Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Định hướng thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cho huyện Thăng Bình
Người đăng: Võ Văn Nghi .Ngày đăng: 08/03/2018 15:22 .Lượt xem: 1472 lượt.
Quảng Nam đang tập trung xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, các hợp tác xã, tổ hợp tác và nông hộ làm vệ tinh nên thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Đó là chỉ đạo của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh tại buổi làm việc với UBND huyện Thăng Bình vào ngày 02 tháng 3 năm 2018 vừa qua.

Đồng chí Lê Trí Thanh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam 
phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc  (ảnh: Văn Nghi)

Thu hút Doanh nghiệp đầu tư vào Nông nghiệp còn nhiều cái khó

      Đến thời điểm này, huyện Thăng Bình đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Công ty Sản xuất và chế biến thực phẩm Quảng Nam đầu tư giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm tại tổ 8 (thôn Ngọc Sơn Đông, xã Bình Phục) với nguồn vốn 13 tỷ đồng, cung cấp ra thị trường 200 - 300 tấn thịt gia súc mỗi năm. Công ty TNHH Đỗ Hoàng đầu tư sản xuất đồ gỗ nội thất ở Cụm công nghiệp Kế Xuyên - Quán Gò với vốn đầu tư 10 tỷ đồng. Công ty TNHH Bình An Phú đầu tư 15 tỷ đồng để sản xuất dăm gỗ tại thôn Bình An, xã Bình Định Bắc. Công ty Thiên Việt Quảng Nam đầu tư chế biến nông sản với quy mô 5ha tại Cụm công nghiệp Hà Lam - Chợ Được. Ông Nguyễn Văn Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình đánh giá, việc tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nhìn chung còn hạn chế, thị trường chưa rộng mở, quy mô nhỏ lẻ. “Các sản phẩm nông nghiệp nổi bật trên địa bàn như rau Mỹ Hưng, nước mắm Cửa Khe, thịt heo sạch theo chuỗi ở Hà Lam dù xây dựng được tiếng thơm nhưng chưa xứng tầm. Cái khó trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn là tích tụ, tập trung ruộng đất còn hạn chế nên sản xuất hàng hóa chưa đáp ứng kỳ vọng. Hạ tầng phục vụ sản xuất như điện, đường, thủy lợi còn chưa đảm bảo nên canh tác nông nghiệp gặp khó và khiến một số doanh nghiệp ngại đầu tư” - ông Hương nói.

      Ông Hồng Quốc Cường - Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình cho biết, hiện có một số doanh nghiệp làm thủ tục đầu tư sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trên địa bàn. Tập đoàn T&T dự kiến đầu tư sản xuất trên diện tích 370ha tại thôn 4, xã Bình Dương và 197ha tại các xã Bình Đào và Bình Minh. Công ty Khương Cường Thịnh dự kiến đầu tư chăn nuôi heo trên diện tích 12ha tại thôn Châu Xuân Tây, xã Bình Định Nam. Các công ty TNHH Kim Hoàng, Công ty TNHH Long Thịnh Hưng đang đầu tư sản xuất giống thủy sản tại Trung tâm Sản xuất - kiểm định giống thủy sản (thôn Phương Tân, xã Bình Nam). Đó là tín hiệu đáng mừng trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhưng hiện vẫn còn nhiều cái khó để phát triển. Vùng đông Thăng Bình nằm trong quy hoạch của Khu kinh tế mở Chu Lai, khó về quỹ đất. Vùng này tỉnh lại có định hướng phát triển du lịch, dịch vụ nên khó đầu tư cho nông nghiệp. Vùng tây của huyện có quỹ đất dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng rất ít doanh nghiệp muốn đầu tư. “Huyện rất mong UBND tỉnh quan tâm đầu tư hạ tầng tại vùng tây cũng như giới thiệu các doanh nghiệp về khảo sát tại đây để đầu tư sản xuất nông nghiệp” - ông Cường nói.

