Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Kết quả chuyến Tham quan học tập kinh nghiệm hoạt động khuyến nông trong nước năm 2023
Người đăng: Hứa Viết Thịnh .Ngày đăng: 10/11/2023 14:57 .Lượt xem: 393 lượt.

  Nằm trong chuỗi kế hoạch hoạt động khuyến nông năm 2023. Từ ngày 23 đến ngày 29 tháng 10, đoàn công tác Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam cùng một số thành viên của Hợp tác xã, tổ Khuyến nông cộng đồng các địa phương trong tỉnh đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các tỉnh phía Bắc. Với mục đích tìm hiểu một số chủ trương, cơ chế chính sách, thông tin về tổ chức, hoạt động, phương thức xây dựng Tổ khuyến nông cộng đồng tại cơ sở và tham quan các mô hình khuyến nông điển hình, tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp.

    Tại tỉnh Nghệ An: Làm việc với Trung tâm Khuyến nông và tham quan Mô hình mẫu sản xuất Sen gắn với phát triển du lịch sinh thái theo chuỗi giá trị tại xã Kim Liên huyện Nam Đàn Nghệ An.

     Mô hình sản xuất sen gắn với phát triển du lịch sinh thái theo chuỗi giá trị quy mô 9,0 ha tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Số hộ tham gia: 10 hộ. Kết quả xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi với doanh nghiệp tổ chức sản xuất sen gắn với dịch vụ du lịch và tiêu thụ sản phẩm; kết nối được các doanh nghiệp chuyên hỗ trợ về tiêu thụ hoa; doanh nghiệp về chế biến các sản phẩm từ sen với các hộ dân tham gia sản xuất sen trong mô hình.

Thăm điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP  thuộc Hợp tác xã Sen quê Bác xã Kim Liên huyện Nam Đàn nghệ An tại đây trưng bày và giới thiệu các sản phẩn từ Sen rất đa dạng và phong phú với hơn 15 sảm phẩm sản xuất từ Sen.

   Đến tỉnh Hưng Yên: Tham quan mô hình mô hình Trồng chuối Tiêu hồng thương phẩm Tại Hợp tác xã Tiến Thành thành phố Hưng Yên.

Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên chỉ tính riêng các xã, phường vùng bãi ven sông Hồng ở TP Hưng Yên đã chuyển đổi được gần 100 ha ngô, đay hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chuối. Trung bình mỗi năm 1 sào chuối bỏ vốn và công chăm sóc hết khoảng 1,5 triệu đồng, cho thu lãi từ 10- 15 triệu đồng (từ 300- 350 triệu đồng/ha/năm). Do lãi cao nên nhiều hộ đã xây dựng trang trại chuyên canh chuối tiêu hồng rộng hàng chục mẫu, mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên cho biết do chuối Tiêu Hồng là loại cây tương đối dễ chăm sóc, phù hợp điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương, cùng với thị trường tiêu thụ ổn định nên quy mô, diện tích trồng chuối tiêu hồng ngày càng được mở rộng. Cụ thể, với 1ha đất trồng chuối Tiêu Hồng (tương đương 1.500 gốc chuối) chỉ phải đầu tư giống ban đầu, thu được gần 40 tấn quả. Mức giá bình quân 8.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, thu lãi khoảng 120 triệu đồng. Những năm tiếp theo có thể sử dụng các mầm của cây "mẹ" làm giống mới. Tuy nhiên, muốn cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho quả to, đẹp, màu sắc bắt mắt thì cần chọn mầm giống chất lượng, sạch bệnh...Với việc chuyển hướng sang trồng cây chuối tiêu hồng, bước đầu đem lại thu nhập bình quân cho người dân khoảng 260 triệu đồng/ha, tăng hơn 30% so với thu nhập từ trồng các loại cây trồng khác. Hiện, Phường Lam Sơn có khoảng 120ha trồng chuối tiêu hồng trong tổng số 473ha vườn cây ăn quả, năng suất bình quân đạt 40-50 tấn chuối/ha/vụ, hầu hết là trồng chuyên canh. Để tiếp tục nâng cao giá trị sản xuất của cây trồng này, thời gian tới, UBND Phường sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên tuyền, tập huấn, nâng cao kiến thức về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Tuyên truyền cho người dân trồng thành vùng, liên kết giữa các hộ để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; xây dựng chuối tiêu hồng phát triển thành sản phẩm OCOP... nhằm mang lại thu nhập ổn định, giúp nông dân có điều kiện vươn lên thoát nghèo...

