Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Rừng ngập mặn với sinh kế cư dân ven biển huyện Núi Thành
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 09/07/2021 15:39 .Lượt xem: 1511 lượt.
Những năm gần đây, UBND huyện Núi Thành đã tích cực chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, địa phương thực hiện công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và lựa chọn giải pháp trồng rừng ngập mặn là nhiệm vụ then chốt, không chỉ bảo vệ môi trường lâu dài mà còn giúp người dân địa phương cải thiện sinh kế bền vững.



Hộ dân ở thôn Long Thạnh Tây đắp ụ trồng cây Đước giữa ao tôm
làm nơi trú ngụ cho con tôm vào mùa nắng nóng
 

Xã đảo Tam Hải thuộc huyện Núi Thành có tổng diện tích tự nhiên 1.332,17 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 251,36 ha, đất lâm nghiệp 80,43 ha, đất nuôi trồng thủy sản 192,26 ha, đất có mặt nước ven biển 318,87 ha và diện tích các loại đất khác là 489,25 ha.  Là một xã thuộc diện khó khăn do điều kiện đất đai, thổ nhưỡng cũng như chịu tác động trực tiếp của tình trạng biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng bất lợi. 
Không chấp nhận thực tế khách quan này, người dân xã đảo Tam Hải đã và đang cùng nhau chung lưng đấu cật, trồng và khôi phục lại hàng trăm ha rừng ngập mặn. Những cánh rừng được chăm sóc bởi sự đồng lòng của người dân trên đảo không những đã góp phần ngăn chặn sạt lở mà còn khôi phục lại hệ sinh thái biển, tạo sinh kế mới bền vững.

Từ bến đò của xã đảo Tam Hải, Đoàn công tác chúng tôi đi trên một chiếc ca nô tới Bãi Triều (Cồn Cát), Cồn Si và tới thôn Long Thạnh Tây, một ốc đảo nhỏ, nơi có những cánh rừng ngập mặn đang được hồi sinh mạnh mẽ. Rừng ngập mặn ở đây có hai loại cây chủ yếu là cây Mấm (đã được gây trồng cả 100 năm về trước) và cây Đước (mới được phục hồi gần 10 năm nay). Ở trên ốc đảo này, hàng chục ngàn cây Đước đã được người dân trong thôn trồng mới cách đây 4-6 năm, đang vươn lên xanh tốt trong làn nước biển. Đó là kết quả của quá trình thay đổi nhận thức của người dân về vai trò của rừng ngập mặn.

Các hộ dân Tổ 1 thôn Long Thạnh Tây gây trồng cây đước
để chống sạt lở bờ vuông nuôi tôm, cây trồng sinh trưởng tốt

Ông Trần Quốc Cường, một hộ dân sinh sống trên 20 năm ở thôn Long Thạnh Tây cho biết, những năm trước đây ốc đảo có tới vài chục héc ta diện tích rừng ngập mặn với những cây Mấm cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm. Nhưng do phát triển nuôi tôm trên cát nở rộ, người dân ở đây đã tự ý chặt phá nhiều diện tích rừng ngập mặn để làm ao nuôi tôm. Mất đi những cánh rừng ngập mặn nguyên sinh đã khiến sóng biển xâm thực ngày càng sâu vào khu vực dân cư sinh sống, và hệ sinh thái tự nhiên trên ốc đảo bị thay đổi, nhiều ao tôm của người dân phải bỏ hoang do dịch bệnh.
Ông Nguyễn Tấn Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Tam Hải cho biết, trước những tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, người dân đã nhận thức được vai trò của rừng đối với môi trường sống trên đảo. Thời gian tới, chính quyền xã tiếp tục tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân trồng thêm diện tích rừng ngập mặn, kết hợp với rừng phòng hộ để bảo vệ vùng đất của xã đảo, hàng năm xã Tam Hải luôn có phương án khôi phục diện tích rừng ngập mặn đã mất. Hiện nay, diện tích trồng mới rừng ngập mặn của xã Tam Hải được hơn 20ha, nâng tổng diện tích rừng ngập mặn trên đảo lên gần 70 ha, phân bố nhiều ở thôn Long Thạnh Tây, thôn Bình Trung và thôn Xuân Mỹ.


Rừng Đước gần 10 ha (Dự án CSR tài trợ) trồng mới năm 2014 ở xã Tam Hải, cây trồng và bộ rễ sinh trưởng tốt

Chung tay trồng, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng ngập mặn vừa góp phần chống sạt lở đất đai nhà cửa ven biển, vừa mang lại sinh kế mới do nguồn thủy sinh hồi phục và phát triển nhanh. Trồng rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo sinh kế bền vững cho các hộ dân sinh sống ở xã đảo Tam Hải nói riêng và các xã ven biển huyện Núi Thành nói chung. Đây vừa là mục tiêu trước mắt vừa là mục tiêu lâu dài được huyện Núi Thành quan tâm nhất./.



Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Quyết liệt ngăn chặn dịch Cúm A-H5N8 xâm nhiễm vào Quảng Nam
Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác cán bộ
Triển vọng mô hình nuôi cá Chim vây vàng ở xã Tam Hải - huyện Núi Thành
Ban hành Sổ tay kỹ thuật chăn nuôi gà theo hướng canh tác tự nhiên
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THIỆT HẠI, TỔN THẤT CHO VƯỜN CÂY ĂN QUẢ TRONG MÙA MƯA BÃO
ĐÔI ĐIỀU VỀ LOÀI BỌ XÍT HẠI CÂY ĂN QUẢ
Chi bộ Trung tâm Khuyến nông sinh hoạt Chuyên đề tháng 11/2021
Hội nghị tập huấn triển khai Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và PTNT gắn với định hướng phát triển bền vững
Tọa đàm trực tuyến về chính sách khuyến khích doanh nghiệp, HTX tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nông sản trong nước
Tam Kỳ: Đánh giá kết quả sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022, kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu 2022.
    
1   2   3   4   5   6  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006089804

    Lượt trong ngày 981
    Hôm qua: 3607
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 25
    Tổng số 6089804