Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TẠM THỜI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOAN ĐÀO (Prunus arborea (Blume) Kalkman)
Người đăng: Đặng Ngọc Sơn .Ngày đăng: 17/09/2021 10:40 .Lượt xem: 1979 lượt.
Hướng dẫn kỹ thuật tạm thời trồng và chăm sóc cây Xoan đào (Prunus arborea (Blume) Kalkman) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Ban hành kèm theo Quyết định số:428 /QĐ-SNN&PTNT ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam

I. GIỚI THIỆU

Xoan đào có tên khoa học là Prunus arborea (Blume) Kalkman và có tên đồng nghĩa là Pygeum arboreum Endl. ex Kurz, thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae).

Xoan đào là cây gỗ lớn, trong điều kiện tự nhiên cây có thể cao tới 22-25 m, đường 80-100 cm. Thân cây hình trụ, tròn thẳng, vỏ mỏng, nhẵn màu xám bạc, giác gỗ màu trắng. Gỗ Xoan đào có giác và lõi phân biệt, giác màu trắng hồng, lõi màu hồng nhạt, gỗ có khối lượng riêng (ở độ ẩm 12%) nhẹ (620kg/m3). Gỗ Xoan đào có độ bền cơ học trung bình, độ bền tự nhiên tốt và có vân thớ đẹp nên được sử dụng làm đồ mộc và phục vụ xuất khẩu Xoan đào có v ng phân bố tự nhiên rất rộng, có thể gặp ở hầu hết các tỉnh từ miền Bắc đến các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, thường gặp Xoan đào mọc tự nhiên trong rừng thứ sinh. Đây là loài cây sinh trưởng nhanh, nếu được trồng thâm canh sau đến 1 năm trồng có thể cho khai thác gỗ. Vì vậy, loài cây này có thể trồng được ở nhiều vùng sinh thái và rất có triển vọng cho trồng rừng kinh doanh gỗ lớn ở nước ta.

Hiện nay nhu cầu trồng rừng Xoan đào ở các địa phương trong cả nước tương đối lớn Tuy nhiên, năng suất, chất lượng một số rừng trồng Xoan đào hiện có ở các địa phương đạt chưa cao Nguyên nhân chính là do chưa có hướng dẫn kỹ thuật (HDKT) trồng rừng thâm canh để các chủ rừng áp dụng. Hiện nay, các chủ rừng vẫn đang trồng rừng Xoan đào theo phương thức quảng canh.

HDKT này được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh Xoan đào cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc được triển khai trong giai đoạn 2017-2021.

II. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mục tiêu

HDKT này quy định các biện pháp kỹ thuật trồng cây Xoan đào phục vụ cho công tác trồng rừng, phát triển rừng theo các Chương trình trồng và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

2 Nội dung

HDKT này hướng dẫn các bước kỹ thuật trồng rừng Xoan đào, bao gồm các khâu như sau:

-   Chọn nơi trồng rừng phù hợp;

-   Làm đất;

-   Bón lót phân;

-   Mật độ trồng;

-   Phương thức trồng;

-   Thời vụ trồng;

-   Tiêu chuẩn cây giống trồng rừng;

-   Trồng cây và trồng dặm;

-   Chăm sóc rừng trồng;

-   Bảo vệ rừng trồng.

3.  Đối tượng và phạm vi áp dụng

Hướng dẫn kỹ thuật này áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trồng rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

III.   KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG

1. Chọn nơi trồng:

Nơi trồng rừng Xoan đào thích hợp là những nơi có các điều kiện như sau:

- Đất trên đồi hoặc núi, ở nơi có cây bụi và cây gỗ tái sinh;

- Đất sau khai thác rừng trồng các loài keo lai, keo tai tượng;

- Là đất ferralit nâu vàng hoặc nâu xám;

- Đất còn tốt, ẩm, tầng dày trên 1m, thoát nước, không có đá lẫn;

