Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch thích ứng với biến đổi khí hậu
Người đăng: Võ Văn Nghi .Ngày đăng: 23/07/2018 15:35 .Lượt xem: 1761 lượt.
Từ ngày 19 -20 tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Nam tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, chuyên đề: "Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch thích ứng với biến đổi khí hậu".
Diễn đàn thu hút các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân các tỉnh, thành từ Đà Nẵng đến Phú Yên.
 
Ban chủ tọa và Hội đồng cố vấn tại Diễn đàn
Ban chủ tọa và Hội đồng cố vấn tại Diễn đàn.
      Phát biểu khai mạc, ông Trần Văn Khởi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh: Diễn đàn là nơi để chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất và những khó khăn mà bà con vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đang quan tâm. Diễn đàn sẽ thảo luận cởi mở, cùng chia sẻ những thông tin, kiến thức và những kinh nghiệm quý báu của “4 nhà” xung quanh chủ đề “Giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông sản sạch thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

   Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) là vùng chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu, điều kiện về đất đai không được màu mỡ như những địa phương khác nên sản xuất nông nghiệp tiên tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là vấn đề vô cùng cần thiết. 

   Đây là một lý do để Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) lựa chọn vùng DHNTB là nơi tổ chức một trong những diễn đàn đầu tiên về vấn đề sản xuất NNHC, nông nghiệp sạch thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tại Diễn đàn, PGS. TS. Lê Văn Hưng, Hiệp Hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã giới thiệu chung về “Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu”.
 
         Theo PGS. TS. Lê Văn Hưng, NNHC là hệ thống sản xuất nhằm duy trì sức khỏe của đất, cân bằng hệ sinh thái con người; dựa trên các quá trình sinh thái, đa dạng sinh học, thích nghi với điều kiện địa phương; không sử dụng vật tư đầu vào có hại như thuốc trừ sâu bệnh, phân bón, chất bảo quản, chất phụ gia là hóa chất tổng hợp, thuốc kháng sinh, sinh vật biến đổi gen, hóc môn; kết hợp canh tác truyền thống với đổi mới và khoa học công nghệ có lợi cho môi trường, thúc đẩy các mối quan hệ, chất lượng cuộc sống của con người và các bên có liên quan.
 
       Cũng theo PGS. TS. Lê Văn Hưng, chứng nhận sản phẩm hữu cơ có các hình thức: Chứng nhận theo PGS (Chứng nhận có sự tham gia), người sản xuất, nhóm, liên nhóm, HTX, người tiêu thụ, phân phối, Ban điều phối PGS… Đây là hình thức phù hợp với quy mô hộ nhỏ lẻ như sản xuất ở Việt Nam. Chứng nhận của bên thứ 3 là hình thức mà các đơn vị, doanh nghiệp, công ty sản xuất tự quản lý chất lượng và sự tuân thủ theo tiêu chuẩn và được một đơn vị đánh giá và công nhận độc lập khi đơn vị đó đạt yêu cầu.
 
         Các doanh nghiệp, trang trại sản xuất NNHC cần có các đề xuất cụ thể để tháo gỡ các chính sách cho phát triển sản xuất hữu cơ của đơn vị theo tiêu chuẩn của Quốc gia, IFOAM và ASEAN và tiêu chí HỮU CƠ 3.0.
 
Trang trại gà ta Mười Tín ở xã Tam Thăng, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam được chứng nhận “Sản phẩm an toàn thực phẩm”
     Trang trại gà ta Mười Tín ở xã Tam Thăng, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam được chứng nhận
“Sản phẩm an toàn thực phẩm”- Chuỗi gà sạch

        Trên thực tế, những năm qua, các tỉnh ở DHNTB đã có nhiều mô hình nông nghiệp sạch mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình rau hữu cơ Thanh Đông tại Cẩm Thanh (Hội An, Quảng Nam); mô hình sản xuất lúa, nếp theo hướng hữu cơ ở Đà Nẵng; Dự án xây dựng vùng chuyên canh rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP ở Quảng Ngãi; mô hình thâm canh lúa cải tiến theo phương pháp SRI tại Bình Định hay mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng an toàn sinh học ở Phú Yên...

       Mặc dù vậy, các mô hình này vẫn chỉ đạt được tính hiệu quả ở phạm vi nhỏ so với một nền nông nghiệp đa dạng của vùng. Bên cạnh đó, khái niệm về sản xuất NNHC chưa được phổ biến với nhiều bà con nông dân nên các sản phẩm sản xuất ra nhiều khi còn gặp khó khăn về vấn đề tiêu thụ dẫn đến các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp e ngại trong việc đầu tư xây dựng mô hình.

     Làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà (TP. Hội An, Quảng Nam) là làng nghề truyền thống nông nghiệp duy nhất trong 4 làng nghề  được công nhận là làng nghề truyền thống của TP. Hội An, sản xuất theo hướng an toàn. Còn ở làng Thanh Đông, xã Cẩm Thanh thì có mô hình sản xuất rau hữu cơ, thường gọi là “Vườn rau hữu cơ Thanh Đông”. Đây là 2 mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, gắn với du lịch và có hiệu quả kinh tế cao. Cả hai mô hình không chỉ đơn thuần là nơi sản xuất, cung cấp sản phẩm nông nghiệp mà còn là điểm tham quan, trải nghiệm về lao động, giáo dục, là một trong những sản phẩm du lịch, văn hóa nông nghiệp của thành phố.
 
       Theo bà Nguyễn Thị Vân, Trưởng Phòng Kinh tế TP. Hội An, khó khăn hiện nay trong vấn đề sản xuất và nhân rộng sản xuất nông nghiệp an toàn, NNHC tại Hội An là tư tưởng của người nông dân, khó có thể chấp nhận thay đổi tập quán canh tác từ sản xuất dựa vào chủ yếu phân hóa học, thuốc hóa học sang dùng phân hữu cơ và thuốc BVTV sinh học. Giai đoạn đầu thu nhập giảm sút đáng kể do năng suất, sản lượng giảm, mẫu mã sản phẩm không đẹp, khó canh tác..., người nông dân dễ nản chí. Trong khi đó, Nhà nước chưa có chính sách bù thu nhập cho nông dân trong thời gian này. Các chế độ, chính sách hỗ trợ của các bên liên quan, nhất là từ phía Nhà nước còn hạn chế (kiểm định mẫu đất, nước, quy hoạch khu sản xuất, đầu tư hệ thống tưới bơm, hàng rào cách ly, giảng viên tập huấn, dụng cụ sơ chế rau, thiết kế in ấn bao bì, mẫu mã, công tác quảng bá...). Đặc biệt là chưa có bộ tiêu chuẩn, quy trình, hướng dẫn thống nhất trong chỉ đạo sản xuất NNHC. Người tiêu dùng, khách hàng chưa được tiếp cận nhiều với sản phẩm NNHC, chưa tham gia và trở thành bộ phận quan trọng trong hệ thống PGS nhằm góp phần hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất.
 
Quày thực phẩm sạch tại TP. Tam Kỳ, Quảng Nam
Quầy thực phẩm sạch tại TP. Tam Kỳ, Quảng Nam
     Trung ương và tỉnh cần nhanh chóng ban hành các chính sách liên quan đến phát triển NNHC, trong đó, chú trọng ưu tiên hỗ trợ phát triển các dự án sản xuất NNHC theo chuỗi liên kết giá trị. Trước mắt, trong khi Việt Nam chưa có tổ chức đủ năng lực chứng nhận độc lập về sản phẩm hữu cơ, Nhà nước cần phát triển mô hình PGS Việt Nam kèm theo về chính sách hỗ trợ cho nông dân; hỗ trợ cho nông dân định kỳ kiểm định mẫu sản phẩm nông nghiệp an toàn.
 
    Tại Diễn đàn, hàng chục câu hỏi của đại biểu và bà con xung quanh kỹ thuật sản xuất NNHC thích ứng với biến đổi khí hậu, liên quan đến chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch được Ban chủ tọa và Hội đồng cố vấn trả lời đúng trọng tâm.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Quảng Nam: Diễn đàn "Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông sản sạch thích ứng với biến đổi khí hậu"
Hỗ trợ liên kết sản xuất trong nông nghiệp đến 10 tỷ đồng
Thông báo kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường nước và mầm bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Đợt 1 tháng 8/2018)
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Quảng Nam
Trung tâm Khuyến nông tập huấn chuyển giao KHKT cho cán bộ nông nghiệp tỉnh Sê Koong-Lào
Nghị định về Nông nghiệp hữu cơ đã được ban hành
Khai mạc Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ VIII
Nông trường thông minh trong lòng VinEco Nam Hội An
Nông Sơn: Mô hình nuôi gà ta thả vườn kết hợp chế biến thức ăn tại chỗ cho hiệu quả cao
Công điện của Thủ tướng: Tập trung ứng phó với bão số 9 và mưa lũ
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006753609

    Lượt trong ngày 1667
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 255
    Tổng số 6753609