Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Lưu ý việc nuôi tái đàn sau Dịch tả lợn Châu Phi
Người đăng: Lê Thương .Ngày đăng: 07/07/2020 14:06 .Lượt xem: 1390 lượt.
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) là bệnh rất nguy hiểm đối với lợn, vi rút DTLCP có khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường và trong các sản phẩm của lợn, hiện chưa có vắc xin, chưa có thuốc điều trị; vì vậy giải pháp quan trọng nhất hiện nay để phòng tránh bệnh là áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn.

          Tính đến cuối tháng 6/2020, nhờ huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc quyết liệt, kịp thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh ...mà trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Nam đã khống chế thành công dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP). Và đây cũng chính là lúc để các địa phương tăng cường tái đàn lợn, tăng thêm nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của thị trường,  trong tình hình ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì việc đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cũng là điều cấp thiết. Tuy nhiên, việc tái đàn cần phải tính toán cẩn  trọng và  có những biện pháp tuần tự để kiểm soát và bảo đảm an toàn dịch bệnh.


Mô hình  nuôi lợn thịt an toàn sinh học

          Bệnh DTLCP là bệnh rất nguy hiểm đối với lợn, vi rút DTLCP có khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường và trong các sản phẩm của lợn, hiện chưa có vắc xin, chưa có thuốc điều trị; vì vậy giải pháp quan trọng nhất hiện nay là áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn.

          Để đảm bảo việc nuôi tái đàn lợn thận trọng, hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ tái phát dịch bệnh, chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn các cấp cần tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn việc nuôi tái đàn lợn tuân thủ một số nội dung sau:

          Một là, về nguyên tắc tái đàn lợn

          Việc nuôi tái đàn lợn tại địa phương đã có bệnh DTLCP được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh DTLCP, cụ thể:

          - Nuôi tái đàn lợn tại cơ sở chăn nuôi lợn chưa bị dịch bệnh DTLCP hoặc đã bị dịch nhưng đã qua 30 ngày không tái phát bệnh DTLCP; bảo đảm an toàn dịch bệnh.

          - Chủ cơ sở phải áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp tổng cách ly, vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, bằng vôi; nâng cấp cơ sở vật chất, dụng cụ chăn nuôi bảo đảm để áp dụng có hiệu quả các biện pháp an toàn sinh học;

          -  Bảo đảm cân bằng cung cầu.

          Hai là, về yêu cầu đối với cơ sở nuôi tái đàn lợn

          * Đối với việc Nuôi tán đàn lợn tại địa phương đã công bố hết bệnh DTLCP:

          Cơ sở chỉ nuôi tái đàn lợn tại địa phương đã công bố hết bệnh DTLCP khi đáp ứng các yêu cầu sau:

          – Chủ cơ sở nuôi phải kê khai với chính quyền cơ sở trước khi thực hiện việc nuôi tái đàn lợn.

          – Có chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, con giống, thức ăn nước uống, chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và các biện pháp an toàn sinh học theo các quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y hoặc đã được chứng nhận cơ sở an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, VietGAPH, GlobalGap trong chăn nuôi; định kỳ lấy mẫu môi trường, nguồn nước,… xét nghiệm khẳng định không có vi rút DTLCP.

          – Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 4249/BNN-TY ngày 18/6/2019 về việc kiểm soát vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có bệnh DTLCP; Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25/7/2019 về việc tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh DTLCP; trong đó lưu ý:

          + Hằng ngày thực hiện việc vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi; có biện pháp ngăn chặn côn trùng, gặm nhấm để tránh mang mầm bệnh từ ngoài vào trong chuồng, trại nuôi lợn;

          + Bổ sung chế phẩm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn;

          + Ghi chép các hoạt động chăn nuôi, quản lý dịch bệnh, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học.

          – Kê khai với chính quyền cơ sở trước khi thực hiện việc nuôi tái đàn lợn. Trường hợp không kê khai và để xảy ra dịch bệnh thì bị xử lý theo quy định và không được hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

          * Đối với việc nuôi tái đàn lợn tại địa phương chưa công bố hết bệnh DTLCP:

          Chỉ thực hiện nuôi tái đàn lợn khi đáp ứng các yêu cầu sau:

          – Cơ sở chăn nuôi tập trung đã được chứng nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh, VietGAPH, GlobalGap trong chăn nuôi.

          – Được chính quyền cơ sở, cơ quan chuyên môn thú y địa phương kiểm tra, xác nhận đáp ứng đủ yêu cầu nuôi tái đàn.

          Ba là, tuân thủ các bước nuôi tái đàn lợn theo qui định

          - Nuôi chỉ báo với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở có quy mô và khả năng nuôi trên 100 con lợn ở một thời điểm hoặc nuôi không quá 10 con lợn đối với cơ sở có quy mô và khả năng nuôi 100 con.

