Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Hiệp định CPTPP chính thức được ký kết
Người đăng: Võ Văn Nghi .Ngày đăng: 09/03/2018 15:28 .Lượt xem: 1745 lượt.
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được chính thức ký kết tại thủ đô Santiago de Chile vào chiều qua 8.3 (theo giờ địa phương), tức rạng sáng ngày 9.3 theo giờ Việt Nam dưới sự chủ trì của Tổng thống nước chủ nhà Michelle Bachelet.

 

 
Đại diện các nước tham gia ký CPTTP (ảnh: baochinhphu.vn)
        Đại diện 11 quốc gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tham dự lễ ký Hiệp định này.

Sau lễ ký, Tổng thống nước chủ nhà Michelle Bachelet. tuyên bố CPTPP được ký kết là một cam kết về hội nhập và là một tín hiệu rõ ràng chống lại chủ nghĩa bảo hộ.

Bộ trưởng Thương mại và các đại diện của 11 thành viên còn lại của TPP tại cuộc họp bên lề APEC năm ngoái tại Đà Nẵng. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Thương mại và các đại diện của 11 thành viên còn lại của TPP tại cuộc họp bên lề APEC năm ngoái tại Đà Nẵng. Ảnh: Reuters

     Sau nhiều nỗ lực của 11 nước thành viên tham gia CPTPP đã kết thúc toàn diện nội dung đàm phán, chính thức ký kết CPTPP. Đây được xem là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới lớn nhất từng được thông qua trong suốt hơn 22 năm qua, kể từ thời điểm ra đời Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây là nỗ lực của 11 nền kinh tế thành viên do Nhật Bản đề xuất khởi động lại một TPP “mới” sau sự rút lui của Mỹ vào đầu năm 2017. Trong đó có nỗ lực rất lớn của Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà Năm APEC 2017, là thành viên đồng sáng lập của TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) nay đổi tên thành CPTPP. Về cơ bản, CPTPP giữ nguyên các nội dung cốt lõi của TPP. Nhưng trong số 8.000 trang tài liệu của CPTPP được thông qua, có hơn 20 điều khoản đã bị tạm hoãn hoặc sửa đổi so với thỏa thuận TPP trước đây. Cũng như các quốc gia khác, khi đã tham gia CPTPP, Việt Nam không chỉ cam kết mở cửa thị trường, gỡ bỏ hàng rào thuế quan, tiếp tục tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, mà còn tiếp tục công khai và minh bạch hóa quản lý nhà nước về phát triển thị trường.

     Tờ Nikkei của Nhật Bản nhận định, việc các nước ký thỏa thuận CPTPP hay TPP-11 ở Chile là dấu hiệu cho thấy châu Á sẽ vươn lên, thay thế Mỹ, trở thành lãnh đạo hay lá cờ đầu của thương mại tự do toàn cầu. Trong tất cả thành viên CPTPP, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia hưởng lợi lớn nhất. Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, các thành phần kinh tế cần chuẩn bị và chủ động thực hiện tái cấu trúc để tận dụng tối đa hiệp định này. Các lĩnh vực như dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm, nước giải khát… sẽ được hưởng lợi trực tiếp và nhiều nhất từ CPTPP khi hiệp định này đi vào thực thi. Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận một sân chơi mới gần 500 triệu dân với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu. Bởi khi đó, gần như toàn bộ thuế xuất nhập khẩu được xóa bỏ theo lộ trình, đi kèm với đó là tự do hóa về dịch vụ và đầu tư. Nhờ CPTPP, GDP của Việt Nam sẽ cao hơn 1,1% vào năm 2030, một nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Viện Nghiên cứu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam tiến hành.

    Tuy nhiên Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, CPTPP bao trùm các nguyên tắc trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và nhiều bộ nguyên tắc khác. Chính vì vậy, hiệp định mới vừa tạo cơ hội vừa buộc Việt Nam cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh cùng nhiều vấn đề liên quan khác. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói: “Những tác động tích cực của CPTPP tương đối toàn diện. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi đến đâu còn phụ thuộc vào điều kiện và việc tổ chức thực thi cam kết hội nhập, cải cách để tiến tới tăng trưởng bền vững”. Cũng theo bộ trưởng, chủ động là yếu tố then chốt thành công trong hội nhập.

 

     Sau lễ ký kết, CPTPP cần phải được các nước thành viên thông qua. Song chỉ cần sáu trong tổng số 11 quốc gia thành viên thông qua là CPTPP sẽ có hiệu lực đầy đủ. Dự tính, CPTPP sẽ được chính thức triển khai từ cuối năm 2018 hoặc nửa đầu năm 2019 và sẽ có tới 95 - 98% số dòng thuế được cắt giảm về 0% ngay khi CPTPP có hiệu lực.

Việt Nam trông đợi gì ở CPTPP?

   Theo ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, ngay sau khi CPTPP được ký kết vào 8/3 tới đây, Việt Nam trông đợi ở Hiệp định này nhiều khía cạnh.

