Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Làm chủ kỹ thuật “01 phải – 05 giảm” trên cánh đồng “ICM”
Người đăng: Lê Thương - Văn Phước .Ngày đăng: 02/05/2018 10:04 .Lượt xem: 1930 lượt.
Có thể nói rằng Chương trình quản lý cây trồng tổng hợp – ICM (Intergrated Crop Management) là một chương trình quản lý thể hiện tính ưu việt trong sản xuất lúa hiện nay và đang được khuyến cáo mở rộng ở các địa phương...

Vụ Đông Xuân năm 2017 – 2018, bằng nguồn tài trợ từ Dự án Trường Sơn Xanh tại Quảng Nam, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện và chính quyền địa phương tổ chức mô hình đào tạo Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) trên cây lúa theo hướng giảm phát thải cho 120 học viên nông dân tại các xã Trà Giang, Trà Sơn (huyện Bắc Trà My) và xã Quế Lộc, Sơn Viên (huyện Nông Sơn). Qua gần 4 tháng triển khai thực hiện, kết quả mô hình đem lại được đánh giá là rất thuyết phục, đáp ứng mong đợi mà mục tiêu Dự án đề ra ban đầu.

Cánh đồng ICM tại thôn 6, xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My

Có thể nói rằng Chương trình quản lý cây trồng tổng hợp – ICM (Intergrated Crop Management) là một chương trình quản lý thể hiện tính ưu việt trong sản xuất lúa hiện nay, bởi lẽ đây là chương trình mang tính tích hợp của hai chương trình đã được triển khai có hiệu quả trước đây, đó là: Chương trình quản lý dinh dưỡng tổng hợp – INM (Intergrated Nutrial Management) và Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp – IPM (Intergrated Pest Management).

 Phương pháp khuyến nông sử dụng trong mô hình là Lớp học hiện trường FFS (Farmer Field School), được thực hiện ngay trên ruộng vườn của học viên. Phương pháp này phát huy được tính sáng tạo, chủ động trong học tập của học viên, giúp bà con dễ nhớ kiến thức, nhanh thạo tay nghề và tự tin áp dụng vào sản xuất. Nguyên tắc của FFS là lấy người học làm trung tâm, tức là nâng cao kiến thức dựa trên kinh nghiệm có sẵn của bà con, giáo viên đưa ra những kiến thức mới để học viên tự khám phá ý tưởng và kiến thức mới. Đây chính là sự giao tiếp hai chiều, giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ tạo điều kiện để học viên trao đổi kinh nghiệm, kiến thức đã có và bổ sung, thảo luận các kiến thức, tiến bộ kỹ thuật.



Học viên học tập theo hình thức thảo luận nhóm




Phương pháp học tập theo mô hình Lớp học hiện trường FFS

Gói kỹ thuật lựa chọn áp dụng trong mô hình là “01 phải – 05 giảm” (bao gồm: phải sử dụng giống kỹ thuật; giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân đạm, giảm dùng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước tưới và giảm thất thoát trong và sau thu hoạch). Trong đó, những nội dung ưu tiên chuyển giao đã được đề cập đến gồm: Đặc điểm các giống lúa, nhấn mạnh ưu nhược điểm và những biện pháp canh tác chính cần lưu ý cho từng giống lúa; Sinh lý cây lúa qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển và các tác động cần thiết; Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) trên cây lúa (bao hàm cả Quản lý dinh dưỡng tổng hợp INM và Quản lý dịch hại tổng hợp IPM); Qui trình canh tác “01 phải – 05 giảm”; Quản lý nước tưới theo phương pháp “khô – ướt xen kẽ”; Điều tra phân tích hệ sinh thái đồng ruộng, xử lý đồng ruộng theo thực tế ruộng thực hành; Thu hoạch, sơ chế, sấy, bảo quản…; Lập kế hoạch sản xuất, hạch toán hiệu quả kinh tế…; Xử lý phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch (rơm rạ) bằng chế phẩm vi sinh để làm phân bón hữu cơ vi sinh cho cây trồng. Dùng rơm rạ làm nguyên liệu giá thể để sản xuất nấm rơm sạch, an toàn phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày…



