Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

KỸ THUẬT Ủ CHUA THỨC ĂN XANH
Người đăng: Phan Trần Như Nhiệm .Ngày đăng: 10/03/2021 09:45 .Lượt xem: 1379 lượt.
Để dự trữ nguồn thức ăn xanh cho bò trong thời điểm khan hiếm thức ăn xanh, đảm bảo nguồn thức ăn xanh quanh năm, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật ủ chua thức ăn xanh như sau:

      * Nguyên liệu ủ chua: (tính theo trọng lượng 100kg thức ăn thô xanh)

       - Thức ăn xanh: 100 kg cỏ voi, cỏ VA06, cỏ Guatemalla, thân, lá cây ngô sau thu hoạch, cây lạc, ngọn lá sắn...

       - Bột ngô hoặc bột cám gạo: 5-10kg (không bị ẩm, mốc, thối hỏng...).              

      - Muối ăn: 0,5 kg (nhằm tạo tính ngon miệng và bổ sung thêm chất khoáng cần thiết cho gia súc khi sử dụng).

       - Rỉ mật đường: 3-5 kg

Băm nguyên liệu ủ chua

1. CHUẨN BỊ HỐ Ủ,TÚI Ủ, CÁC DỤNG CỤ CẦN THIẾT

     - Hố ủ: Chọn nơi cao ráo, không ứ đọng nước, thuận tiện đi lại và cạnh chuồng nuôi. Hố có thể có thể làm hố tròn, hố vuông hay hình chữ nhật. Kích thước tùy vào số lượng gia súc và định lượng thức ăn/con/ngày. Tuy nhiên với hố có thể tích 1m3 (1m x 1m x 1m) có thể chứa 300-400kg nguyên liệu. Do đó, nên làm 1 hố ủ có dung tích ủ đảm bảo trữ lượng thức ăn đủ cho số lượng gia súc sử dụng trong vòng 15-20 ngày.

     - Túi ủ: Dùng túi nilon bên ngoài là bao tải dứa hoặc có thể tận dụng vỏ bao đựng phân đạm làm túi ủ. Thông thường 3 túi ủ được 100kg thức ăn xanh.

     - Các dụng cụ cần thiết: Dao, thớt hoặc dùng máy thái thức ăn dùng để băm, thái thức ăn. Bạt, bao dứa, rơm rạ, tấm lợp... để che đậy hố ủ.

2. NGUYÊN LÝ Ủ CHUA THỨC ĂN XANH

*. Ủ chua thức ăn thô xanh là quá trình lên men trong điều kiện yếm khí để chuyển các đường dễ tan chứa trong nguyên liệu đem ủ thành các axit béo dễ bay hơi.  

*. Khi lượng axit này được tích luỹ đến khối lượng nhất định thì pH môi trường có tác dụng ức chế hầu hết các hoạt động của vi khuẩn, nhờ đó thức ăn được bảo quản không hư hỏng.

Cỏ được băm nhỏ 

3. KỸ THUẬT Ủ CHUA

      Khi ủ có thể sử dụng và ủ nhiều loại cỏ với nhau nhưng phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo các bước sau:

     3.1.Bước 1: Băm và phơi nguyên liệu:

Cỏ thu hoạch về tiến hành băm, thái thành từng đoạn dài 3-5cm, sau đó đem đi phơi tái.

     - Phơi dưới sân hoặc bạt dứa sạch để giảm bớt độ ẩm (lượng nước) trong cỏ. Khi cỏ có độ ẩm khoảng 65-70% là phù hợp để đem ủ.

     - Kiểm tra độ ẩm của cỏ trước khi ủ bằng cách dùng tay nắm một nắm cỏ sau khi phơi trong vòng 1 phút, rồi từ từ nhả ra và thấy:

        + Cỏ mở ra từ từ, các nếp trên lá để lại đường gấp không rõ ràng, không bị gẫy nát thì độ ẩm đạt 65-70%.

        + Cỏ mở ra từ từ, các nếp trên lá không để lại đường gấp, không bị dập nát thì độ ẩm trên 70% tiếp tục phơi.

        + Cỏ bung ra ngay thì độ ẩm dưới 60%, nếu là cỏ non đem ủ thì có chất lượng tốt, cỏ già sẽ cứng nên khi đem vào túi ủ rất dễ bị thủng túi.

      3.2. Bước 2:  Cân và phối trộn nguyên liệu:

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, tiến hành cân theo tỷ lệ: 100kg cỏ + 5-10kg bột ngô hoặc cám gạo + 0,5kg muối ăn rồi phối trộn nguyên liệu.

Để đảm bảo các nguyên liệu được trộn đều với nhau, cần tiến hành trộn đều muối ăn với bột ngô hoặc cám gạo, sau đó đem hỗn hợp này trộn đều với cỏ.

     3.3.Bước 3:  Cách ủ:

     - Với túi ủ: Nguyên liệu sau khi đã trộn đều đem cho vào túi càng nhanh càng tốt sau đó buộc kín túi ngay. Tốt nhất là từ khi cắt thức ăn về cho đến khi cho vào túi ủ diễn ra trong cùng một ngày.

         + Cách cho vào túi: Cho từng lớp vào túi cao từ 15 - 20cm, rồi dùng tay lèn chặt, chú ý cần nén trên toàn bộ bề mặt, xung quanh và các góc, sau đó tiếp tục cho các lớp khác cứ như vậy cho đến khi đầy bao thì dùng dây buộc chặt lại, ghi ngày tháng ủ, đưa vào bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh chuột, bọ, gián... cắt thủng bao, không khí sẽ xâm nhập làm mốc, thối thức ăn.

     - Với hố ủ: Vệ sinh sạch sẽ hố ủ trước khi đem nguyên liệu vào ủ. Lót đáy hố bằng gạch hoặc rơm khô, xung quanh bằng bạt dứa, túi nilon đảm bảo kín, không bị hở. Cách đưa nguyên liệu vào tương tự như đem vào túi ủ, khi đầy hố thì phủ thêm 1 lớp rơm rạ và tiến hành che đậy kín đảm bảo không khí và nước mưa không vào.

     - Sau 1 tháng ủ thì có thể lấy ra cho gia súc ăn được.


  Thức ăn đã được ủ thành phẩm

 *.
Lưu ý: Nén thật chặt hố ủ, nén lên bề mặt, nén lên mép hố ủ, nén kỹ các góc, nén càng chặt càng tốt nhằm đẩy hết không khí ra khỏi hố ủ, đó là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng thức ăn ủ chua./.
Nguồn tin: Trung tâm khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
CĐCS Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3
Lợi ích từ thảm thực vật trong vườn cây ăn trái
Đoàn Thanh niên Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Nam: Thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2021
Lợi ích kép từ mô hình trồng chuối xen vào vườn cây cao su
Huyện Đông Giang: Mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng
Kỹ thuật chăm sóc cây ba kích trong thời kỳ kiến thiết cơ bản
Chi đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam: Hoạt động về địa chỉ đỏ Khu di tích Nước Oa, xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My.
Giới thiệu giống bưởi mới Tam Hồng
Hướng dẫn lắp đặt và vận hành thiết bị châm phân Venturi trong hệ thống tưới vườn cây ăn quả
Góc nhìn từ kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006759880

    Lượt trong ngày 43
    Hôm qua: 7895
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 52
    Tổng số 6759880