2. Làm đất:

- Cuốc hố với kích thước hố là dài x rộng x sâu = 40cm x 40cm x 40cm;

- Hố được cuốc trước khi trồng từ 1 đến 15 ngày;

3. Bón lót phân:

-   Bón lót bằng phân NPK tỷ lệ 16:16:8 với liều lượng là 200g/hố;

-   Trước khi bón phân cần lấp lớp đất mặt xuống hố với chiều cao khoảng 1/2 hố, sau đó cho phân xuống rồi trộn đều đất và phân;

-   Tiếp tục lấp đất đầy hố bằng lớp đất mặt xung quanh miệng hố;

- Bón lót phân được thực hiện trước khi trồng từ 1 đến 15 ngày;

 4. Chọn mật độ trồng:

Trồng rừng Xoan đào với mật độ thấp để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng nhanh về đường kính, tùy theo mục đích có thể chọn một trong hai loại mật độ trồng, cụ thể như sau:

-   830 cây/ha (cự ly hàng cách hàng 4 m và cây cách cây trên hàng 3m);

-   1100 cây/ha (cự ly hàng cách hàng 3 m và cây cách cây trên hàng 3m).

5. Phương thức trồng:

   Xoan đào có thể trồng theo một trong các phương thức như sau:

-   Trồng thuần loài Xoan đào;

-   Trồng hỗn loài theo tỷ lệ 1:1 với các loài cây khác có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn hoặc tương đương như keo tai tượng (Acacia mangium Wild), Chò nâu (Dipterocarpus retusus)... Phương thức trồng hỗn loài có thể trồng hỗn loài theo hàng (nghĩa là cứ 1 hàng Xoan đào rồi đến 1 hàng cây loài khác) hoặc hỗn loài theo cây trên hàng (nghĩa là trên mỗi hàng cứ trồng 1 cây Xoan đào rồi đến 1 cây loài khác);

-   Trồng Xoan đào theo phương thức làm giàu rừng cho các trạng thái rừng tự nhiên nghèo kiệt với chiều rộng băng chặt để trồng Xoan đào bằng 1/3 chiều cao của tầng cây cao rừng tự nhiên nghèo kiệt và băng chừa cách nhau từ 20m đến 30 m, trong các băng chặt trồng 1 hàng cây Xoan đào với cự ly cây cách cây trên hàng là 4m;

6. Thời vụ trồng:

Thời vụ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của Xoan đào Vì vậy cần lựa chọn thời vụ trồng thích hợp với từng nơi trồng rừng, cụ thể là:

-    Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa ở từng vùng sinh thái; trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thích hợp nhất từ tháng 9 - 12.

-   Trồng cây vào ngày râm mát hoặc mưa phùn, không trồng cây vào ngày mưa to, gió lớn.

7. Tiêu chuẩn cây giống trồng rừng

Tùy theo từng phương thức trồng mà lựa chọn tiêu chuẩn cây con cho phù hợp, cụ thể là:

   - Với phương thức trồng thuần loài hoặc hổn  loài chọn cây con đủ tiêu chuẩn để trồng rừng là cây được nuôi trong vườn ươm từ 1 đến 15 tháng tuổi, có đường kính gốc từ 0,4 đến 0,7cm, chiều cao vút ngọn từ 50 đến 70cm;

- Đối với phương thức trồng làm giàu rừng thì chọn cây con từ 1 đến 18 tháng tuổi, đường kính gốc từ 0,6 đến 0,8cm, chiều cao vút ngọn từ 70 đến 90cm;

-  Cây giống đem trồng rừng cho các phương thức là cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh, không bị cụt ngọn và đã được đảo bầu, dừng tưới phân trước khi mang đi trồng 1 tháng và được dỡ bỏ toàn bộ dàn che từ 1,5 đến 2 tháng.

