Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Chủ động phòng chống bệnh lỡ mồm long móng trên gia súc
Người đăng: Lê Thương .Ngày đăng: 14/02/2019 09:21 .Lượt xem: 1564 lượt.
Ở Quảng Nam, hàng năm vẫn thường xuất hiện các ổ bệnh lở mồm long móng nhỏ trên trâu bò và lợn, nhưng nhờ công tác bao vây dập dịch kịp thòi và tích cực nên đã khống chế được dịch bệnh, không làm lây lan ra diện rộng gây thiệt hại nhiều cho ngành chăn nuôi...



Bê lai BBB ra đời từ công nghệ thụ tinh nhân tạo ở huyện Hiệp Đức

    Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã  xếp bệnh này vào hàng đầu tiên ở bảng A. Bệnh do một số tuyp vius thuộc họ Picornaviridae gây ra trên động vật guốc chẵn như trâu, bò, dê cừu, lợn, …theo hướng thượng bì. Hiện trên thế giới có 7 tuyp vi rút gây bệnh, trong đó ở Việt Nam đã xác định 3 tuyp là: A, O và Asia 1.

Bệnh này bùng phát và lây lan rất nhanh qua nhiều con đường khác nhau như tiếp xúc trực tiếp khi nuôi nhốt chung giữa con bệnh và con khỏe mạnh; Lây gián tiếp qua người chăm sóc, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, ở các bãi chăn thả, chất thải chăn nuôi, môi trường có mầm bệnh; Lan truyền theo hướng gió phát tán vi rút đi (hiện tượng nhảy cóc dịch từ vùng này sang vùng khác mặc dù không tiếp giáp nhau); Một nguyên nhân nữa là dịch có nguy cơ bùng phát tại các ổ dịch cũ nếu công tác xử lý dập dịch không triệt để, mầm bệnh còn tồn tại trong môi trường cũng như trong cơ thể con vật mắc bệnh chưa đào thải hết, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát; Ngoài ra dịch bệnh có thể truyền lây qua sản phẩm, phủ tạng của con bệnh khi vận chuyển, giết mổ, mua bán tiêu dùng…mà không được kiểm  soát chặt chẽ. 

Ở Quảng Nam, hàng năm vẫn thường xuất hiện các ổ bệnh nhỏ trên trâu bò và lợn nhưng nhờ công tác bao vây dập dịch kịp thời và tích cực nên đã khống chế được dịch bệnh, không làm lây lan ra diện rộng gây thiệt hại nhiều cho ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, với đặc thù ngành chăn nuôi như hiện tại của tỉnh, thì mầm bệnh vẫn còn tồn lưu và phát triển khi gặp điều kiện thuận lợi.

Với đặc điểm tình hình thời tiết luôn thay đổi bất thường như hiện nay, hơn nữa những ngày sau Tết Nguyên Đán nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm gia súc vẫn còn cao, nếu thiếu kiểm soát thì đây chính là nguyên nhân làm phát sinh dịch bệnh, lây lan trên diện rộng và hậu quả thì không thể lường trước được. Chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân một số biện pháp nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, đảm bảo né tránh rũi ro và nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi

            Một là, tăng cường các biện pháp phòng bệnh tích cực

Biện pháp phòng bệnh ít tốn kém và hiệu quả nhất là tuân thủ công tác tiêm phòng. Tiêm phòng bắt buộc đối với trâu bò, bê nghé, lợn trong diện tiêm theo khuyến cáo và hướng dẫn của ngành thú y. Tiêm cho tất cả bê, nghé, từ hai tuần tuổi và tiêm nhắc lại sau 4 tuần. Sau mũi tiêm thứ hai thực hiện tái chủng 6 tháng một lần. Đối với lợn thực hiện việc tiêm phòng theo qui định của cơ quan chức năng..


            Thực hiện nghiêm việc tiêm phòng định kỳ cho gia súc 


           Đối với con người: công nhân chăn nuôi, khách tham quan khi vào chuồng nuôi phải được tẩy uế, có bảo hộ lao động mới được vào khu chăn nuôi.

