Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Khẩn cấp có phương án bảo tồn Voọc Chà vá Chân xám tại Quảng Nam
Người đăng: Phan Bi .Ngày đăng: 05/07/2019 10:24 .Lượt xem: 1094 lượt.
Theo đánh giá của các nhà khoa học và ngành chức năng, Voọc Chà vá Chân xám là loại động vật vô cùng quý hiếm, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nên rất cần sự chung tay bảo tồn của cả cộng đồng, xã hội.

Theo đánh giá của các nhà khoa học và ngành chức năng, Voọc Chà vá Chân xám là loại động vật vô cùng quý hiếm, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nên rất cần sự chung tay bảo tồn của cả cộng đồng, xã hội. Trước sự nguy cấp đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.


Lãnh đạo tỉnh cùng các ngành chức năng thị sát nơi sinh sống của đàn Voọc Chà vá Chân xám
tại núi Hòn Dồ, thôn Đồng Cố, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành

Voọc Chà vá Chân xám (Pygalhrlx clncrea) được các nhà khoa học ghi nhận phân bố ở 5 tỉnh miền Trung gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai  và Kon Tum, với khoảng 1.500 đến 2.000 cá thể. Tại Quảng Nam, loài này phân bố ở các huyện phía Tây Nam và  Nam của tỉnh như Nam Trà My, Bắc Trà My, Phú Ninh, Núi Thành, Nông Sơn, Tiên Phước với khoảng hơn 200 cá thể. Riêng tại khu vực núi Hòn Dồ, Hòn Ông, Hòn Dương Bông và Dương Bản Lầu ở thôn Đồng Cố (xã Tam Mỹ Tây, H.Núi Thành) có khoảng 50 cá thể với ít nhất 4 đàn (gia đình) đã được ghi nhận qua các đợt khảo sát của Trung tâm GreenViet. "Chúng sống trong tổng diện tích rừng tự nhiên khoảng 25ha, là các dải rừng hẹp còn sót lại trên đỉnh núi đá, chiều ngang dao động khoảng 50m - 150m. Sinh cảnh rừng tự nhiên giữa các hòn bị chia cắt từ l- 3km bởi các rẫy keo, xung quanh cũng là rẫy keo từ 2-4 năm tuổi và bị cô lập với các hệ sinh thái rừng tự nhiên khác trong khu vực với khoảng cách 7-10km. Vì vậy, đang có nhiều mối đe dọa đến sự sinh tồn của quần thể, gồm yếu tố tự nhiên như: Thiếu thức ăn, nơi ở, khó chống chịu với thời tiết xấu, nguy cơ thoái hóa nguồn gen và từ con người (bị săn bắn, đốt rừng làm nương rẫy)...

Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam phối hợp với UBND huyện Núi Thành và GreenViẹt xây dựng “Đề án bảo tồn loài Voọc Chà vá Chân xám tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”. Đề án đưa ra các giải pháp bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên khoảng 25ha còn lại trên Hòn Dồ, Hòn Ông, Hòn Dương Bông và Dương Bản Lầu; triển khai các giải pháp làm giàu rừng, kết nối và mở rộng sinh cảnh sống trên cơ sở tạo nguồn thức ăn cho Chà vá Chân xám nhằm tạo một sinh cảnh có diện tích và chất lượng rừng phù hợp với quần thể sinh trưởng và phát triển.

Ngày 03/6/2019, đồng chí Nguyễn Văn Thịnh- Phó chủ tịch UBND huyện Núi Thành chủ trì cuộc họp thống nhất khu vực và diện tích đo đạc lập bàn đồ phạm vi mở rộng sinh cảnh của đàn Voọc Chà vá Chân xám tại thôn Đồng Cố, xã Tam Mỹ Tây. Tại cuộc họp, đồng chí Thịnh giao Phòng Tài nguyên và môi trường phối hợp với đơn vị tư vấn đo đạc tiếp tục xác định chủ sử dụng đối với các thửa đất số 15, 16, 25 và 31 của tờ bản đồ số 1 để hoàn thiện hồ sơ, tham mưu UBND huyện văn bản đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ trong công tác thu hồi đất, bồi thường để mở rộng phạm vi sinh cảnh cho đàn Vọoc Chà vá Chân xám; UBND xã Tam Mỹ Tây tổ chức làm việc với 27 hộ dân là chủ sử dụng các thửa đất trong khu vực đo đạc lập bản đồ để thống nhất số liệu, thông tin chủ sử dụng, diện tích đo đạc.

Ngày 21/6/2019, UBND huyện Núi Thành ban hành quyết định số 3681/QĐ-UBND về phê duyệt dự án mở rộng vùng sinh cảnh và cắm mốc vùng sinh cảnh để bảo vệ đàn Voọc Chà vá Chân xám tại thôn Đồng Cố, xã Tam Mỹ Tây. Bước đầu giữ gìn được môi trường sống, mở rộng cảnh quan sống của Voọc để đảm bảo sinh trưởng ổn định và lâu dài cho đàn Voọc, đồng thời phục hồi lại sinh cảnh, trồng rừng, phục hồi rừng, trồng những loại cây làm thức ăn cho đàn Voọc, đảm bảo một vùng đệm an toàn hơn cho đàn Voọc sinh sống.

