Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Hướng dẫn kỹ thuật khắc phục sự cố đỗ ngã của rừng trồng sau bão
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 04/11/2020 15:04 .Lượt xem: 2550 lượt.
Quảng Nam có trên 216.200 ha rừng trồng, cây trồng chủ lực là các loài keo ở các độ tuổi khác nhau (từ 1 - 3 năm tuổi; 3 - 5 năm tuổi; trên 5 năm tuổi) cây đang thời kỳ sinh trưởng, phát triển khá tốt. Cơn bão số 9 vừa qua tàn phá gây thiệt hại nặng nề cho các lô rừng trồng keo, đã làm cho cây trồng nghiêng ngã, bật gốc và gãy ngang thân, với mức độ thiệt hại ước tính từ 20 - 70%

Hình ảnh: Rừng trồng trước khi cơn bão số 9 đi qua

Để giúp các hộ nông dân làm nghề rừng khắc phục sự cố rừng trồng đỗ ngã sau bão, góp phần hạn chế thiệt hại về kinh tế cho các hộ dân. Trung tâm xin giới thiệu một số biện pháp khắc phục sự đổ ngã của rừng cây như sau:

Trường hợp 1: Đối với các lô rừng có số lượng cây bị bật gốc, gãy ngang thân trên 50%

Rất khó tiến hành khắc phục giúp cây sống sót được nên cần tiến hành khai thác, tận thu sản phẩm, giải phóng ra khỏi rừng và chuẩn bị cây giống trồng lại vào đầu mùa mưa sang năm.

Trường hợp 2: Đối với rừng trồng 1-3 năm tuổi, đường kính gốc < 10cm bị nghiêng ngã <  50%

*/ Các biện pháp tiến hành:

- Cắt bỏ bớt 30% tán lá và các cành sát đất, sau đó tiến hành kéo cây đứng trở lại, nên kéo từ từ và để cây vị trí nghiêng so với ban đầu từ 10 - 150.

- Khi cây ở vị trí ổn định, dùng cây chống đỡ cây và buộc dây chặt để cây không bị lắc khi gió mạnh.

- Sau 30 ngày, khi cây đã ổn định bộ rễ, cây sẽ ra lá non thì tiến hành bón phân cho cây với lượng phân bón như sau:

+ Phân NPK (16 x 16 x 8): 200gram/cây. Đào rãnh hay hố theo hình chiếu tán lá để bón phân.

Hình ảnh: Rừng trồng keo tai tượng 2 năm tuổi ở xã Hiệp Thuận-Hiệp Đức
bị đỗ ngã  sau cơn bão số 9

Trường hợp 3: Đối với rừng trồng 3-5 năm tuồi đường kính (D1,3) từ 10 - 16cm bị nghiêng ngã, gãy ngang thân < 30 - 50%.

*/ Các biện pháp tiến hành

- Đối với cây bị nghiêng ngã: Cắt bỏ bớt từ 30 - 50% tán lá và các cành sát đất, sau đó tiến hành kéo cây đứng trở lại, chú ý khi kéo chúng ta nên kéo từ từ và để cây ở vị trí nghiêng so với ban đầu từ 15- 200.

- Đối với cây bị trốc gốc, gãy ngang thân: Thì tiến hành cắt bỏ tận thu sản phẩm, kết hợp điều chỉnh mật độ và vệ sinh rừng.

- Khi cây ở vị trí ổn định, dùng cây chống đỡ cây và buộc dây chặt để cây không bị lắc khi gió mạnh.

Trường hợp 4: Đối với cây > 5 năm tuồi đường kính D1,3 > 14cm bị nghiêng ngã, bật gốc lòi rễ và gãy ngang thân < 50 %.

*/ Các biện pháp tiến hành:

- Đối với cây bị nghiêng ngã: Cắt bỏ bớt các cành sát đất, cành lớn về phía bị đổ, sau đó tiến hành kéo cây đứng trở lại, nên kéo từ từ và để cây ở vị trí nghiêng so với ban đầu từ 200.

- Khi cây ở vị trí ổn định, dùng cây chống chống đỡ cây và buộc dây chặt để cây không bị lắc khi gió mạnh.

- Đối với cây bật gốc lòi rễ và gãy ngang thân: Tiến hành khai thác tận thu sản phẩm và thu gom cành nhánh, vệ sinh rừng.

                   Rừng trồng keo tai tượng 2 năm tuổi ở xã Hiệp Thuật-Hiệp Đức sau cơn bão số 9


*/ Đối với tất cả các trường hợp nói trên, cần lưu ý một số điểm sau:

- Khi cắt tỉa cành, nhánh phải cắt sát thân cây để vết thương mau lành, cây nhanh liền sẹo, giúp cây nhanh phục hồi.

- Do bị cắt tỉa nên khi hồi phục cây ra cành tương đối nhiều, cần theo dõi và loại bỏ bớt để tạo cho cây có tán đẹp và đúng kỹ thuật.

- Nên theo dõi các loại sâu bệnh hại khi cây ra đọt non để có biện pháp xử lý kịp thời. 

Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật khắc phục sự cố nghiêng ngã, bật gốc lòi rễ và gãy ngang thân của rừng cây sau bão do Trung tâm Khuyến nông tiến hành khảo sát các lô rừng trồng đỗ ngã và đưa ra các giải pháp trên. Kính mong nhận được nhiều giải pháp khác và các ý kiến đóng góp từ phía các nhà chuyên môn, nhà khoa học và bà con nông dân để góp phần khắc phục và hạn chế thiệt hại cho các hộ dân trồng rừng sau cơn bão./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Sinh hoạt Chi đoàn và chuẩn bị công tác ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt tỉnh Quảng Nam.
Tỉnh Sê Koong (Lào): Mô hình đậu đũa hiệu quả kinh tế cao
Biện pháp kỹ thuật bảo vệ gia súc, gia cầm trong mùa mưa lũ
Huy động gần 150 tỷ khôi phục sản xuất tại miền Trung sau bão lũ
Hội nghị - Triển lãm kết nối sản phẩm OCOP Quảng Nam 2020
Tập huấn triển khai dự án sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng
Hướng dẫn công thức tự nuôi giấm ăn tại nhà
HỘI THẢO TỔNG KẾT MÔ HÌNH CHĂN NUÔI HEO NÁI TẠI XÃ BÌNH HẢI
Kỹ thuật nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp chiết cành
KỸ THUẬT CHĂN NGAN SINH SẢN
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006758710

    Lượt trong ngày 6768
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 107
    Tổng số 6758710