Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Hội thảo tổng kết Mô hình trồng rừng thâm canh keo lai nuôi cấy mô năm 2018
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 12/10/2018 11:18 .Lượt xem: 2335 lượt.
Ngày 11/10/2018 Tại Hội trường thôn 4 - Xã Tiên Thọ - huyện Tiên Phước; Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Tiên Phước tổ chức Hội thảo tổng kết đánh giá kết quả mô hình: Trồng rừng thâm canh loài cây keo lai nuôi cấy mô (Năm 3).





Hội thảo Mô hình: Trồng rừng thâm canh loài cây keo lai nuôi cấy mô.

Về tham dự Hội thảo có đại diện Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam, đại diện các ban ngành đoàn thể của xã, thôn và các hộ nông dân làm nghề trồng rừng của thôn 4, thôn 5 xã Tiên Thọ huyện Tiên Phước.

Với mục tiêu giới thiệu và quảng bá mô hình trồng rừng thâm canh loài cây keo lai nuôi cấy mô, tăng hiệu quả kinh tế và hướng đến phát triển Trồng rừng gỗ lớn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái tốt hơn. 

Hình ảnh đoàn tham dự hộ thảo và tham quan mô hình keo lai nuôi cấy mô

Năm 2016 - 2018, được sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam; Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Tiên Phước phối hợp với UBND xã Tiên Thọ triển khai thực hiện mô hình: “Trồng rừng thâm canh loài cây keo lai nuôi cấy mô”, với qui mô 7,0 ha tại khu Đồi Chè thôn 4 xã Tiên Phọ.

Mô hình đang thời kỳ kiến thiết cơ bản nên chưa thể đánh giá về hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, qua việc kiểm tra thực tế, chúng tôi nhận xét như sau:

- Mô hình triển khai 2016 - 2018, tính năm là 3 năm, nhưng tính tháng thì cây trồng mới đủ 22 tháng tuổi.

- Các chỉ số lâm học của mô hình: Đường kính ngang ngực (D1,3) = 8,0-10cm; Chiều cao vút ngọn (Hvn) = 8-10 mét; Mật độ cây (N) = 1.900 cây/ha; Trữ lượng rừng đạt (M) = 54,4m3/ha.

Bảng biểu - Panô quảng bá mô hình

Qua Hội thảo tổng kết mô hình các đại biểu, bà con nông dân tham dự được đi tham quan mô hình và thảo luận so sánh với các giống cây trồng lâm nghiệp mà các hộ dân đang trồng rừng sản xuất lâu nay, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện mô hình trồng rừng thâm canh keo lai nuôi cấy mô. Bà con đều công nhận cây trồng trong mô hình mới 22 tháng tuổi là lớn rất nhanh so với cây keo lai giâm hom, cây keo tai tượng bà còn trồng lâu nay, độ đồng đều của cây trồng cao, thân cây chắc chắn và kiến nghị với các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ đầu tư hơn nữa trong thời gian đến để nhân rộng phát triển mô hình này. Để chuyển đổi loài cây trồng rừng sản xuất hiệu quả kinh tế thấp bằng các loài cây trồng cho hiện quả kinh tế cao hơn, tạo công ăn việc làm cho các hộ dân tham gia mô hình. Nâng cao sinh khối và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Quảng Nam khuyến khích trồng rừng gỗ lớn theo chuẩn quốc tế FSC
Thôn Đại Bình xã Quế Trung: Phát triển kinh tế vườn làm khâu đột phá
Tiên Phước: Hội nghị, tổng kết mô hình trồng rừng thâm canh mây nước dưới tán rừng
Trồng Keo lai Nuôi cấy mô theo hướng gỗ lớn tại Núi Thành
Hội thảo tổng kết mô hình: Trồng rừng thâm canh loài cây Mây nước dưới tán rừng
Hội thảo, sơ kết mô hình “Phát triển rừng trồng cây gỗ lớn” xã Quế Long huyện Quế Sơn
Hội thảo, sơ kết mô hình “Phát triển rừng trồng cây gỗ lớn” xã Quế Hiệp huyện Quế Sơn
Tập huấn: Chăm sóc mô hình trồng hỗn giao cây giổi ăn hạt xen keo lai (năm 2)
Quế Sơn: Hội thảo, tổng kết mô hình Phát triển rừng trồng cây gỗ lớn (năm 3)
Kết quả bước đầu thực hiện mô hình trồng cây Giổi ăn hạt phát triển kinh tế cho vùng núi
Các tin cũ hơn:
Chú trọng bảo vệ và phát triển rừng ven biển
Gỗ đã chế biến không phải kiểm dịch thực vật
Rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người
Bảo vệ và phát triển rừng, một trong những giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Quảng Nam cần bảo tồn và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ
Triển vọng cây keo nuôi cấy mô
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Tếch
Biện pháp canh tác nương rẫy hiệu quả bền vững
Núi Thành: Hiệu quả bước đầu mô hình VAC ở các xã miền núi.
Trồng sa nhân dưới tán rừng keo
    
1   2   3  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006751078

    Lượt trong ngày 2797
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 88
    Tổng số 6751078