Theo lãnh đạo Tập đoàn Cao su Việt Nam, những năm gần đây, giá mủ cao su giảm dẫn đến lợi nhuận chưa đạt như kỳ vọng. Diện tích đất nông nghiệp cũng bị thu hẹp do áp lực đô thị hóa, công nghiệp hóa. Ngoài ra còn có tình trạng thiếu hụt lao động thủ công…
Những khó khăn trên đòi hỏi Tập đoàn và các đơn vị thành viên phải có phương thức sản xuất thích ứng và ưu việt hơn. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng phù hợp.
Khi lợi thế cạnh tranh của cao su ngày càng giảm, mô hình trồng chuối xen canh vườn cao su ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, vừa giúp cao su phát triển nhanh vừa gia tăng hiệu quả sử dụng đất.
Tại tỉnh Bình Phước, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long đang sở hữu trang trại trồng chuối xen cao su rộng 180ha. Đến nay, chỉ có mô hình trồng xen canh chuối già Nam Mỹ giữa các lô cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản là hiệu quả nhất. Cứ giữa 2 hàng cao su trồng xen 1 hàng chuối, giúp tiết giảm nhân công chăm sóc cao su. Nhờ "hưởng ké" nguồn nước và phân bón cho cây chuối, cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản (6 năm tuổi trở lại) sẽ phát triển tốt hơn. Nhờ tận dụng phân, nước cho cây chuối, cây cao su phát triển nhanh hơn bình thường. Với khoản đầu tư cho vườn cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản hơn 50 triệu đồng/ha, thì nguồn lợi từ mô hình xen canh là nguồn đầu tư trở lại cho vườn cây cao su.
Mô hình trồng chuối xen cao su vừa tạo giá trị gia tăng trên 1 đơn vị diện tích đất vừa giúp cây cao su trồng xen phát triển tốt hơn cao su trồng chuyên canh, sản phẩm từ chuối Công ty hợp đồng liên kết tiêu thụ với một công ty khác để xuất khẩu chuối sang thị trường Hàn Quốc (lợi nhuận thu được từ 4-5 triệu đồng/ha/năm). Qua theo dõi, điều tra, đo đếm cho thấy: Cây cao su trồng xen chuối hàng năm có tốc độ tăng vanh (tăng chu vi thân cây) lên 1cm nhanh hơn so với vườn cao su trồng chuyên canh. Ông Lê Văn Vui - Tổng Giám đốc Công ty cho biết./.