8. Trồng cây:

Sau khi đã cuốc hố và bón lót, nếu thời tiết thuận lợi thì tiến hành trồng rừng theo kỹ thuật sau:

- Mỗi hố trồng một cây bằng cách cuốc một lỗ ở giữa hố, có chiều rộng lớn hơn đường kính túi bầu ươm cây và chiều sâu bằng chiều cao của túi bầu ươm cây;

-    Rạch bỏ túi bầu, đặt cây theo chiều thẳng đứng vào giữa hố rồi lấp đất kín quanh bầu cây và lấy tay ấn nhẹ đất quanh bầu, tránh làm vỡ bầu;

9. Trồng dặm:

- Để đảm bảo tỷ lệ sống cho rừng năm thứ nhất đạt trên 90%, sau khi trồng 1 tháng tiến hành trồng dặm đến 3 lần;

- Tiêu chuẩn cây trồng dặm đạt yêu cầu như cây trồng lần đầu; - Kỹ thuật trồng dặm như  kỹ thuật trồng lần đầu ở mục 8.

10. Chăm sóc rừng trồng:

   Rừng trồng Xoan đào được chăm sóc trong 3 năm đầu, cụ thể là:

- Năm thứ nhất: sau khi trồng 3 tháng sẽ chăm sóc lần 1 và định kỳ cứ 2 - 4 tháng tiếp theo sẽ chăm sóc lại cho rừng trồng. Khi chăm sóc cho rừng trồng tiến hành phát dọn sạch thực bì theo hàng với chiều rộng cần phát cách hàng cây trồng về mỗi phía là 1m, phần thực bì còn lại giữa các hàng cây trồng để giữ ẩm và che sáng cho cây trồng trong năm đầu để cây có tỷ lệ sống và sinh trưởng tốt hơn.

- Từ năm thứ 2 và 3 chăm sóc mỗi năm từ 2-4 lần. Khi chăm sóc cần phát sạch toàn bộ thực bì và xới đất quanh gốc cây trồng với đường kính xới từ 0,5-0,8m kết hợp bón thúc phân theo nhu cầu của cây vào lần chăm sóc thứ nhất với loại phân đơn chất với liều lượng như sau: năm thứ 1 bón từ 20g đến 40g N và từ 50 đến 80g P2O5; năm thứ 2 bón từ 50g đến 80g N và từ 100 đến 200 g P2O5 và năm thứ 3 bón từ 80g đến 100g N và từ 200g đến 300 g P2O5.

11. Bảo vệ rừng trồng:

- Trong các năm đầu từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 cần bảo vệ tốt cho rừng trồng, hông để gia súc (trâu, bò, dê, …) và người phá hoại;
- Đồng thời theo dõi rừng trồng định kỳ hàng năm, khi thấy xuất hiện các cây bị chết vì sâu, bệnh thì cần chặt bỏ các cây đó đem ra khu vực trống để khô và đốt;
- Ngoài ra cần bảo vệ rừng trồng Xoan đào hông để xảy ra cháy rừng./.




Nguồn tin: Sở Nông nghệp Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
TRIỂN KHAI DỰ ÁN TRỒNG CÂY ĐẢNG SÂM XEN NGÔ NẾP TẠI XÃ CH’ƠM
Triển vọng từ mô hình trồng cây Giổi lấy hạt
Các tin cũ hơn:
Năm 2016, hoàn thành trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Kỹ thuật trồng chuối mốc
Kỹ thuật trồng Lâm sản ngoài gỗ
Kỹ thuật trồng và khai thác cây Song mật
Canh tác nương rẫy bền vững
Kỹ thuật cải tạo vườn tạp
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ GÂY TRỒNG CÂY BỜI LỜI ĐỎ
Kỹ thuật trồng rừng keo lai nuôi cấy mô thâm canh
Bệnh Thán thư hại cây ăn quả và biện pháp xử lý
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoan ta - Tên khoa học: Melia azedarach L
    
1   2   3   4   5   6  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006802139

    Lượt trong ngày 4682
    Hôm qua: 6405
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 76
    Tổng số 6802139