Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Đẩy mạnh nuôi cá lồng bè trên hồ chứa theo hướng đa dạng các đối tượng mới và gắn với tiêu thụ sản phẩm
Người đăng: Nguyễn Thị Đồng .Ngày đăng: 12/04/2019 08:52 .Lượt xem: 2130 lượt.
Trong thời gian qua, với định hướng phát triển chung của ngành, nuôi cá lồng bè trên sông và các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện ở các địa phương phát triển khá mạnh về quy mô và hình thức, nhằm tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng dân cư và làm thay đổi bộ mặt ở vùng nông thôn.

Tỉnh Quảng Nam hiện có khoảng 5.000 ha diện tích nuôi thủy sản nước ngọt chủ yếu ở các hồ chứa mặt nước lớn, hồ thủy lợi, thủy điện và có các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi thủy sản nước ngọt và nuôi cá lồng bè. Trong thời gian qua, với định hướng phát triển chung của ngành, nuôi cá lồng bè trên sông và các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện ở các địa phương phát triển khá mạnh về quy mô và hình thức, nhằm tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện do bị mất đất sản xuất, từng bước giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng dân cư và làm thay đổi bộ mặt ở vùng nông thôn.

   Các mô hình nuôi cá lồng bè ở các địa phương trong tỉnh cũng đã hình thành mối liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị thu mua, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Nhờ đó, từ vài mô hình trình diễn đến nay toàn tỉnh đã có trên 500 lồng nuôi. Có các Hợp tác xã, Tổ hợp tác hình thành từ các mô hình nuôi cá lồng bè và đi vào hoạt động có hiệu quả.

   Song tiềm năng diện tích mặt nước có khả năng phát triển nuôi cá nước ngọt và nuôi lồng bè của tỉnh rất lớn, khoảng 12.850 ha diện tích mặt nước, nhưng hiện nay mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ so với tiềm năng diện tích mặt nước hiện có (diện tích mặt nước đưa vào nuôi lồng khoảng 1.250 ha, tổng thể tích lồng nuôi 31.500 m3, sản lượng cá lồng bè nước ngọt hàng năm khoảng 2.000 tấn/năm).

   Mặt khác, các đối tượng nuôi lồng chính chủ yếu tập trung ở các đối tượng cá truyền thống như cá diêu hồng, rô phi, trắm cỏ, trê lai, cá tra... có giá trị kinh tế không cao và nuôi có lãi thấp, thị trường tiêu thụ còn khó khăn chưa ổn định; một vài đối tượng có giá trị kinh tế khác như cá leo, cá lăng, cá thát lát cườm, cá chình… được đưa vào nuôi nhưng không đáng kể, quy mô nhỏ lẻ, thiếu bền vững chưa tương xứng với tiềm năng diện tích mặt nước của địa phương. Hầu hết người dân nuôi cá lồng bè các đối tượng mới trong quá trình nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, còn thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật. Năng suất nuôi lồng vẫn còn thấp do sản xuất chưa gắn với tiêu thụ sản phẩm, trung bình các đối tượng nuôi như cá thát lát cườm, lăng nha, cá chình... đạt năng suất 10 - 15 kg/m3.

    Các mô hình nuôi cá lồng bè còn nhiều tồn tại: Người dân quanh hồ phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, kỹ thuật nuôi cá lồng bè còn nhiều hạn chế, kinh tế khó khăn. Người dân chưa được hướng dẫn, tham quan học tập, tư vấn về kỹ thuật thiết kế lồng nuôi mới, nên không đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật. 

   Tuy vậy, trong thực tế hiện nay nhận thấy rằng, nuôi cá lồng bè cũng đã từng bước phát triển theo hướng đa dạng hóa đối tượng, chuyển đổi các đối tượng mới, có giá trị kinh tế cao, thủy đặc sản như cá thát lát cườm, cá leo, cá lăng, cá chình... để tạo ra nguồn sản phẩm đa dạng, có chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, nâng cao năng suất, giá trị là hướng đi cần thiết. Hơn nữa, xu hướng phát triển nuôi cá lồng bè, nhất là các đối tượng có giá trị kinh tế cao, thủy đặc sản và nhu cầu tiêu thụ còn rất lớn. Mặt khác, công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng này bằng lồng bè cũng đã được các Viện, Trường nghiên cứu thành công, đã hoàn thiện quy trình công nghệ, bên cạnh đó Trung ương và Ngành nông nghiệp các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã xây dựng các dự án, mô hình đạt kết quả khá tốt và chuyển giao cho nhiều tỉnh, áp dụng nuôi đem lại hiệu quả.

