Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây mây nước thâm canh
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 02/06/2015 15:57 .Lượt xem: 2752 lượt.
Giới thiệu về một số đặc điểm sinh lý và sinh thái loài cây mây nước: Mây nước nói riêng và các loài mây khác nói chung là loại cây trồng có nhiều ích lợi và rất gắn bó với bà con nông dân nước ta. Trước đây, mây được trồng tự phát để làm hàng rào, là nguyên liệu để làm các vật dụng thông thường trong gia đình. Nhưng vài năm trở lại đây, cây mây còn rất ít, nguy cơ tuyệt chủng cao.

Mây nước là cây dễ sống do rễ mây khỏe, sinh trưởng nhanh, cây phù hợp với nhiều loại đất khác nhau nhưng phát triển tốt trên đất ẩm, tầng đất dày, có nhiều cây phù trợ. Không nên trồng mây nước trên đất quá chua mặn, tỷ lệ sỏi quá cao.

          I. XÁC ĐỊNH LOẠI ĐẤT TRỒNG MÂY :

1. Biện pháp kỹ thuật :

1.1. Chọn đất trồng :

*/ Đối tượng trồng Mây nước thành rừng có thể chọn nơi có các điều kiện sau:

- Rừng thứ sinh đã qua khai thác chọn và không có kế hoạch khai thác trong 15-20 năm tới.

- Rừng non đang phục hồi với các loài cây tiên phong khác nhau.

- Đất sau nương rẫy cũng có thể trồng mây nước nhưng trước khi trồng cây mây thì phải tiến hành trồng cây thân gỗ làm cây che bóng và để làm giá thể cho cây mây leo.

- Các đai rừng ven suối đất màu mỡ, đất ẩm.

- Trồng dưới tán rừng tự nhiên, rừng trồng có độ tàn che từ 0,3 - 0,4.

          II. XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG THÂM CANH:

          1. Cơ sở xác định:

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng đất đai và dân sinh kinh tế - xã hội, trên cơ sở đặc điểm sinh thái của loài cây trồng và điều kiện sinh thái của vùng, kết hợp với những kết quả nghiên cứu của các Viện, Trung tâm Nghiên cứu trong và ngoài n­ước để xác định mô hình trồng rừng.

2. Mô hình trồng: Cây Mây nước: O

*/ Mô hình bố trí mật độ trồng: 2.500 cây/ha.

Băng phát luỗng, băng chừa lại được bố trí cách đều và chạy song song với đường đồng mức.

Băng phát luỗng rộng 2 mét, băng chừa lại rộng 2mét, bố trí trồng cây theo đỉnh góc của hình tam giác đều trong 1 cụm ở giữa băng phát luỗng, cây trồng trong cụm cách nhau 1 mét, trên hàng trồng cụm cách cụm rộng 3 mét. Hàng cách hàng rộng 4 mét.

     III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG THÂM CANH LOÀI CÂY MÂY NƯỚC

1. Xử lý thực bì:

Thực bì được xử lý cục bộ theo băng rộng 2 mét, trên băng phát luỗng sạch thực bì, dây leo, bụi rậm, gốc phát không chừa cao quá 10cm, phát xong dọn sạch thực bì và đưa ra khỏi khu vực trồng rừng trước khi đào hố.

Trong quá trình xử lý thực bì trên băng phát luỗng tuyệt đối không được chặt những cây thân gỗ có đường kính từ 10cm trở lên.

2. Làm đất và bón phân trồng rừng:

Tiến hành cuốc cục bộ 1m2 và đào hố trồng cây ở giữa diện tích cuốc cục bộ, kích thước hố đào 30 x 30 x 30cm.

Khi đào để lớp đất mặt 1 bên và lớp đất dưới 1 bên miệng hố. Lấp hố và bón  phân được thực hiện sau khi đào hố xong từ 10 đến 15 ngày, trước khi lấp phải nhặt sạch đá lẫn, rễ cây và cỏ, cho lớp đất mặt xuống trước bỏ phân vào trộn đều xong cho lớp đất dưới xuống sau và lấp đầy hố theo hình mâm xôi.

3. Trồng rừng:

3.1. Thời vụ trồng rừng:

Từ 15 tháng 9 đến 15 tháng 12 dương lịch, không trồng trong những ngày nắng to, mưa lớn.

3.2. Phương thức trồng: Trồng rừng thuần loại.

3.3. Phương pháp trồng: Cây con được tạo trong túi bầu P.E nguyên sinh.

4. Tiêu chuẩn cây con:

Cây sinh trưởng tốt, có tối thiểu 3 lá trở lên, không cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn….

- Mây nước có thời gian trong vườn ươm 18 tháng tuổi, Hvn  >25cm.

5. Vận chuyển cây con và trồng cây:

5.1. Vận chuyển cây con:

Cây con được tạo trong vườn ươm khi vận chuyển cây đi trồng không được làm tổn thương cơ giới đến cây, nên vận chuyển cây trong những ngày râm mát, tránh sự va đập giữa các cây với nhau.