Thực hiện kiểm dịch động vật nghiêm ngặt (đặc biệt là quản lý việc xuất, nhập gia súc từ các ổ dịch cũ). Cách ly triệt để con vật ốm để tránh lây lan cho con vật khoẻ mạnh.

Chuồng trại cần đảm bảo sạch sẽ, cao rát, thoáng mát (thực hiện phương chăm “Đông ấm – Hè mát”). Chất thải chăn nuôi được thu gom xử lý để tiêu diệt mầm bệnh. Thường xuyên tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.

Thường xuyên phun tiêu độc khử trùng cho chuồng trại, khu vực chăn nuôi

           
    Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật.     .

Hai là, phải xác định được dịch bệnh thông qua triệu chứng điển hình

Vật bị bệnh biểu hiện sốt cao (41 – 42 0 C). Ít ăn hoặc không ăn, uống nước nhiều, con vật trầm cảm. Nước dãi chảy ra ở miệng như bọt xà phòng.

Sau khi sốt 2-3 ngày, xuất hiện các mụn nước ở mõm, lưỡi, môi, miệng, lỗ múi và giữa các ngón chân và móng…Khi mụn to vỡ ra tạo vết loét làm con vật đau đớn, đi lại, ăn uống khó khăn. Ở thể nặng con vật bì què, gây bong tróc móng chân, không thể đứng được nên hay nằm, miệng đau không lấy thức ăn được, lâu ngày dẫn đến kiệt sức và gây chết.

Gia súc non tỷ lệ tử vong cao. Động vật trưởng thành tỷ lệ tử vong thấp nhưng hệ thống miễn dịch suy giảm mạnh. Đối với bò sữa, bò sinh sản cao sản cũng thấy các mụn nước xuất hiện quanh núm vú.

                                       

      Móng chân lợn bị bong ra do bị bệnh             Nước dãi chảy ra từ miệng bò bị bệnh như bọt xà phòng


Ba là, can thiệp ngoại khoa cho trâu bò bị bệnh kịp thời

Về nguyên lý thì bệnh do vi rút gây ra là không có thuốc điều trị. Tuy nhiên, trong thực tế công tác phòng chống dịch đối với bệnh LMLM trên trâu bò vẫn có khái niệm ”Điều trị”, nhưng là điều trị triệu chứng, tăng cường sức đề kháng và chống nhiễm trùng kế phát chứ không phải điều trị căn nguyên. Đối với lợn khi bị bệnh thì phải thực hiện tiêu hủy hoàn toàn. Đối với trâu, bò do giá trị tài sản lớn và việc can thiệp dễ thành công nên có thể tiến hành điều trị theo qui trình rất nghiêm ngặt.

Do vi rút gây bệnh ở thượng bì tạo các vết loét ở niêm mạc bên ngoài. Hơn nữa vi rút dễ bị tiêu diệt bởi môi trường acít (các chất chua) nên bà con thường dùng các loại trái như chanh, khế, quật… để chà sát vết thường để diệt vi rút và bài thải vi rút ra khỏi cơ thể con vật nhanh.

Can thiệp ngoại khoa cho trâu, bò bị bệnh

            * Cách can thiệp:

- Dùng các quả chua như chanh, khế, quất sát vào các mụn loét trong miệng, lưỡi, môi, mũi…mỗi ngày 2 lần

- Với các vết loét ở móng chân dùng nước muối 10% rửa sạch sau đó dùng dung dịch sau:

+ Nước lá ổi sắc đặc 200ml, nghệ tươi giã nhỏ 100gr, bột sulfanilamid 150 gr, trộn đều thành hỗn hợp dẻo và bôi vào vết loét.

+ Ngoài ra có thể dùng các dung dịch sát trùng khác như xanh metylen, cồn Iod 5% bôi vào các vết loét.