Quảng Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi mặt nước lớn. Loại hình mặt nước lớn có lợi thế trong phát triển nuôi theo nhiều hình thức khác nhau và có thể đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên hồ chứa. Nuôi trồng thủy sản trong các hồ chứa có ưu điểm là khi nuôi với mật độ và phương thức nuôi phù hợp thì sẽ có tác dụng cải tạo môi trường và cung cấp nguồn thực phẩm sạch, chất lượng tốt cùng với cảnh quan vùng hồ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Đối với những hồ chứa thủy lợi, thủy điện > 500 ha, có diện tích lòng hồ lớn còn có thể tiến hành thả bổ sung cá giống, các loài đặc hữu của địa phương nhằm bảo vệ các loài thủy đặc sản, đặc hữu của địa phương, cho người dân địa phương khai thác phù hợp để tạo sinh kế, ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư quanh hồ.

Các huyện có diện tích mặt nước lớn lớn như: Phú Ninh 3.433 ha, Bắc Trà My 2.152 ha, Nam Giang 1.565 ha, Phước Sơn 1.039 ha, Đông Giang 954 ha, Nông Sơn 550 ha, Đại Lộc 840 ha. Các hồ đưa vào nuôi lồng bè như Sông Tranh 2 - Bắc Trà My, A Vương, Sông Bung, Sông Kôn 2 - Đông Giang, Đăk Mi 4 - Phước Sơn, Khe Tân - Đại Lộc, Phước Bình, Trung Lộc - Nông Sơn…

   Trong xu hướng phát triển những năm đến cần đẩy mạnh nuôi cá lồng bè trên hồ chứa theo hướng đa dạng hóa đối tượng mới và gắn với tiêu thụ sản phẩm là cần thiết và phải tiếp tục phát triển sâu, rộng trên địa bàn các huyện trong tỉnh để truyền tải những tiến bộ kỹ thuật mới về nuôi cá lồng bè đến người dân khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng tái định cư quanh các hồ thủy điện lớn, sẽ quyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, thay đổi cơ cấu sản xuất, cải thiện đời sống cho người nông dân góp phần xây dựng nông thôn mới, tạo ra sản phẩm có giá trị tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

   Để nuôi cá lồng bè trong các lòng hồ thủy lợi, thủy điện phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, các địa phương cần triển khai thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách về khuyến khích phát triển, hỗ trợ sản xuất nuôi trồng thủy sản của Trung ương, của tỉnh; Các công ty quản lý các công trình thủy điện tạo điều kiện cho bà con cư dân sinh sống quanh khu vực lòng hồ được khai thác, sử dụng một phần diện tích mặt nước lòng hồ để phát triển nuôi cá lồng bè, góp phần cải thiện sinh kế, giúp chuyển đổi cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp cho người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện; Đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, phát triển sản xuất các giống mới, giống đặc sản, đặc hữu, áp dụng các quy trình tiên tiến, công nghệ sinh học vào sản xuất, bảo quản, chế biến; Tận dụng điều kiện lợi thế vùng miền để quy hoạch, tổ chức lại sản xuất, để giải quyết mối quan hệ hài hòa, đảm bảo cân bằng trong sản xuất, đa dạng hóa đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, thủy đặc sản và kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ, đầu tư thúc đẩy sản xuất, gắn với việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo được bước phát triển mới trong lĩnh vực nuôi cá lồng bè và nuôi thủy sản của tỉnh nhà.

Nguồn tin: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Triển khai dự án khuyến nông trung ương “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Kiểm tra, đánh giá dự án khuyến nông trung ương năm 2019
Hiệu quả mô hình nuôi cá diêu hồng lồng bè trên hồ thủy điện
Các tin cũ hơn:
HIỆU QUẢ VIỆC NUÔI CÁ DIÊU HỒNG TRONG AO NƯỚC LỢ
Điện Bàn: Triển khai mô hình "Nuôi lươn trong bể xi măng"
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình nuôi cá diêu hồng lồng theo hướng VietGAP
Hiệu quả từ mô hình nuôi cá Lăng nha bằng lồng trên sông và hồ chứa
Nuôi cá lồng bè trên lòng hồ Sông Tranh 2
Ứng dụng công nghệ PU Foam trong hầm bảo quản sản phẩm trên tàu dịch vụ hậu cần nghề cá
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ làm chính trong ao
Thành công bước đầu nuôi cua thương phẩm từ cua bột trong ao nước lợ
Điện Bàn: Hội thảo mô hình nuôi ghép cá rô phi đầu vuông là đối tượng chính
Hội thảo mô hình cá Lăng nha lồng bè trên hồ chứa
    
1   2   3  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006830709

    Lượt trong ngày 4127
    Hôm qua: 5544
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 75
    Tổng số 6830709