Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Khuyến nông Quảng Nam – 30 năm xây dựng và phát triển (Kỳ 3)
Người đăng: Lê Thương .Ngày đăng: 12/04/2023 13:51 .Lượt xem: 393 lượt.
30 năm kể từ ngày thành lập (1993-2023), mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế đối với một tổ chức phục vụ sản xuất nông nghiệp còn non trẻ, song bằng sự nổ lực phấn đấu trong thời gian dài, đội ngũ những người làm công tác khuyến nông trên toàn tỉnh đã đóng góp một phần tích cực vào thành quả chung của sự phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh nhà.

Kỳ 3: Nhận diện một số tồn tại, hạn chế và kinh nghiệm rút ra

Mặc dù 30 năm qua hoạt động của hệ thống khuyến nông tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần lớn vào tiến trình xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp nói chung và cải thiện sinh kế, tăng thu nhập cho người dân nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hệ thống khuyến nông vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và khó khăn nhất định, đó là:

Một là, kinh phí các cấp đầu tư cho các hoạt động thuộc lĩnh vực khuyến nông còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn sản xuất. Kinh phí nhà nước cấp tỉnh bố trí cho hoạt động khuyến nông qua các năm không ổn định, còn hạn chế. Thậm chí, sau khi có Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông, kinh phí có năm giảm hơn. Kinh phí cấp tỉnh dành cho hoạt động khuyến nông 5 năm gần đây, bình quân chỉ 3-4 tỷ đồng/năm. Kinh phí khuyến nông cấp huyện mỗi năm bình quân từ 200 – 300 triệu đồng/huyện, riêng huyện Tây Giang đầu tư cho công tác khuyến nông cao nhất (600 – 800 triệu đồng/năm). Do đặc thù là tỉnh nông nghiệp, lao động trong khu vực nông thôn khá lớn, không gian lại trải dài từ miền núi đến đồng bằng, ven biển. Hơn nữa nhiệm vụ công tác khuyến nông cần phải đảm bảo phục vụ cho nhiều nhóm đối tượng nông dân khác nhau…Chính vì vậy mà việc đầu tư cho hoạt động khuyến nông đôi khi còn mang tính dàn trải, phân tán, chưa đủ nguồn lực để xây dựng những mô hình qui mô tập trung, sản xuất lớn, tạo động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.

Hai là, một số quy định mới của nhà nước triển khai vào thực tiễn sản xuất gặp không ít khó khăn đối với việc mua sắm hàng hóa là cây/con giống như: Không có nhà thầu tham gia dự thầu hoặc hồ sơ dự thầu không đảm bảo theo quy định, một số quy định của Nhà nước về kỹ thuật quản lý cây/con giống chưa thật sự sát với thực tiễn nên cấp cơ sở cũng như các cơ quan địa phương không thực hiện được; Định mức kinh tế - kỹ thuật cho việc xây dựng các chương trình khuyến nông thường xuyên thay đổi, nhất là các đối tượng cây trồng, con vật nuôi mới chưa có định mức. Vì vậy, việc ứng dụng triển khai xây dựng và nhân rộng mô hình gặp nhiều khó khăn.

Ba là, tính chất, khối lượng công việc của công tác khuyến nông được UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT giao cũng như yêu cầu của sản xuất ngày càng nhiều, đa dạng. Một số nhiệm vụ như xúc tiến thương mại trong nông nghiệp, làm cầu nối trong liên doanh liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản phẩm, khuyến nông trong tình hình biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp gắn với du lịch và xây dựng nhãn hiệu thương hiệu nông sản…thạt sự chưa nhiều kinh nghiệm đối với cán bộ của hệ thống khuyến nông. Trong khi các yếu tố như biên chế con người, đầu tư các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của đơn vị cũng như nâng cao năng lực vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.




Cán bộ khuyến nông tỉnh hướng dẫn trồng và thu hoạch Đẳng Sâm
tại xã Biên giới Ch - Ơm (huyện Tây Giang)

Bốn là, do địa bàn công tác rộng khắp, nhiều chương trình, mô hình, dự án Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nên ảnh hưởng nhiều đến quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của nông dân về việc triển khai các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

          Năm là, trình độ và khả năng tiếp nhận, đầu tư ứng dụng kỹ thuật mới tiên tiến vào sản xuất của đa phần bà con nông dân còn nhiều hạn chế, nhất là đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa. Mặc dù trong thời gian qua, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ở Quảng Nam có khá hơn trước nhưng vẫn còn khiêm tốn, chưa có doanh nghiệp nào lớn làm đầu tàu cho mối liên kết tiêu thụ nông sản, thiếu doanh nghiệp chế biến.