Theo ông Từ Văn Khánh, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam, quần thể Voọc tại Huyện Núi Thành là quần thể duy nhất trên thế giới dễ dàng quan sát được ngoài tự nhiên. Tỉnh Quảng Nam có cơ hội thuận lợi để bảo tồn và phục vụ cho sự phát triển bền vững thông qua mô hình du lịch sinh thái. Hiện tại, những mối đe dọa tiềm ẩn đến sự tồn tại của loài vẫn còn hiện hữu nên công tác tuần tra bảo vệ, đặc biệt vào ban đêm đang được tăng cường thông qua Tổ bảo vệ rừng (BVR), phối hợp cùng lực lượng Kiểm lâm trên địa bàn. Chương trình nâng cao nhận thức pháp luật bảo vệ Voọc đang được đẩy mạnh trong cộng đồng người dân. Trong khi đó, ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, trước tốc độ phát triển đô thị, sinh kế của người dân đã gây sức ép, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của Voọc. Do đó, tỉnh Quảng Nam đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị địa phương, ngành chức năng liên quan, đặc biệt với nhân dân phối hợp xây dựng đề án nhằm có phương án bảo tồn đàn Voọc một cách khoa học nhất, phù hợp với thực tiễn địa phương nơi đàn Voọc đang sinh sống. "Bài toán đặt ra là làm sao vừa bảo vệ đàn Voọc nhưng cũng phải phát triển sinh kế cho người dân. Qua khảo sát một diện tích lớn nơi đàn Voọc sinh sống hiện đang là nơi người dân trồng keo, thu hoạch theo chu kỳ, điều đó gây áp lực lớn đến môi trường sống cả đàn Voọc. Phương án tỉnh đang tính đến là sẽ mua lại các diện tích đất của người dân để phục hồi sinh cảnh, trồng các loại cây làm thức ăn, đảm bảo vùng đệm an toàn hơn cho loài sinh vật quý hiếm này. Đồng thời, sẽ kết nối giữa các khu vực 4 hòn núi mà đàn Voọc sinh sống hiện nay lại với nhau để đảm bảo không gian di chuyển an toàn hơn cho Voọc. Định hướng lâu dài, tỉnh muốn người dân địa phương cùng chung tay tham gia trồng, chăm sóc, phục hồi rừng, phát triển làm du lịch sinh thái cộng đồng, đồng thời người dân phải là lực lượng đầu tiên trực tiếp tham gia bảo tồn Voọc ", ông Thanh nhấn mạnh.



          Những cá thể Voọc được phát hiện tại Núi Thành - Quảng Nam

Phương án bảo tồn chuyển vị hoặc kết nối hành lang xanh đến các vùng rừng tự nhiên lân cận mất nhiều thời gian, chi phí cao và tồn tại những rủi ro mới, khó lường. Do đó, bảo tồn nguyên vị, mở rộng hệ sinh thái thông qua trồng rừng cây gỗ lớn là phương án tối ưu nhất cho khu vực này", Thạc sĩ Trần Hữu Vỹ, Giám đốc Trung tâm GreenViet chia sẻ.

Theo tra cứu tài liệu, Voọc Chà vá Chân xám thuộc nhóm B của Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, thuộc loài động vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng. Ngoài ra, chúng còn thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp (CR) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh sách Đỏ IUCN (2018). Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản khẩn cấp về việc bảo tồn quần thể với mục đích nâng cao hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững loài vật này để giữ nguồn gen quý hiếm.

Cũng qua nghiên cứu theo dỏi của các nhà khoa học và ngành chức năng, Voọc Chà vá Chân xám tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành hoạt động ban ngày, chúng sống hầu như hoàn toàn trên cây ở các khu rừng có nhiều cây gỗ lớn, độ cao so với mực nước biển từ 300m trở lên, tầng tán và tầng vượt tán là nơi diễn ra các hoạt động chủ yếu của loài. Chúng di chuyển qua các cành cây bằng cách nhảy và chuyền cành. Thành phần thức ăn chính là lá cây, thỉnh thoảng ăn hạt, trái cây và hoa. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu và diện tích tối thiểu cần cho mỗi “gia đình” Voọc sinh sống là bao nhiêu héc ta./.

                                                                              Phan Bi, Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp Núi Thành
Nguồn tin: Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Núi Thành
[Trở về]
Các tin mới hơn:
7 điểm mới nhất của Luật Chăn nuôi 2018
Đồng hành cùng phụ nữ Biên cương - một chương trình ý nghĩa
Núi Thành phục tráng giống mè đen, mè vàng địa phương
Hiệu quả từ mô hình "Trồng nấm rơm trên rơm rạ" năm 2019
Quảng Nam: Tập huấn Biện pháp quản lý Sâu keo mùa thu
Công đoàn Viên chức Quảng Nam: Triển khai ứng dụng Phần mềm Quản lý Đoàn viên
Sở Nông nghiệp & PTNT đạt Giải nhất toàn đoàn giải cầu lông khối thi đua các cơ quan tham mưu II của Tỉnh
Festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam - thế giới lần thứ V diễn ra tại làng Lụa Hội An
Đặc sắc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Làng Đại Bình năm 2019
Hội chợ giới thiệu sản phẩm nông nghiệp năm 2019
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006756617

    Lượt trong ngày 4674
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 97
    Tổng số 6756617