5.2. Trồng cây:

Dùng cuốc hoặc bay moi giữa tâm hố sao cho lỗ moi sâu hơn túi bầu, dùng dao rạch bỏ túi bầu đặt bầu cây vào ngay ngắn cho đất mịn vào xung quanh dùng tay ép chặt đất xung quanh sát với bầu cây, vun thêm đất mặt vào quanh gốc cây theo hình mâm xôi và cao hơn cổ rễ cây trồng từ 2 - 3cm. Sau khi trồng từ 10 - 15 ngày phải tiến hành kiểm tra chỉnh sửa lại những cây nghiêng ngã, trốc gốc và trồng giặm lại những cây bị chết, những hố còn bỏ sót chưa trồng.

6. Chăm sóc, bảo vệ rừng:

6.1. Chăm sóc:

Sau khi trồng từ 15 đến 20 ngày tiến hành phát dọn lại thực bì cho sạch và tra giặm lại những cây bị chết, tu sửa lại những cây nghiêng ngã, trốc gốc.

Rừng trồng Mây nước được chăm sóc 3 năm liên tục, 2 năm đầu mỗi năm chăm sóc 2 lần, năm thứ ba chăm sóc 1 lần.

*/ Thời gian thực hiện và nội dung chăm sóc mô hình:

- Năm thứ nhất: Chăm sóc 2 lần/ năm.

+ Lần 1: Thực hiện vào tháng 4 - 6. Phát dọn sạch thực bì, dây leo, bụi rậm theo băng trồng (băng phát dọn rộng 2m), cắt bỏ dây leo bu bán thân cây, giẩy cỏ cuốc vun gốc 1m2 quanh gốc cây trồng.

+ Lần 2: Thực hiện vào tháng 9 - 12. Phát dọn sạch thực bì, dây leo, bụi rậm  theo băng trồng (băng phát dọn rộng 2m), cắt bỏ dây leo bu bán thân cây, giẩy cỏ cuốc vun gốc 1m2 quanh gốc cây trồng đồng thời bón phân cho cây trồng và tra giặm cây bị chết, cây bị mất để đảm bảo mật độ ban đầu.

- Năm thứ 2: Chăm sóc 2 lần/ năm.

+ Lần 1: Thực hiện vào tháng 4 - 6. Phát dọn sạch thực bì, dây leo, bụi rậm  theo băng trồng (băng phát dọn rộng 2m), cắt bỏ dây leo bu bán thân cây, giẩy cỏ cuốc vun gốc 1m2 quanh gốc cây trồng.

+ Lần 2: Thực hiện vào tháng 9 - 12. Phát dọn sạch thực bì, dây leo, bụi rậm  theo băng trồng (băng phát dọn rộng 2m), cắt bỏ dây leo bu bán thân cây, giẩy cỏ cuốc vun gốc 1m2 quanh gốc cây đồng thời bón phân cho cây trồng.

- Năm thứ thứ 3: Chăm sóc 1 lần/ năm.

Thực hiện vào tháng 9 - 12. Phát dọn sạch thực bì, dây leo, bụi rậm theo băng trồng (băng phát dọn rộng 2m), cắt bỏ dây leo bu bán thân cây, giẫy cỏ cuốc vun gốc 1m2 quanh gốc cây trồng và bón phân cho cây mây. Tiến hành phát bớt cành cây giá thể khi cây mây leo để điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp. Không để cây mây bò trên mặt đất, sợi mây dòn, dễ gãy, kém chất lượng. Đồng thời phát luỗng dây leo, bụi rậm và những cây không mục đích trên băng chừa để tăng thêm độ chiếu sánh cho cây.

6.2. Bảo vệ rừng trồng:

Các hộ, nhóm hộ nhận khoán trồng rừng phải thường xuyên tuần tra canh gác bảo vệ tốt rừng trồng của mình, đồng thời phối hợp với Trung tâm, Trạm Khuyến nông và khuyến lâm, Chính quyền địa phương và Hạt kiểm lâm sở tại ngăn chặn mọi hành vi xâm hại đến rừng, ngăn chặn không cho người và gia súc vào phá hoại rừng trồng, luôn  phòng chống cháy rừng và sâu bệnh hại.

Phải lập hồ sơ, đóng mốc bảng phân định ranh giới rõ ràng, giao cho chủ cụ thể để quản lý bảo vệ có hiệu quả.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hướng dẫn kỹ thuật khai thác rừng mây
Quả Cà chua và những điều cấn biết
Kỹ thuật trồng Dầu rái
Đánh giá tình hình thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi và triển khai các nhiệm vụ cấp bách 6 tháng cuối năm 2015
Tác dụng không ngờ của tỏi mọc mầm
Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp về phát triển ong mật bền vững, chất lượng
Lợi ích của nước mật ong ấm
Nước chanh mật ong - thức uống giải độc tuyệt đỉnh
Báo cáo Khuyến nông đô thị với chuyên đề: Đổi mới hoạt động khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
Kỹ thuật trồng rau mồng tơi an toàn
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của Quảng Nam, Quảng Ngãi
Chương trình Hợp tác Quảng Nam - Sê Kông (Lào)
Bài thuốc chữa Áp huyết cao
KHUYẾN NÔNG QUẢNG NAM – 20 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
NFA mời Việt Nam đấu thầu 200.000 tấn gạo bổ sung
4 cách làm chậm lão hóa não
Những rau quả giúp bảo vệ gan
Cách chọn cua, ghẹ biển
Sử dụng thuốc tím trong xử lý nước
Cây bưởi trụ trên đất Tam Trà
    
1   2   3  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006115020

    Lượt trong ngày 10
    Hôm qua: 6138
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 50
    Tổng số 6115020