        Cụ thể, về chính trị - đối ngoại, CPTPP mới sẽ là tập hợp có ý nghĩa của các nền kinh tế trong khu vực. Tập hợp này có khả năng đem lại các lợi ích và lợi thế thiết thực, từ đó tác động để các nước cân nhắc tham gia CPTPP, thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 

       Về kinh tế, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam. Hiệp định sẽ góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển.

"Quan trọng là việc giúp chúng ta cải cách thể chế trong nước, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Đây mới là các lợi ích mang tính lâu dài", ông Thái cho biết.

Mặt khác, theo ông Lương Hoàng Thái, hiệp định CPTTP có tính mở, khi có nước khác tham gia Hiệp định thì lợi ích với Việt Nam cũng sẽ tăng lên. Vì vậy, khi tham gia từ đầu thì Việt Nam sẽ có lợi thế hơn trong việc bảo vệ các lợi ích của mình.

Một số nghĩa vụ được tạm hoãn, lợi ích kinh tế vẫn được đảm bảo

Sau khi Hoa Kỳ chính thức rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), 11 nước còn lại đã tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận về tên gọi mới của Hiệp định TPP là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định này về cơ bản kế thừa toàn bộ nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới.

"Trong số các nghĩa vụ được tạm hoãn, các nước đồng ý để Việt Nam miễn thực thi một số cam kết quan trọng liên quan đến sở hữu trí tuệ, đầu tư, mua sắm của Chính phủ, dịch vụ tài chính, viễn thông...", ông Thái cho hay.

Mặt khác, cần phải thừa nhận, trong bối cảnh không còn sự tham gia của Hoa Kỳ, quy mô kinh tế của Hiệp định CPTPP không còn được như Hiệp định TPP trước đây. Vì vậy, lợi ích kinh tế của Hiệp định này đối với các nước tham gia, trong đó có Việt Nam, không còn lớn như trước.

Tuy nhiên, Hiệp định này vẫn mang lại những lợi ích đáng kể cho các nước thành viên. Hiệp định sẽ mở ra một "sân chơi mới" với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân.

Nói rõ hơn, ông Lương Hoàng Thái cho biết, CPTPP là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện. Hiệp định này không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như: cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước...

Ngoài ra, Hiệp định này đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ.

Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên, trong đó có Việt Nam.

Một diễn biến khá quan trọng được ông Thái đề cập đến đó là mặc dù lợi ích tiếp cận thị trường Hoa Kỳ không còn nữa nhưng các thị trường của các nước tham gia CPTPP vẫn có quy mô khá lớn, có tầm quan trọng với Việt Nam trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Mexico... cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển.

"Hiệp định CPTPP cũng sẽ là tiền đề để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn nữa trong khu vực, trong đó bao gồm cả khả năng Hoa Kỳ quay trở lại tham gia và sự tham gia của các nước khác", ông Thái "tiết lộ".

Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nắm bắt

Lãnh đạo Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, để tận dụng được các lợi ích trên, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý 3 vấn đề.

Một là, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin về Hiệp định CPTPP để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này đối với những mặt hàng ta đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới. Doanh nghiệp cần có cái nhìn bao quát đối với Hiệp định, không chỉ tìm hiểu thông tin về lĩnh vực trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

"Hiện nay, toàn bộ văn kiện tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt của Hiệp định CPTPP đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thức của Bộ Công Thương", ông Thái thông tin.

Hai là, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. CPTPP chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thông qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào các thị trường đối tác tiềm năng nêu trên.

Ba là, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác nêu trên để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. Đây cũng chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Hiện, Bộ Công Thương đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn tất quy trình pháp lý trong nước để chuẩn bị cho lễ ký kết Hiệp định sẽ diễn ra vào ngày 8/3 tới tại Santiago (Chile). Sau khi được ký kết, Hiệp định CPTPP sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua và đưa vào thực hiện.


 VÕ VĂN NGHI (tổng hợp)

Nguồn tin: baochinhphu.vn; và
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Cần đẩy nhanh tích tụ, tập trung đất đai cho phát triển sản xuất
Liên kết sản xuất theo chuỗi ;
Chủ động phòng chống bệnh lỡ mồm long móng trên trâu, bò
Làm chủ kỹ thuật “01 phải – 05 giảm” trên cánh đồng “ICM”
“Tôi là Nông dân 4.0”: 30 Dự án xuất sắc được chọn vào chung khảo
Núi Thành: Hội nghị sơ kết sản xuất Nông nghiệp vụ Đông Xuân 2017-2018
Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020
Du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn có nhiều tiềm năng để phát triển trong thời gian đến.
Nữ viên chức Trung tâm Khuyến nông với phong trào “02 giỏi”
Chương trình hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) và Sê Koong (Lào) năm 2018
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006752699

    Lượt trong ngày 757
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 144
    Tổng số 6752699