          - Hằng ngày theo dõi, giám sát chặt chẽ số lợn nuôi chỉ báo trong khoảng thời gian ít nhất 30 ngày; trường hợp cần thiết lấy mẫu xét nghiệm phát hiện mầm bệnh DTLCP (chủ cơ sở có thể tự lấy dưới sự giám sát của cán bộ thú y hoặc cán bộ thú y cơ sở thực hiện việc lấy mẫu). Trường hợp nghi lợn bị bệnh, phải khai báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

          - Sau khi nuôi chỉ báo được ít nhất 30 ngày, nếu lợn không có biểu hiện bệnh hoặc mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính với bệnh DTLCP (áp dụng đối với trường hợp lấy mẫu xét nghiệm), thực hiện nuôi tái đàn thận trọng và có thể nuôi đạt 100% quy mô chăn nuôi của cơ sở.

          - Chính quyền cơ sở và các cơ quan thú y địa phương tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện nuôi tái đàn; tăng cường việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi và công tác phòng, chống dịch bệnh.

          Bốn là, áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học khi nuôi tái đàn
          - Khi mua lợn giống, người chăn nuôi cần đến những cơ sở sản xuất con giống bảo đảm an toàn dịch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng. Lợn vận chuyển từ các tỉnh ngoài về phải có giấy chứng nhận kiểm dịch, xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP. Phương tiện vận chuyển lợn giống cần được khử trùng trước và sau khi vận chuyển. Thực hiện nuôi cách ly ít nhất 2 tuần để theo dõi tình trạng sức khỏe của lợn.
          - Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm chất lượng tốt; không cho lợn ăn thức ăn thừa của người chưa được nấu chín. Khi nhập thức ăn và nguyên liệu cần phải bảo quản tại kho chứa riêng, không để vào trong các dãy chuồng nuôi. Sử dụng nguồn nước bảo đảm an toàn.
          - Chuồng nuôi cần có hệ thống hàng rào bao quanh, có ranh giới tách biệt giữa khu chăn nuôi và khu sinh hoạt riêng của người. Có hố tiêu độc khử trùng ở lối ra vào chuồng trại. Cửa ra vào không nên mở tự do mà phải được đóng kín. Kiểm soát nghiêm ngặt người và phương tiện ra vào khu chăn nuôi. Sử dụng quần áo, bảo hộ lao động riêng cho người vào khu chăn nuôi. Tất cả dụng cụ như máng ăn, máng uống… khi đưa vào chuồng nuôi cần phải làm sạch và khử trùng để hạn chế tối đa mầm bệnh xâm nhập và phát tán vào chuồng nuôi. Phải để trống chuồng và thực hiện nghiêm ngặt việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ít nhất 30 ngày trước khi nhập lợn giống. Có phương án ngăn chặn chó, mèo, chim chuột… vào khu vực dự trữ thức ăn và chuồng nuôi.


Khuyến cáo ứng dụng công nghệ chuồng lạnh trong chăn nuôi lợn

          - Hằng ngày quét dọn, vệ sinh chuồng trại, khu chăn nuôi; thu gom và xử lý toàn bộ rác, chất thải. Khử trùng chuồng trại, khu chăn nuôi định kỳ 2 lần/tuần. Đặc biệt khi có khách đến tham quan hoặc mua bán lợn phải thực hiện biện pháp bảo hộ, khử trùng người, phương tiện, chuồng nuôi trước và sau khi khách đến và đi.

 

Áp dụng triệt để các biện pháp vệ sinh thú y để bảo vệ đàn lợn nuôi

          - Tái đàn lần đầu với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở. Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm. Nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với DTLCP, khi đó mới tiếp tục tái đàn.
          - Thực hiện tiêm phòng triệt để các bệnh phổ biến thường gặp trên đàn lợn như bệnh phó thương hàn, bệnh đóng dấu, bệnh tụ huyết trùng…
Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Ban hành chính sách khuyến nông trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam
Nam Giang: Khởi động dự án “Nông nghiệp liên kết hướng đến thu nhập bền vững cho đồng bào thiểu số”
Xã Tam Tiến huyện Núi Thành tổ chức lễ công bố xã đạt chuẩn Nông thôn mới
Xã tam anh bắc, huyện núi thành tổ chức lễ công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020
Hướng dẫn kỹ thuật khắc phục sự cố đỗ ngã của rừng trồng sau bão
Sinh hoạt Chi đoàn và chuẩn bị công tác ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt tỉnh Quảng Nam.
Tỉnh Sê Koong (Lào): Mô hình đậu đũa hiệu quả kinh tế cao
Biện pháp kỹ thuật bảo vệ gia súc, gia cầm trong mùa mưa lũ
Huy động gần 150 tỷ khôi phục sản xuất tại miền Trung sau bão lũ
Hội nghị - Triển lãm kết nối sản phẩm OCOP Quảng Nam 2020
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006758714

    Lượt trong ngày 6772
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 110
    Tổng số 6758714