, trốc gốc và trồng giặm lại những cây bị chết, những hố còn bỏ sót chưa trồng;

II.5. Kỹ thuật chăm sóc

5.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

- Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín;

- Chăm sóc cây trồng: Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần;

- Vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất mới vào tán cây dầy 2-3cm cùng kết hợp việc bón phân hữu cơ hoai mục hay phân hóa học;

- Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to;

5.2. Kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán:

- Hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông tháng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối đủ sức mang trái; 

5.3. Kỹ thuật bón phân:

- Bón thúc: Lượng phân bón thay đổi tùy theo tính chất đất, năng suất…

*/ Bón 20-30 kg phân chuồng + 1-2 kg tro/cây/ năm (bón 1-2 lần/năm). Riêng phân hóa học được sử dụng bình quân như sau (cho mỗi cây):

*/ Năm thứ nhất: 0,5-1,0kg sulfat đạm (nếu dùng urê bón 0,25-0,5kg) + 0,3-0,5kg NPK (16-16-8);

*/ Năm thứ hai: 1,0-2,0kg sulfat đạm (nếu dùng urê bón 0,5-1,0kg) + 0,3-0,5kg NPK (16-16-8);

*/ Năm thứ ba trở đi: 2,0-2,4kg sulfat đạm (nếu dùng urê bón 1,0-1,2kg) + 0,5kg NPK (16-16-8) + 1 kg vôi. Do thu quả rải rác nên chia phân ra bón từ 4 - 5 lần/ năm;

II.6. Phòng trừ sâu bệnh

- Sâu vẽ bùa: Gây hại thường xuyên vào giai đoạn ra lá non, dùng thuốc có tính nội hấp phun như: Sevin 80WP, Padan 95SP, Cymbush, Lannate ...;

- Rầy chổng cánh: Là đối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Greening, sử dụng thuốc Applaud MIPC25%, BTN, Admire 50ND, Bassan 50ND, Trebon 10ND ...;

- Rầy mềm: Chích hút nhựa trên chồi non hay mặt dưới lá non sử dụng thuốc: Bassan 50ND, Supracide 40EC, Polytrin 40EC, Trebon 10ND...;

- Nhện đỏ: Ấu trùng và thành trùng đều gây hại sử dụng thuốc: Confidor, Kelthane, Danitol...;

- Bệnh loét, ghẻ: Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, sử dụng thuốc gốc đồng để phòng trị như: Copper Zin, Copper B, Zineb 80 BHN, Kasuran, Bordeux...;

- Bệnh thối gốc - chảy nhựa: Bệnh gây hại nhiều ở thân rễ, sử dụng thuốc để phòng trị như: Captan 75 BHN, aliett 80 BHN, Copper Zine...;

- Bệnh vàng lá gân xanh: Để hạn chế bệnh nên trồng xen ổi với mật độ 2 hàng chanh 1 hàng ổi;

Cây canh tứ quý cho trái thu hoạch quanh năm, quả to, vỏ mỏng và nước nhiều

II.7. Thu hoạch và bảo quản

Cây chanh từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 3-4 tháng, tùy theo giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng…, nên thu hoạch vào lúc trời mát, không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ. Sau khi thu hoạch để chanh ở khu vực khô ráo, thoáng mát, không có ánh nắng chiếu vào./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Tỉnh Sê Kông - Lào: Lễ phát động hưởng ứng ngày trồng cây Quốc gia
Hiệu quả mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất nương rẫy ở huyện Đông Giang
Giá trị dinh dưỡng và dược liệu của cây Chùm Ngây
Chiến dịch Kỳ nghỉ hồng - Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên khối các cơ quan tỉnh Quảng Nam
NHÌN LẠI 2 NĂM THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG TRỒNG RỪNG GỖ LỚN Ở QUẢNG NAM
Kỹ thuật trồng rừng ngập mặn loài cây Đước đôi
Rừng ngập mặn với sinh kế cư dân ven biển huyện Núi Thành
Quyết liệt ngăn chặn dịch Cúm A-H5N8 xâm nhiễm vào Quảng Nam
Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác cán bộ
Triển vọng mô hình nuôi cá Chim vây vàng ở xã Tam Hải - huyện Núi Thành
    
1   2   3   4   5   6   7   8  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006760093

    Lượt trong ngày 255
    Hôm qua: 7895
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 54
    Tổng số 6760093