Điều tra phân tích hệ sinh thái đồng ruộng




Xử lý rơm rạ làm nguyên liệu (giá thể) để sản xuất nấm rơm tại gia đình




Ủ rơm rạ tạo nguồn phân hữu cơ vi sinh bón cho ruộng lúa


Về tuân thủ phương châm 01 phải, tại các ruộng thực hành ở mỗi lớp học đều sử dụng hạt giống kỹ thuật (cấp xác nhận) do các Công ty giống hỗ trợ, bao gồm các giống: TBR225, TBR45, QN9. So với trước đây, bà con thường không quan tâm đến chất lượng hạt giống, hầu hết là dùng thóc thịt để làm giống cho vụ sau.

Đối với phương châm 05 giảm, điển hình lớp học tại thôn 6 (xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My) thực tế đã áp dụng:

- Về lượng giống, đã dụng 3 kg giống để gieo sạ cho 01 sào (500 m2). Trước đây và ruộng sản xuất đại trà cùng thời điểm bà con dùng đến 5 - 6 kg/sào. Như vậy đã giảm lượng giống từ 2 – 3 kg/sào. Với giá giống lúa TBR45 tại thời điểm trên là 17.000 đ/kg thì mô hình đã giảm được chi phí tiền giống từ 35.000 – 50.000 đồng/sào.

- Về lượng phân bón, lượng phân sử dụng trong 01 sào ruộng thực hành: U-rê: 7 kg, Ka li: 6 kg, Lân: 20 kg, NPK: 5 kg, vôi: 15 kg, phân chuồng: 20 kg. Trong khi đối với ruộng đại trà lần lượt là: 9 kg, 6 kg, 20 kg, 6 kg, 15 kg, 0 kg. Như vậy mô hình đã giảm được 2 kg  U-rê và 1 kg NPK/sào.

- Về thuốc bảo vệ thực, ruộng thực hành chỉ dùng một lần thuốc trừ cỏ (tiền nảy mầm, trong khi ruộng đại trà dùng đến 4 lần thuốc BVTV (01 lần thuốc trừ cỏ, 01 lần trị bọ trĩ, 01 lần thuốc trị bệnh đạo ôn, 01 lần phun thuốc tile super. Như vậy mô hình thực nghiệm đã tiết kiệm được 37.000 đ chi phí thuốc BVTV trên 01 sào ruộng.

- Về nước tưới, áp dụng chế độ tưới nước tiết kiệm (kỹ thuật khô – ướt xen kẽ) nhằm giảm lượng nước tưới, qua đó giúp bộ rễ phát triển, ăn sâu vào tầng canh tác làm tăng khả năng đẻ nhánh, hạn chế đỗ ngã, ít sâu bệnh, hạn chế phát thải trên đồng ruộng…

- Về giảm thất thoát thu hoạch, dựa vào kiến thức tiếp thu tại lớp học và với kinh nghiệm của học viên, kết hợp với quá trình thực hành, điều tra hệ sinh thái đồng ruộng, quan sát đồng ruộng…giúp học viên xác định được độ chín của lúa và thời gian thu hoạch hợp lý nhằm giảm thiểu thất thoát sau thu hoạch do rơi vãi trên đồng ruộng.

