Tham gia hội thảo có các chuyên gia đầu ngành về bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản: Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam, Viện Công nghệ khoa học và Khai thác Thuỷ sản), đại diện các Sở, ban ngành ở tỉnh, UBND huyện, phòng Nông nghiệp và PTNT/ Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã ven biên của tỉnh.
Ông Phạm Viết Tích - GĐ Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu khai mạc
Ông Phạm Viết Tích- Tỉnh ủy viên – Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì Hội thảo cho biết: Thời gian qua, Quảng Nam đã triển khai nhiều giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản như thả rạn nhân tạo ở vùng biển Cù Lao Chàm, trồng rừng ngập mặn ở các địa phương ven biển; bảo vệ bãi đẻ của các loài thủy sản, nhất là thủy sản quý hiếm. Ngoài ra, công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực biển rạn Bà Đậu (xã Tam Tiến- Núi Thành), cấm khai thác hải sản ở các vùng biển Cù Lao Chàm. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên sinh vật biển trên địa bàn tỉnh vẫn còn đứng trước nguy cơ, thách thức suy giảm, cạn kiệt. Nguyên nhân là do phải chịu nhiều tác động của con người từ các hoạt động kinh tế làm mất cân đối giữa cường lực khai thác và khả năng tái tạo nguồn lợi.
PGS.TS Nguyễn Trọng Lương báo cáo tại Hội thảo
Tại buổi Hội thảo đã triển khai Kế hoạch số 4006/KH-UBND ngày 31/5/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam về thực hiện Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 18/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản dến năm 2030. Các báo cáo đánh giá nguồn lợi thuỷ sản, môi trường sống các loài thuỷ sản, các hệ sinh thải biển( san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn và giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Quảng Nam của TS Phạm Quốc Huy – Phân viện trưởng Viện nghiên cứu hải sản phía Nam; Báo cáo kết quả ứng dụng mô hình chà -ranh nhân tạo nhằm khai thác bền vững và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ven bờ của PGS.TS Nguyễn Trọng Lương – Viện trưởng Viện Công nghệ khoa học và Khai thác; Báo cáo đánh giá hiệu quả áp dụng mô hình công nghệ và kỹ thuật trong bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái san hô của đại diện Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù lao Chám; Thực tiễn áp dụng mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của đại diện Tổ đồng quản lý nguồn lợi thuỷ sản xã Tam Tiến.
TS Phạm Quốc Huy trình bày tại Hội thảo
Về giải pháp, Quảng Nam đang cơ cấu lại ngành thủy sản theo hướng chuyển từ khai thác tài nguyên thiếu bền vững sang phát triển thủy sản bền vững; cân bằng giữa khai thác, nuôi trồng, bảo tồn dựa trên xây dựng hệ sinh thái sẵn có; ); mô hình nơi cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản.
Tổng kết Hội thảo, ông Phạm Viết Tích ghi nhấn các ý kiến tham gia và đề xuất, kiến nghị của các đại biểu tại hội thảo và giao nhiệm vụ cho Chi cục Thuỷ sản tổng hợp và tham mưu Sở phối hợp với các ngành, địa phương triển khai 7 nhiệm vụ và 9 nhóm giải phap của Kế hoạch số 4006/KH-UBND ngày 31/5/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam. Phát huy vai trò của cộng đồng trong tham gia quản lý, bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản là việc làm cần thiết nhăm đạt được mực tiêu của Kế hoạch đề ra, đó là: Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản; gắn với quản lý có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản nhằm phát triển thủy sản bền vững, giữ gìn tính đa dạng sinh học, giá trị tài nguyên sinh vật; gópphần phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, thúc đẩy tăng trưởng xanh, nâng cao đời sống và sinh kế cho người dân./.
Chi tiết KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 18/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bạn đọc quan tâm có thể đọc theo link dưới đây:
05 29 ke hoach BVNLTS_den nam 2030.signed (1).pdf