Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Nông Sơn: Triển vọng từ mô hình trồng giống dâu mới
Người đăng: Võ Thị Nhung .Ngày đăng: 23/09/2021 16:34 .Lượt xem: 1746 lượt.
Mô hình trồng dâu giống mới nhằm khôi phục lại nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tại xã Quế Trung, huyện Nông Sơn cho kết quả khả quan, hứa hẹn nhiều triển vọng.

Thôn Đại Bình, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn có truyền thống trồng dâu nuôi tằm từ lâu đời. Qua thời gian, nghề này bị mai một dần do thiếu lao động, công hái dâu, cắt lá khá lớn, đầu ra của sản phẩm không ổn định, nguồn giống tằm khó khăn do phải nhập từ Lâm Đồng về...

 Nhằm từng bước tiếp cận, khôi phục lại nghề trồng dâu nuôi tằm; đẩy mạnh hợp tác, liên kết với người dân trong phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm thông qua mô hình liên kết, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giúp người nông dân yên tâm, ổn định sản xuất.  Từ năm 2020 đến nay, từ nguồn kinh phí chương trình sự nghiệp của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Nông Sơn phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Quế Trung  xây dựng mô hình trồng dâu giống mới  với  Qui mô trồng: 01 ha/06 hộ dân tham gia.

          Giống dâu tam bội S7-CB được chọn tạo tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng. Đây là giống dâu có khả năng kháng bệnh rỉ sắt rất tốt, ít bị sâu bệnh gây hại, lá to, dầy, năng suất có thể đạt trên 25 tấn/ha trong điều kiện thâm canh, phù hợp với nuôi tằm lớn. Tại Nông Sơn, cây dâu được đưa về trồng từ tháng 10/2020. Sau 05 tháng trồng cây đã cho thu hoạch lá. Hiện nay cây dâu phát triển rất xanh tốt trên đất phù sa của thôn Đại Bình.



Sử dụng giống dâu mới S7-CB để nuôi tằm tại thôn Đại Bình, xã Quế Trung

        

          Ông Trần Kim Hổ cho biết: Ngày xưa trồng giống dâu địa phương chúng tôi tốn rất nhiều công hái, xắt nhỏ lá dâu cho tằm ăn. Từ khi trồng giống dâu mới S7-CB thì công hái dâu giảm gần một nửa do lá dâu to và dày, dễ hái, khi cho tằm ăn thì tằm ăn khỏe và không bị bệnh gì.



 
Lá của giống dâu mới S7-CB

          

          Ông Trần Văn Lưu – Giám đốc Trung tâm KTNN Nông Sơn cho biết: Qua 2 năm triển khai trồng dâu giống mới đã giảm đáng kể công lao động cho bà con, nhất là khâu hái và xắt lá dâu. Khi nghề trồng dâu nuôi tằm được phục hồi đã giảm được diện tích đất trống dọc bờ sông Thu Bồn, hạn chế xói lỡ khu vực ven sông do rễ cây dâu giữ đất rất tốt. Để giúp bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định, Trung tâm KTNN Nông Sơn đang kết nối với Công ty CP Tơ lụa Quảng Nam thu mua sản phẩm, hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nghề trồng dâu nuôi tằm, làm cơ sở để phát triển nhân rộng mô hình  trong thời gian đến.




 Cây dâu S7-CB được trồng trên đất Đại Bình - huyện Nông Sơn

Trong điều kiện hiện nay, sản xuất nông nghiệp phải lấy giá trị và hiệu quả kinh tế làm mục tiêu hướng đến. Đồng thời phải gắn với mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới là cần thiết. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khôi phục ngành nghề sản xuất truyền thống nhất là nghề trồng dâu nuôi tằm là hết sức cần thiêt, nhằm tăng giá trị trên đơn vị diện tích góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và phục vụ cho du lịch./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin cũ hơn:
Bộ NN&PTNT: Hội nghị chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô, đỗ tương và các cây trồng khác
Tinh Hoa Lãnh đạo
Giải pháp phòng và trị men gan cao dịp tết
THÔNG BÁO Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường nước và mầm bệnh trên cá nuôi lồng tại các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Tháng 9)
Cảnh báo khô hạn và xâm nhập mặn tháng 7/ 2019
Hội thảo “Kết nối thị trường sản xuất cây dược liệu” và tổng kết dự án “Cải thiện sinh kế cho nông dân nghèo bằng cách áp dụng phương pháp trồng cây dược liệu và phát triển thị trường”.





Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00005361702

    Lượt trong ngày
    1873
    Tổng số
    5361702