Phải xác định hướng đi phù hợp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh lưu ý huyện Thăng Bình cần đặc biệt chú ý đến yếu tố quy hoạch để có thể phát triển nông nghiệp theo hướng đầu tư công nghệ cao và hữu cơ được bền vững. Theo đó, cần tập trung, khai thông, tích tụ, bố trí các diện tích đất rộng lớn ở các xã Bình Giang, Bình Phục, Bình Triều, Bình Sa, Bình Nam vào sản xuất nông nghiệp. Đối với các xã vùng tây cần phải có đề án cụ thể gắn với kế hoạch thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Phát biểu tại buổi họp, nhiều đại biểu đại diện cho Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài Nguyên Môi trường, Trung tâm Hành Chính Công, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam đều cho rằng, huyện Thăng Bình có đặc điểm trải dài từ biển đến vùng trung du, đa dạng trong đầu tư thu hút doanh nghiệp nông nghiệp trên nhiều lĩnh vực từ nuôi trồng thủy sản vùng Đông đến trồng rừng gỗ lớn, cây dược liệu vùng Tây. Vì vậy huyện cần quy hoạch và có kế hoạch thu hút doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Thu hút không chỉ những doanh nghiệp lớn mà còn cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp cũng cần được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.
    Theo ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, huyện Thăng Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vì thế cần thu hút doanh nghiệp đầu tư. Khi đầu tư, không nhất thiết phải quy mô quá lớn mà tập trung vào loại hình, mô hình thiết thực. Theo đó, sản xuất theo chuỗi, ổn định đầu ra. Trong quá trình sản xuất, đòi hỏi phải đồng bộ các yếu tố kỹ thuật, quy trình canh tác, chăm sóc, khống chế dịch bệnh, cơ giới hóa, giống, thức ăn. “Yếu tố then chốt trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa là phải tập trung ruộng đất. Quá trình đầu tư sản xuất cần loại trừ các yếu tố gây hại môi trường sinh thái, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người dân” - ông Lê Muộn nói. Ông Phạm Phú Hòe, Trưởng phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Thăng Bình góp ý, hiện trạng đất đai trên địa bàn gồm đất lúa, đất ở, rừng phòng hộ, công trình công cộng đan xen nên cần xem xét kỹ các giải pháp giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư và sinh kế ổn định cho người dân trong vùng dự án. Nên xem xét rõ ý tưởng đầu tư sản xuất nông nghiệp của doanh nghiệp, tránh “treo” dự án.

    Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho rằng, Quảng Nam đang tập trung xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, các hợp tác xã, tổ hợp tác và nông hộ làm vệ tinh nên thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Muốn làm tốt việc này thì phải đặt niềm tin vào doanh nghiệp, chủ động mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phải nhiệt tình hướng dẫn họ thực hiện nhanh các hồ sơ, thủ tục. Huyện Thăng Bình nhất thiết phải có 1 cơ quan làm đầu mối giải quyết thủ tục hành chính, tránh xảy ra doanh nghiệp phải chạy chỗ này, chỗ kia. Về định hướng, Thăng Bình cần phải quy hoạch từng tiểu vùng và có định hướng rõ ràng để thuận tiện trong việc mời gọi doanh nghiệp, cụ thể: ở Vùng Đông của huyện chia ra 2 vùng: Đông sông Trường Giang và Tây sông Trường Giang, phía Đông sông Trường Giang tập trung cho thu hút doanh nghiệp đầu tư dịch vụ du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp cùng với các địa phương Duy Xuyên, Tam Kỳ, Núi Thành thành trục phát triển du lịch, dịch vụ phía Đông của Quảng Nam. Theo đó, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thu hút vào đây cần định hướng giữ rừng phòng hộ ven biển và đầu tư du lịch, nông nghiệp ở đây là nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) phục vụ cho du lịch, dịch vụ; phía Tây sông Trường Giang phát triển nông nghiệp CNC, nông nghiệp gắn với du lịch trải nghiệm. Vùng Trung là nông nghiệp hàng hóa, chăn nuôi (an toàn), vùng Tây của huyện tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ, trồng rừng gỗ lớn, dược liệu, chế biến gỗ, phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Nông nghiệp hữu cơ ở khu vực này rất thuận tiện vì có thủy lợi Phú Ninh đảm bảo nguồn nước. “Khi đầu tư, nếu đất đai vùng dự án thuộc quản lý của Nhà nước thì giao hẳn cho doanh nghiệp thuê lâu năm, còn nếu đất thuộc sở hữu của người dân thì phải tích tụ, tập trung đất đai rồi liên kết sản xuất. Thăng Bình cần củng cố lại hoạt động của kinh tế tập thể để tổ chức sản xuất tốt hơn cho người dân khi liên kết. Đối với rau sạch Mỹ Hưng và nước mắm Cửa Khe, huyện cần có hỗ trợ thích hợp, kích thích mở rộng quy mô sản xuất” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh nói.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hiệp định CPTPP chính thức được ký kết
Cần đẩy nhanh tích tụ, tập trung đất đai cho phát triển sản xuất
Liên kết sản xuất theo chuỗi ;
Chủ động phòng chống bệnh lỡ mồm long móng trên trâu, bò
Làm chủ kỹ thuật “01 phải – 05 giảm” trên cánh đồng “ICM”
“Tôi là Nông dân 4.0”: 30 Dự án xuất sắc được chọn vào chung khảo
Núi Thành: Hội nghị sơ kết sản xuất Nông nghiệp vụ Đông Xuân 2017-2018
Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020
Du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn có nhiều tiềm năng để phát triển trong thời gian đến.
Nữ viên chức Trung tâm Khuyến nông với phong trào “02 giỏi”
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006752726

    Lượt trong ngày 784
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 114
    Tổng số 6752726