Quá trình tham gia học tập và theo dõi ruộng thực hành tại các điểm tổ chức lớp học cho thấy, nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, quản lý nên cây lúa sinh trưởng phát triển khá tốt, đẻ nhánh khỏe, độ đồng đều cao…

Giai đoạn cuối trước khi thu hoạch, học viên đã tiến hành đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của ruộng thực hành và ruộng sản xuất đại trà xung quanh, kết quả thể hiện:

TT

Các chỉ tiêu theo dõi

ĐVT

Ruộng thực hành

Ruộng dại trà

1

Số bông/m2

Bông

309

280

2

Số hạt/bông

Hạt

209

180

3

Số hạt chắc/bông

Hạt

170

140

4

Tỷ lệ lép

%

18,6

22

5

Trọng lượng 1.000 hạt

Gram

21

24

6

Năng suất lý thuyết

Tạ/ha

110

94

7

Năng suất thực thu

Tạ/ha

68

60

          Như vậy, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của ruộng thực hành bố trí trong lớp học đều cho lợi thế so sánh hơn ruộng sản xuất đại trà trên cùng cánh đồng.

          * Hiệu quả kinh tế đạt được

          Tiến hành khảo sát, hạch toán và so sánh hiệu quả kinh, các chỉ tiêu đánh giá được thể hiện: Tổng chi phí cho mô hình thực nghiệm và ruộng đại trà (diện tích 01 sào) lần lượt là 1.163.000 đ và 1.2508.000 đ; Tổng thu lần lượt là 2.040.000 đ và 1.800.000 đ. Như vậy, nếu theo cách tính lâu nay của bà con là lấy công làm lãi thì thu nhập sẽ là 1.637.000 đ và 1.302.000 đ (mô hình thực hành cao hơn sản xuất đại trà 1,25 lần); Lãi ròng mô hình thực hành là 887.000 đ, sản xuất đại trà là 542.000 đ (mô hình thực hành cao hơn sản xuất đại trà 1,61 lần).

          Chưa kể, rơm rạ thu hoạch từ ruộng lúa bà con sử dụng một phần để xử lý thành phân hữu cơ vi sinh cho vụ sau, đồng thời một phần làm nguyên liệu giá thể sản xuất nấm rơm trước mắt là để cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho gia đình. Nếu tính đủ các khoản trên thì thu nhập từ sản xuất lúa sẽ tăng lên đáng kể.

          * Về mặt xã hội và môi trường

          Về mặt xã hội, mô hình thâm canh lúa tổng hợp, áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ vào sản xuất đã góp phần giải phóng sức lao động, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân đồng thời giảm áp lực về sự thiếu hụt lao động trẻ hiện nay ở khu vực nông thôn. Hiệu qủa nỗi bật nhất là qua thực hiện mô hình, sự am hiểu về khoa học kỹ thuật và trình độ tay nghề của người học đã nâng lên khá rõ rệt. 100% học viên tham gia đã làm chủ được khoa học công nghệ và khẳng định sẽ tự tin áp dụng vào thực tế sản xuất về sau.

          Về môi trường, mô hình giảm thiểu việc sử dụng thuốc BVTV, phân đạm, tăng cường sử dụng phân vi sinh hữu cơ, hạn chế việc đốt rơm rạ…giúp sản xuất lúa dần thay đổi theo hướng bảo vệ môi trường và tạo sản phẩm an toàn cho sức khỏe con người, giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.





Từ mô hình đã tạo ra hạt lúa thương phẩm và nắm rơm an toàn cho tiêu dùng

                                                                                              Lê Thương – Văn Phước

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
“Tôi là Nông dân 4.0”: 30 Dự án xuất sắc được chọn vào chung khảo
Núi Thành: Hội nghị sơ kết sản xuất Nông nghiệp vụ Đông Xuân 2017-2018
Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020
Du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn có nhiều tiềm năng để phát triển trong thời gian đến.
Nữ viên chức Trung tâm Khuyến nông với phong trào “02 giỏi”
Chương trình hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) và Sê Koong (Lào) năm 2018
Chính phủ ban hành Nghị định mới về khuyến nông
Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch thích ứng với biến đổi khí hậu
Quảng Nam: Diễn đàn "Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông sản sạch thích ứng với biến đổi khí hậu"
Hỗ trợ liên kết sản xuất trong nông nghiệp đến 10 tỷ đồng
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006752717

    Lượt trong ngày 775
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 127
    Tổng số 6752717