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng chuối, anh Nguyễn Tùng Giang giám đốc HTX Tiến Thành cho hay: Ưu điểm của giống chuối nuôi cấy mô là dễ trồng, cây sinh trưởng, phát triển mạnh, ít sâu bệnh, nhanh cho thu hoạch và cho lãi cao hơn hẳn chuối thường. Muốn cho chuối có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, bán được giá cao phải thường xuyên giữ ẩm, đánh thuốc chống sương, tỉa bỏ bớt cây con chỉ giữ lại mỗi gốc 1 cây khỏe mạnh để thay thế cây mẹ và dùng bao nilon để bao cả buồng. Trồng 1 năm thu 2- 3 lứa quả rồi phá bỏ để trồng lại nhằm tránh bệnh thối gốc, thối rễ do tuyến trùng. 

Chuối tiêu hồng là loại cây tương đối dễ chăm sóc, năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế và phù hợp điều kiện đất đai, khí hậu của nhiều vùng trên tỉnh ta. Những kinh nghiệm từ thực tế sản xuất tại đây là bài học tốt để các thành viên trong đoàn áp dụng vào thực tiển tại địa phương mình.

     Tại tỉnh Quảng Ninh: Tham quan mô hình sản xuất giống na QN-D1 tại Quảng Ninh. Đây là giống na mới tên là QN-D1 (từ cây na Dứa Đài Loan là giống được lai tạo giữa hai giống A. Cherimola x A. Squamosa (Atemoya) ghép trên gốc na địa phương). Đã trồng thử nghiệm tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, theo dõi, đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển, chất lượng quả của cây na QN-D1 tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh rất tốt.

Giống na QN-D1 có khả năng rải vụ cao, thời gian chín vào tháng 01-3 hàng năm, quả có khả năng bảo quản lâu nên ít chịu áp lực về thị trường do thời gian này trên thị trường ít các loại hoa quả, giá thành cao.

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh về năng suất đối với giống na QN-D1 tại Quảng Ninh cho thấy: Na QN-D1 sau trồng 3 năm bắt đầu cho quả bói, năm thứ 4 sau trồng (năm 2020) đạt 30-40 quả/cây (đạt trung bình 17,5 kg/cây, tương đương 8-10 tấn/ha),  cấy sau trồng 5 năm (năm 2021) đạt 40-60 quả/cây (đạt 20-30 kg/cây, đạt từ 12 tấn/ha). Hiện nay, sản phẩm na QN-D1 có giá tương đương với giá na Dứa được nhập khẩu tại Đài Loan với giá đến người tiêu dùng dao động từ 200 – 250 nghìn đồng/kg. Với giá thành như trong những năm gần đây, thời kỳ kinh doanh của cây na QN-D1 cho doanh thu 1,0-1,2 tỷ đồng/ha/năm, sau trừ các khoản chi phí lợi nhuận đạt 50-60% so với doanh thu.

Kinh nghiệm chia sẻ từ các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh là áp dụng biện pháp kỹ thuật cắt tỉa để tạo quả trái vụ. Việc lựa chọn thời điểm cắt tỉa để tạo quả vào vụ đông (trùng với Tết Nguyên đán) là kỹ thuật còn mới.

Giống Na này rất phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưởng tại tỉnh ta. Trong đoàn tham quan đã có một số các nhân đặt hàng cây giống Na này để về trồng tại địa phương mình.