Sáu là, giá thị trường biến động lớn theo hướng tăng vì vậy mức phê duyệt theo dự toán được phê duyệt theo giá cũ từ năm trước gây khó khăn trong tổ chức thực hiện cho năm sau; Chi phí hợp đồng với đơn vị tư vấn về lập hồ sơ mời thầu, thẩm định, đánh giá hồ sơ dự thầu,...theo phương thức đấu thầu qua mạng không được cấp trênduyệtcấp nên rất khó khăn cho đơn vị thực hiện.

Bảy là, quy định về mức đối ứng của người dân để mua cây/con giống và vật tư thực hiện mô hình khuyến nông khi áp dụng vào thực tế rất khó khăn. Mặt khác, mức hỗ trợ của một số chương trình, dự án, đề án không đồng bộ, thậm chí một số chương trình, dự án, cơ chế hỗ trợ 100%, dân không phải đối ứng nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc vận động người dân tham gia mô hình khuyến nông. Các quy định về đấu thầu và đấu thầu qua mạng khi áp dụng với việc triển khai thực hiện chương trình khuyến nông cũng gặp khá nhiều khó khăn. Cán bộ làm nghiệp vụ đấu thầu còn hạn chế năng lực.

Tám là, mặc dù hiệu quả các mô hình khuyến nông được chứng minh là khá thuyết phục, tuy nhiên việc duy trì và khuyến cáo nhân rộng mô hình vẫn còn hạn chế do điều kiện tài chính của người dân không đủ để đầu tư theo yêu cầu kỹ thuật của mô hình. Mức hỗ trợ của một số chương trình, dự án, đề án không thống nhất, thậm chí một số chương trình, dự án, cơ chế hỗ trợ 100%, dân không phải đối ứng nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc vận động người dân tham gia mô hình khuyến nông.

Chín là, mạng lưới khuyến nông cơ sở là lực lượng thường xuyên trực tiếp gắn bó với nông dân. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay khi thực hiện Nghị định 83/CP, gần như mạng lưới này chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Ngân sách tỉnh không còn chi trả phụ cấp. Các địa phương còn duy trì đội ngũ KNVCS và CTVKN thì hình thức hoạt động là kiêm nghiệm và phần phụ cấp rất ít ỏi, nên không động viên họ làm việc một cách hiệu quả được, việc đảm nhiệm công tác khuyến nông ở cơ sở gặp trở ngại.

Lực lượng làm khuyến nông ở cơ sở còn thiếu về số lượng, một số còn yếu về năng lực, kinh nghiệm. Việc bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp khuyến nông thường xuyên còn hạn chế, chưa bắt kịp đòi hỏi của bối cảnh, tình hình mới, nhất là còn thiếu các kiến thức, kỹ năng mềm như: Quản lý, quản trị, kinh tế, chuyển đổi số, thương mại điện tử…Đa phần đội ngũ làm khuyến nông hiện nay đã có tuổi đời cao, việc tuyển chọn lực lượng trẻ gặp khó khăn do tính chất nghề nghiệp nặng nề, thu nhập và chế độ đãi ngộ thấp, không hấp dẫn để thu hút được cán bộ trẻ, cán bộ có trình độ và năng lực    



Hỗ trợ ngư dân trang bị thiết bị hiện đại để vươn khơi đánh bắt xa bờ

Một số bài học kinh nghiệm chỉ ra

          1. Sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan là tiền đề quan trọng để công tác khuyến nông thành công. Thực tế vừa qua, nhiều địa phương mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội còn rất khó khăn, nhưng cấp ủy, chính quyền địa phương nhận thức đúng vai trò công tác khuyến nông và có sự chỉ đạo sâu sát, tích cực, có định hướng và giải pháp tốt thì tổ chức khuyến nông phát triển mạnh và hoạt động khuyến nông có hiệu quả cao, sản xuất phát triển và nông dân hưởng ứng cao. Ngược lại, nơi nào cấp ủy, chính quyền ít quan tâm, chỉ đạo không sâu sát, cụ thể thì hoạt động khuyến nông rất khó khăn, lúng túng.

