Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Góc nhìn từ kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Người đăng: Lương Thị Thủy .Ngày đăng: 25/05/2021 09:48 .Lượt xem: 949 lượt.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với diễn biến thời tiết phức tạp và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng; Giúp đa dạng hóa sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn đang trở thành yêu cầu cấp thiết của các địa phương hiện nay.

Trong bối cảnh diễn biến thời tiết phức tạp và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BÐKH) ngày càng gia tăng; cùng với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị kinh tế trên một diện tích canh tác nhằm đem lại nguồn lợi cao nhất cho người nông dân thì việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng đang trở thành yêu cầu cấp thiết của các địa phương. Nhìn dưới góc độ đa chiều, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có ý nghĩa rất lớn, giúp đa dạng hóa sản phẩm, đem lại hiệu quả cao hơn cây lúa, tiết kiệm nước tưới trong bối cảnh hạn hán thiếu nước, giúp luân canh cải tạo đất, giảm sâu bệnh...

Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ năm năm 2017 đến 2020

Trong những năm qua, các địa phương cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh đã chủ động sắp xếp lại các vùng sản xuất, hướng dẫn người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học về giống, phương thức canh tác, chủng loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, thị trường và đặc biệt thích ứng với BĐKH, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế khá. Từ năm  2017 đến 2019 diện tích đã chuyển đổi được 2.271 ha ( 2017: 651,5ha; 2018: 704,5ha ; 2019: 915,0ha).

Chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng đậu phụng tại Thăng Bình

                                                Chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng đậu phụng tại Thăng Bình

Năm 2020, các địa phương duy trì diện tích đã chuyển đổi từ những năm trước và tiếp tục thực hiện chuyển đổi đất lúa sản xuất kém hiệu quả (lúa nước trời, lúa có tưới nhưng bấp bênh) sang sản xuất các cây trồng khác theo Kế hoạch của Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 1308/QĐ-UBND ngày 15/5/2020. Tổng diện tích chuyển đổi được 1.840,3 ha, trong đó vụ Đông Xuân là 596,7 ha, vụ Hè Thu là 1.243,6 ha; chuyển đổi sang trồng cây hằng năm, trồng cây lâu năm và trồng sen kết hợp nuôi trồng thủy sản 4 ha. Cây trồng được chuyển đổi khá đa dạng, đối với vùng đồng bằng, trung du, cây trồng chuyển đổi chủ yếu là: Đậu phụng, ngô, dưa hấu, rau các loại. Đối với vùng miền núi, đối tượng cây trồng chuyển đổi chủ yếu là: Cây dược liệu, cây ăn quả: Chuối, bưởi, quý đường, các loại cây ăn quả bản địa… Nhìn chung, cây trồng trong mô hình chuyển đổi đều cho năng suất cao và lợi nhuận tăng từ 20-30% so với sản xuất lúa trong cùng thời vụ, trên cùng chân đất.

Khó khăn trong công tác chuyển đổi cây trồng

Trong thời gian qua, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp một số khó khăn, tồn tại đó là:

1. Những diện tích lúa dễ chuyển đổi đã được các địa phương thực hiện việc chuyển đổi từ những năm trước, những diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả còn lại, nhất là vùng trung du, miền núi do địa hình không thuận lợi cho việc tưới tiêu, cơ giới hóa… nên công tác chuyển đổi gặp rất nhiều bất lợi. Do vậy, diện tích chuyển đổi chưa đạt kế hoạch đề ra, thậm chí một số địa phương không có diện tích chuyển đổi, hoặc diện tích chuyển đổi không lớn.

2. Lực lượng lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn chủ yếu là người lớn tuổi, phụ nữ,… trong khi đó, sản xuất lúa đơn giản, ít tốn công, dễ áp dụng cơ giới hóa. Đây là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

3. Thị trường tiêu thụ khó khăn, đầu ra của sản phẩm chuyển đổi vẫn còn bấp bênh, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, chưa khuyến khích người dân đầu tư cho sản xuất. Việc sản xuất theo chuỗi vẫn còn ở diện hẹp, ở mức thăm dò, manh mún.

4. Thực trạng đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, phần lớn nông hộ có diện tích đất nhỏ, gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Giá trị gia tăng thu lại trên quy mô hộ nhỏ, chưa khuyến khích hộ sản xuất đầu tư chuyển đổi.

5. Hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đồng bộ hoặc ở mức rất thấp cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện chương trình chuyển đối cây trồng trên địa bàn tỉnh./.

Nguồn tin: Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh tứ quý
Tỉnh Sê Kông - Lào: Lễ phát động hưởng ứng ngày trồng cây Quốc gia
Hiệu quả mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất nương rẫy ở huyện Đông Giang
Giá trị dinh dưỡng và dược liệu của cây Chùm Ngây
Chiến dịch Kỳ nghỉ hồng - Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên khối các cơ quan tỉnh Quảng Nam
NHÌN LẠI 2 NĂM THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG TRỒNG RỪNG GỖ LỚN Ở QUẢNG NAM
Kỹ thuật trồng rừng ngập mặn loài cây Đước đôi
Rừng ngập mặn với sinh kế cư dân ven biển huyện Núi Thành
Quyết liệt ngăn chặn dịch Cúm A-H5N8 xâm nhiễm vào Quảng Nam
Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác cán bộ
    
1   2   3   4   5   6   7   8  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006760093

    Lượt trong ngày 256
    Hôm qua: 7895
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 55
    Tổng số 6760093