Trâu bò bị bệnh không cho đi chăn thả mà phải nhốt tại nhà nơi khô ráo để chăm sóc, điều trị hàng ngày (thực hiện trong 5 -7 ngày thì bệnh sẽ khỏi)

- Khi bị vết loét nặng ở chân sẽ dẫn đến đau và hay nằm xuống. Chúng ta phải có biện pháp trợ giúp, nếu để nằm lâu một tư thế sẽ dễ bị chướng hơi và có thể dẫn đến chết.

- Khi bị loét ở miệng nặng thì sẽ không lấy được thức ăn xanh. Vì vậy phải nấu cháo loãng để trâu bò ăn trong những ngày điều trị.

- Kết hợp điều trị chống nhiễm trùng kế phát, tiêm trợ sức trợ lực cho trâu bò bệnh.

* Lưu ý: Khi can thiệp ngoại khoa vết thương, tốt nhất là chủ vật nuôi trực tiếp thực hiện thì dễ  dàng hơn (vì gần gũi với vật nuôi hàng ngày) đồng thời hạn chế việc lây lan do cán bộ thú y đi điều trị từ nhà này sang nhà khác. Gia súc tính không hiền lành thì cần làm róng cố định để thao tác cho thuận tiện.

Bốn là, phải xử lý ổ dịch một cách triệt để

           Trong trường hợp bệnh phát sinh thành ổ dịch, gây chết con vật nuôi thì phải tiến hành các biện pháp xử lí theo hướng dẫn, cụ thể:

          - Không giấu dịch. Khi phát hiện có dịch phải kịp thời báo ngay thú y cơ sở và chính quyền địa phương để có biện pháp chống dịch kịp thời.

- Cấm vận chuyển, xuất nhập, bán chạy gia súc bệnh. Cấm giết mổ, tiêu thụ gia súc bị bệnh và  gia súc chết.

          - Tiến hành tổng vệ sinh tẩy uế chuồng trại và môi trường xung quanh. Phân rác, nước tiểu và các chất bài xuất của gia súc bệnh hoặc chết phải gom đem đốt, quét vôi toàn bộ chuồng trại.

- Xác gia súc chết vì bệnh lở mồm long móng phải được xử lý triệt để theo qui trình:

+ Không vứt xác gia súc chết hoặc chôn lấp bừa bãi.

+ Đào hố chôn (thế tích hố gấp 3 – 4 lần khối lượng cần chôn; 

+ Rải một lớp vôi bột (1kg/1m2 diện tích đáy hố chôn); 

+ Phun thuốc sát trùng (chlorine, glutaraldehyde hoặc vôi bột trên bề mặt xác gia súc); lấp đất xuống hố, nén chặt; 

+ Đắp thêm đất trên mặt hố. Lớp đất trên yêu cầu tối thiểu cao hơn mặt đất 0,6 – 1m; Rải một lớp vôi bột phủ kín bề mặt hố và phun thuốc sát trùng (nhóm chlorin, Iodine hoặc benkozid) khu vực vừa xử lý.

+ Nếu kỹ hơn nữa thì nên cắm bảng báo nơi chôn xác gia súc bị bệnh LMLM chết để cảnh báo.


Cần phải xử lý ổ dịch một cách triệt để ngăn chặn mầm bệnh tồn lưu và lây lan
Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện...
Thêm hai tỉnh miền Bắc có dịch tả lợn Châu Phi
Hiệu quả mô hình nuôi gà ta bằng thức ăn chế biến tại gia đình
Cập nhật tình hình dịch tả lợn Châu Phi
Cần khai thác tối đa hiệu quả nuôi bò lai BBB
Lịch phát sóng chuyên mục "Các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi" trên QRT
Hội nghị chuyên đề nâng cao văn hóa, đạo đức công vụ và chất lượng cuộc vận động xây dựng người CBCCVC “ Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”
Các giải pháp phòng, chống nắng nóng cho gia súc, gia cầm
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Tập huấn Nghiệp vụ quản lý dự án Khuyến nông năm 2019
Cấp phát ngan giống thực hiện mô hình Chăn nuôi ngan địa phương sinh sản miền núi năm 2019
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006755277

    Lượt trong ngày 3335
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 90
    Tổng số 6755277