     Tại tỉnh Hải Phòng: Tham quan mô hình “Nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ biofloc gắn tiêu thụ sản phẩm” thuộc phường Tân Thành, quận Dương Kinh, Hải Phòng.

 Tôm thẻ chân trắng hiện nay đang là đối tượng nuôi rất phổ biến, với hình thức nuôi theo hai giai đoạn bằng công nghệ biofloc, so với các ao nuôi khác việc áp dụng nuôi theo hai giai đoạn bằng công nghệ biofloc giúp môi trường nước được ổn định, giảm thiểu lượng thức ăn, có thể kiểm soát được dịch bệnh, từ đó giảm thiểu về chi phí thuốc kháng sinh, hóa chất, thức ăn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các vụ nuôi trước.

 Mô hình này đã giảm thiểu lượng tôm chết sớm trong giai đoạn 20 ngày đầu khi thả giống; không sử dụng hóa chất trong quá trình nuôi. Tái sử dụng chất thải của tôm thành hạt biofloc làm thức ăn cho tôm; hệ số chuyển đổi thức ăn thấp 1,08. Đồng thời việc sử dụng chế phẩm sinh học nên các yếu tố môi trường được duy trì ổn định trong ngưỡng thích hợp cho tôm sinh trưởng phát triển tốt.

 Việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là khuynh hướng tất yếu nâng cao hiệu quả sản xuất. Các hộ tham gia mô hình này không những tiêu thụ sản phẩm của chính mình mà còn hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của các hộ trong vùng tham gia.

    Chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm đã được tổ chức thành công tốt đẹp. Qua tìm hiểu ý kiến từ các thành viên đoàn, việc tổ chức chuyến tham quan rất ý nghĩa thiết thực trong việc mở rộng tầm nhìn và kiến thức trong việc tổ chức hoạt động tổ khuyến nông cộng đồng các địa phương và các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời các nội dung học hỏi đã giúp các thành viên tham gia học hỏi và tiếp thu được nhiều thông tin đạt kết quả mong đợi và sẽ chọn lọc các mô hình hiệu quả, phù hợp để áp dụng vào địa phương tìm kiếm được các phương thức canh tác mới trên các vùng miền, các phương pháp thực hiện nhằm tăng năng suất, giảm thiểu tác động và thích ứng tốt hơn với BĐKH, nâng cao nhận thức việc áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất và xúc tiến thương mại, từng bước xây dựng được các mô hình phát triển kinh tế phù hợp và hiệu quả tại tỉnh Quảng Nam./.

Nguồn tin: TTKN
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Hội chợ xuân Quảng Nam 2024
Huyện Đại Lộc tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất Đông Xuân năm 2023-2024
GHI NHẬN KẾT QUẢ: Từ Chương trình sinh kế cho người dân ở lưu vực các hồ thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Hội nghị chuyên đề "Thúc đẩy số hoá ngành nông nghiệp"
Công nhận giống, nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
Hội thi: “Tiếng hát công chức, viên chức người lao động Ngành Nông nghiệp và PTNT”.
Hội thảo “Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”
Tập huấn Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối ngoại
Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ điện tử năm 2024
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của Quảng Nam, Quảng Ngãi
Chương trình Hợp tác Quảng Nam - Sê Kông (Lào)
Bài thuốc chữa Áp huyết cao
KHUYẾN NÔNG QUẢNG NAM – 20 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
NFA mời Việt Nam đấu thầu 200.000 tấn gạo bổ sung
4 cách làm chậm lão hóa não
Những rau quả giúp bảo vệ gan
Cách chọn cua, ghẹ biển
Sử dụng thuốc tím trong xử lý nước
Cây bưởi trụ trên đất Tam Trà
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    







Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00007176000

    Lượt trong ngày 4520
    Hôm qua: 4845
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 61
    Tổng số 7176000