          2. Năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông có vai trò quyết định đối với chất lượng công tác khuyến nông. Hoạt động khuyến nông là hoạt động thực tiễn, môi trường hoạt động là nông thôn, đối tượng phục vụ là nông dân với nhu cầu rất đa dạng, do đó đòi hỏi cán bộ khuyến nông phải vừa có kiến thức chuyên môn vững, am hiểu nhiều lĩnh vực, có kinh nghiệm thực tiễn, năng động sáng tạo và tâm huyết với nghề nghiệp, không ngại khó khăn vất vả mới gần gũi, gắn bó và tạo được  niềm tin với nông dân, nhất là nông dân vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Thực tế những năm qua, nhiều địa phương mặc dù điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện và nguồn lực đầu tư cho khuyến nông còn rất hạn chế, nhưng làm tốt công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách động viên phù hợp thì năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông được cải thiện, hoạt động đều tay và có hiệu quả cao. Ngược lại, nơi nào thiếu quan tâm bồi dưỡng, đào tạo thì chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông có nhiều hạn chế, hoạt động lúng túng, hiệu quả thấp.

          3. Phải kết hợp hài hòa giữa phương pháp khuyến nông có sự tham gia của nông dân và phương pháp khuyến nông theo chương trình mục tiêu để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông. Trong đó phương pháp khuyến nông có sự tham gia (tiếp cận từ dưới lên) là nền tảng để xây dựng các chương trình khuyến nông mục tiêu. Phương pháp khuyến nông theo chương trình mục tiêu nhằm định hướng ưu tiên, tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo cho hoạt động khuyến nông theo từng lĩnh vực, từng đối tượng, địa bàn và thời gian cụ thể. 





Lớp đào tạo nghề lao động nông thôn "Trồng rau an toàn" tại huyện Thăng Bình

          4. Nội dung hoạt động khuyến nông luôn bám sát chủ trương, định hướng của ngành nông nghiệp và nhu cầu của thực tiễn sản xuất, của nông dân, thường xuyên cập nhật các tiến bộ khoa học công nghệ và các điển hình tiên tiến. Phải kết hợp chặt chẽ giữa 3 lĩnh vực hoạt động chính của công tác khuyến nông là: (i) thông tin, tuyên truyền; (ii) đào tạo, huấn luyện; (iii) xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn. Phải chú trọng cả việc chuyển giao khoa kỹ thuật và bồi dưỡng kiến thức sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin thị trường cho nông dân. Trong từng lĩnh vực phải đa dạng hóa hình thức thực hiện để phù hợp với đối tượng, nội dung và môi trường hoạt động cụ thể. Nhưng nguyên tắc chung là phải coi nông dân là chủ thể, khuyến khích và tạo điều kiện để nông dân chủ động, tự giác tham gia mọi hoạt động khuyến nông, cán bộ khuyến nông là người hướng dẫn, động viên, hỗ trợ, không làm thay nông dân.

          5. Phải kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động của hệ thống khuyến nông nhà nước và các tổ chức khuyến nông ngoài nhà nước, tăng cường hợp tác Quốc tế để huy động nhiều nguồn lực đầu tư, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hoạt động khuyến nông. Đồng thời cần có cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát để  đảm mọi hoạt động khuyến nông  đều  tuân thủ đúng pháp luật mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân./.    

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Tỉnh kết nghĩa Sê Koong (Lào): Phát động hưởng ứng ngày trồng cây Quốc gia
Dự án (VFBC): Tập huấn kỹ năng truyền thông về quản lý rừng bền vững
HỘI CHỢ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM
GÓC NHÌN VỀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ Kết quả thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2018 - 2023
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ MÀ COOIH – ĐÔNG GIANG
Quảng Nam chú trọng phát triển cây ăn quả ở miền núi, trung du
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI QUẢNG NAM
TẬP HUẤN: Tuyên truyền phổ biến Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2023
Hội thảo đánh giá tình hình xây dựng và hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng huyện Nam Giang và Nam Trà My
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ TRÀ SƠN, HUYỆN BẮC TRÀ MY
    
1   2   3   4   5   6  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006935531

    Lượt trong ngày 626
    Hôm qua: 5168
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 74
    Tổng số 6935531